221
1601
Bình luận quốc tế
binhluan
/thegioi/binhluan/
220621
Những ngày "Siêu Thứ Ba" ở Mỹ
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Những ngày 'Siêu Thứ Ba' ở Mỹ
,

(VietNamNet) - Người Trung Quốc thường hay thêm tiền tố "đại" vào các từ: Đại Vương,  Đại Lễ đường, Đại lục, đại nhân, đại tửu lầu...Người Mỹ thì lại thích dùng tiền tố super (siêu): siêu nhân, siêu thị, siêu sao, siêu mẫu...Trong số các từ được thêm tiền tố siêu có cả từ "siêu Thứ Ba" (Super Tuesday).

Các ứng viên đảng Dân chủ tranh luận trực tiếp trước ngày "siêu Thứ Ba"

Nếu như trong năm 2004 nước Mỹ có một "siêu  sự kiện" là cuộc bầu cử tổng thống thì ngày hôm nay (2/3) chính là một trong "siêu Thứ Ba" đó. Nước Mỹ có truyền thống chọn ngày tổ chức các hoạt động theo ngày trong tuần, ví dụ ngày Thứ Ba đầu tiên của tháng 3, ngày Thứ Ba đầu tiên của tháng 11...Hôm nay, bốn ứng viên còn lại của đảng Dân chủ là Thượng nghị sĩ John Kerry, Thượng nghị sĩ John Edwards, Hạ nghị sĩ Kucinich, nhà hoạt động nhân quyền Sharpton sẽ bước vào cuộc đấu quyết định qua các cuộc bầu cử sơ bộ diễn ra đồng thời trên 10 bang rất trọng yếu là California, Connecticut, Maryland, Massachusetts, New York, Ohio, Rhode Island, Vermont, Georgia và Minnesota. Để được Hội nghị toàn quốc đảng Dân chủ (họp từ ngày 26/7đến 29/7 tại Boston) lựa chọn làm ứng viên duy nhất chạy đua với đối thủ thuộc đảng Cộng hoà - đương kim Tổng thống G. Bush, các ứng viên phải giành được ít nhất 1/2 trong số 4.322 đại cử tri, được chọn ra từ các cuộc bầu cử sơ bộ tại 51 bang của Hoa Kỳ.  Mười bang  trên là những bang đông dân nên có quyền lựa chọn đến 1.150 đại cử tri tức /4 trong tổng số đại cử tri. Ai thắng cuộc trong ngày hôm nay cũng gần như nắm phần thắng chung cuộc trong cuộc đua đường trường này, chính vì thế mà có khái niệm "siêu Thứ Ba".

Có một điều là mặc dù hôm nay vẫn là một "siêu Thứ Ba", nhưng so với mọi kỳ bầu cử trước, độ "siêu" xem ra kém nhiều. Còn nhớ, vòng sơ bộ bầu ứng viên của đảng Dân chủ khởi đầu rất rầm rộ với 9 người tham gia cuộc đua. Hầu như tất cả các phương tiện thông tin đại chúng ở Mỹ đều dự báo, vòng đấu loại sẽ diễn ra rất quyết liệt và ứng viên sáng giá nhất là TNS Howard Dean. Tuy nhiên thực tế diễn ra hoàn toàn không phải như vậy. Chỉ qua vài vòng, những dự báo ấy đã mất hết giá trị. Ông Howard Dean không giành được thắng lợi nào và đành ngậm ngùi rời cuộc đua, trong khi TNS John Kerry- một ứng viên không được đánh giá cao từ đầu- thắng hết ở bang này đến bang khác. Trước ngày "siêu Thứ Ba", ông Kerry đã giành chiến thắng ở 19 trên tổng số 21 bang với 754 đại cử tri. Hiện nay, chỉ còn lại một ứng viên duy nhất có khả năng đe doạ ông Kerry là TNS John Edwards, nhưng ông này mới chỉ giành được 220 đại cử tri. Nhiều người cho rằng ông Edwarrd chỉ có thể gây khó khăn cho ông Kerry chứ không thể ngăn cản được bước chạy nước rút của ông này. Điều này là có lý nếu như nhìn lại bước khởi đầu ấn tượng của vị TNS đến từ bang Massachusetts này. Điều đáng nói không phải là số phiếu giành được mà là cái cách mà ông Kerry giành chiến thắng. Giờ đây hầu như toàn bộ phe Dân chủ đều cho rằng, chỉ có ông Kerry mới có cơ may giành thắng lợi trước đương kim Tổng thống G. Bush. Mà mục tiêu tối thượng của đảng Dân chủ lại là hạ bệ Tổng thống Bush, vì thế, có thể rất nhiều người dù không ủng hộ J. Kerry cũng quay sang bỏ phiếu cho ông. Đến hôm nay, các nhà phân tích đã hầu như không nói đến chuyện ai thắng trong ngày "siêu Thứ Ba" mà chủ yếu nói đến việc ông Kerry sẽ thắng như thế nào và gặp khó khăn gì trong chiến thắng này. Các hãng tin lớn của Mỹ đã không còn dành quá nhiều sự chú ý cho sự kiện này như cách đây một tháng. Cuộc đua  tại vòng loại không còn quá gay cấn nữa nên người ta ít bàn đến hơn. Âu đó cũng là một đặc điểm của nước Mỹ, nơi mọi hoạt động đều buộc phải có yếu tố "show" (trình diễn). Bây giờ nhiều người Mỹ đã nghĩ đến vòng chung kết giữa ứng viên John Kerry của đảng Dân chủ và "siêu ứng viên" đảng Cộng hoà là đương kim Tổng thống Bush. Cho đến giờ phút này, khả năng giành chiến thắng của hai đối thủ này là ngang nhau, thậm chí ông Kerry còn nhỉnh hơn. Tuy nhiên, hiện còn quá sớm để đưa ra các dự báo về hiệp đấu đó. Từ nay đến đó còn những 8 tháng nữa, mà ở một đất nước công nghiệp như Hoa Kỳ, 8 tháng là một quãng thời gian quá dài.

Ngày diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay (2/11) cũng là Thứ Ba. Chắc chắn, đó sẽ là một ngày "siêu Thứ Ba" với đầy đủ tính chất "siêu" như người Mỹ vẫn thường hình dung.

     . Lại Vĩnh Mùi

 

 

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,