221
1601
Bình luận quốc tế
binhluan
/thegioi/binhluan/
225254
Cuộc “cách mạng hiến pháp” ở Trung Quốc
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Cuộc “cách mạng hiến pháp” ở Trung Quốc
,

(VietNamNet) - Những ngày này có lẽ sẽ là một trong những kỳ họp quan trọng nhất của Quốc hội Trung Quốc vì cho thấy Trung Quốc cụ thể hoá thuyết “Ba đại diện” và tiến hành thực hiện chúng như thế nào.

Họp Quốc hội

Sửa đổi Hiến pháp là nội dung quan trọng nhất ở kỳ họp lần này. Nó được chú ý đến mức gạt cả báo cáo thành tích năm làm thủ tướng đầu tiên của ông Ôn Gia Bảo và việc công bố ngân sách quốc phòng trước cuộc bầu cử và trưng cầu dân ý ở Đài Loan, cho dù đây đâu phải là lần đầu tiên Trung Quốc soạn thảo lại và sửa đổi Hiến pháp. Từ khi ban hành bản Hiến pháp tháng 9 năm 1954 đến nay, Trung Quốc đã 4 lần soạn lại Hiến pháp và chỉ riêng từ năm 1988 đến nay đã sửa đổi Hiến pháp 4 lần. Bởi vậy, điều đáng chú ý ở lần này không phải là sửa đổi Hiến pháp, mà là nội dung sửa đổi để thực hiện các quyết định của Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 16 hồi cuối năm 2002: Lần đầu tiên kể từ khi thành lập nước năm 1949, Trung Quốc sẽ ghi trong Hiến pháp quy định “nhà nước bảo vệ tài sản tư nhân hợp pháp” và cả “nhà nước tôn trọng và bảo vệ nhân quyền”.

 

Đúng là bối cảnh tình hình thế giới mới và mục tiêu phát triển của Trung Quốc đặt ra đối với cả Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng như hệ thống chính quyền nhà nước Trung Quốc những vấn đề mới mà sửa đổi Hiến pháp theo hướng như trên vừa tạo cơ sở cho các cơ quan luật pháp, vừa phát đi tín hiệu chính trị đối với người dân Trung Quốc và các đối tác bên ngoài của Trung Quốc. Những mục tiêu lớn đã được đặt ra, những phức tạp trong môi trường đối ngoại và những khó khăn về chính trị, kinh tế và xã hội nội bộ đặt đảng cầm quyền trước những thách thức to lớn.   Thuyết “Ba đại diện” là một cố gắng nhằm vừa đối phó với chúng, vừa đón bắt những thách thức mới đối với vai trò và vị thế lãnh đạo của đảng cầm quyền trong hệ thống chính trị và xã hội ở Trung Quốc. Lý do của cuộc “cách mạng Hiến pháp” của Trung Quốc chính ở chỗ đó.

 

Những sửa đổi Hiến pháp như trên cho thấy cho dù Trung Quốc có gọi mô hình và mục tiêu của mình  như thế nào đi chăng nữa thì vẫn không ngoài định hướng vào kinh tế thị trường và duy trì môi trường đối ngoại yên ổn và thuận lợi. Những thành tựu phát triển của Trung Quốc cho tới nay thật ấn tượng, nhưng mặt trái của chúng cũng ngày càng bộc lộ như khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, tham nhũng, thất nghiệp, môi trường hay di chuyển dân cư mà chưa phải tất cả đều đã được kiểm soát, ảnh hưởng tiêu cực trước hết đến cuộc sống của gần 700 triệu nông dân và 100 triệu công nhân phiêu bạt. Cuộc “cách mạng Hiến pháp” cũng còn nhằm tạo tiền đề cho những chính sách mới giải quyết những vấn đề ấy.

 

  . Lục Quán Anh

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,