221
1601
Bình luận quốc tế
binhluan
/thegioi/binhluan/
713188
Phép màu nào cho kinh tế Mỹ?
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Phép màu nào cho kinh tế Mỹ?
,

Trong những bộ phim khoa học viễn tưởng, không có khó khăn nào lớn đến mức không thể vượt qua. Những khoa học gia siêu phàm với quyết tâm mạnh mẽ luôn tìm được một phương cách nào đó làm chệch hướng các thiên thể trước khi chúng kịp va vào trái đất.

 

Còn trong thế giới thực, những vấn đề gây thoái chí thường dễ bị làm ngơ đến tận khi xảy ra rắc rối.

 

Những con đê thiếu kiên cố ở New Orleans và những hòn đảo vốn đã bị hư mòn nằm gần thành phố này là một ví dụ đau thương. Khoản nợ ngày càng lớn của nền kinh tế Mỹ với phần còn lại của thế giới cho ta một ví dụ khác.

 

Soạn: AM 568555 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Tài sản thuộc sở hữu của HK ở hải ngoại ít hơn nhiều so với tài sản người nước ngoài sở hữu trên đất Mỹ. Nguồn: Bộ Thương mại HK & WSJ.
Mới chỉ 20 năm về trước, nước Mỹ là một chủ nợ. Nhưng giờ đây, người khổng lồ này đang trở thành một "siêu cường vay nợ". Hoa Kỳ đang vay của thế giới 2,5 ngàn tỷ đô-la [nếu so sánh chi ly những tài sản của nước Mỹ ở hải ngoại với giá trị tài sản thuộc sở hữu nước ngoài trên đất Mỹ]. Năm nay, Mỹ đã vay nước ngoài với tổng trị giá tương đương 6% sản lượng hàng hoá và dịch vụ của mình, một con số lớn nhất trong vòng 135 năm qua.

 

Tình trạng này sẽ tiếp diễn như vậy mà không gây khó khăn hay đổ vỡ rõ ràng nào đối với nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, ít có kinh tế gia nổi tiếng, quan chức tài chính hay ngân hàng trung ương nào nghĩ rằng nước Mỹ có thể tiếp tục vay nợ thêm nữa. "Mặc dù lúc này hay lúc khác, trạng thái dễ chịu này vẫn được duy trì, nó sẽ không thể kéo dài mãi. Và việc dự tính thời điểm mà nó có thể kết thúc là một "thử nghiệm" vẫn chưa được tiến hành," Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nhận xét một cách tế nhị như vậy.

 

Những bước đi cần thiết để chấm dứt sự phụ thuộc ngày một sâu hơn của Mỹ vào các quỹ dự trữ châu Á và châu Âu xem ra không hấp dẫn đối với cả phía các con nợ lẫn người cho vay. [ Điều này rất dễ nhận thấy trong trường hợp tăng thuế ở Mỹ và thả nổi đồng nhân dân tệ của Trung Quốc.] Những dự đoán rằng tình trạng này sẽ chấm dứt trong sự khủng khoảng của đồng đô-la hay sự kết thúc chóng vánh đối với tham vọng của nước khác về những khoản nợ của Hoa Kỳ cho đến nay đều không đúng. Sự kết hợp hai yếu tố trên đã tạo ra cả sự thoả mãn lẫn bất bình trong chính giới Hoa Kỳ và các thị trường tài chính.

 

Căn bệnh tiêu dùng

 

Soạn: AM 568577 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Thói quen tiêu dùng quá mức đang là một "vấn đề" của nền kinh tế Mỹ

Nước Mỹ đã tiêu dùng nhiều hơn thu nhập của họ. Đất nước này đầu tư nhiều hơn tiết kiệm, mua sắm nhiều hơn sản xuất. Và nhiều hơn thế. Trong khi đó, phần còn lại của thế giới đang làm điều ngược lại, xuất khẩu của họ vượt qua sản lượng và tiết kiệm của Hoa Kỳ. Thậm chí Trung Quốc, nước có "lý do chính đáng" để đầu tư trong nước nhằm nâng cao mức sống của người dân, cũng đổ tiền đầu tư vào Mỹ. Nhưng liệu điều này sẽ diễn ra mãi?

 

Rủi ro tiềm ẩn

 

Khi nền kinh tế thế giới mất cân đối, chắc chắn sẽ xuất hiện những nhân tố thiết lập lại sự thăng bằng. Ngay cả những người không tin rằng tình trạng trên sẽ kết thúc một cách kinh hoàng cũng phải tỏ ra lo lắng về xu hướng hiện nay. Gregory Mankiw, một nhà kinh tế tại Đại học Harvard người vừa kết thúc vai trò lãnh đạo Hội đồng cố vấn kinh tế của Nhà Trắng, dự đoán rằng "điều này sẽ diễn ra tương đối êm thấm."  Tuy nhiên, ông ta nói thêm rằng sự phụ thuộc vào tài chính của nước ngoài báo hiệu một "tương lai kém thịnh vượng hơn" đối với nước Mỹ. Hoặc là nước ngoài sẽ quyết định giữ lại nhiều tiền hơn và khiến Mỹ phải cắt giảm những khoản đầu tư cần thiết để khuyến khích sự tăng trưởng trong dài hạn, hoặc họ sẽ tiếp tục cho Mỹ vay, và rồi giành lấy phần bánh to hơn bao giờ hết trong lợi nhuận tương lai của Hoa Kỳ.

Kết quả thống kê của chính phủ Hoa Kỳ như một lời cảnh báo. Trong nhiều năm, nước Mỹ đã đạt được doanh thu nhiều hơn từ các nhà máy, bất động sản, cổ phiếu và tài khoản ngân hàng mà họ sở hữu ở ngoại quốc hơn những nhà đầu tư nước ngoài kiếm được từ những khoản đầu tư lớn hơn trên đất Mỹ. Nước Mỹ, vốn được xem như là một thị trường tiền tệ an toàn đối với phần còn lại của thế giới, xem ra giờ đây chỉ giúp đem lại những khoản lợi nhuận tuy an toàn nhưng khiêm tốn. Năm ngoái, lượng vốn đầu tư nước ngoài mà Hoa Kỳ nhận được nhiều hơn lượng vốn nước này đầu tư ra hải ngoại là 36 tỷ đô-la. Nhưng thặng dư đang co lại một cách đáng kể do các nhà đầu tư nước ngoài đang thâm nhập quá sâu vào nền kinh tế Mỹ. Trong quý hai, thặng dư đã rớt xuống còn 1 tỷ đô-la.

Cần một phép màu?

Những quốc gia khác cần phải tăng trưởng nhanh hơn Mỹ nên họ tiêu dùng hàng hoá do mình làm ra nhiều hơn và cũng huy động mạnh hơn những khoản tiết kiệm nội địa. Vì thế, việc duy trì một đồng đô-la yếu hơn và một đồng nhân dân tệ mạnh hơn, với họ, là một giải pháp. Nếu các nền kinh tế khác tăng trưởng kém, Mỹ cũng sẽ chịu tác động tiêu cực - tỷ lệ lãi suất tăng lên, thị trường chứng khoán suy giảm, chấm dứt sự nở rộ của thị trường nhà đất hay thuế khoá sẽ tăng - khiến nền kinh tế nước này rơi vào tình trạng trì trệ và, đương nhiên, nhu cầu về hàng hoá và dòng vốn nước ngoài sẽ suy giảm.

Nước Mỹ đã từng trải qua điều này và họ biết chuyện gì đang đến, chỉ có điều là nó sẽ đến ra sao và vào thời điểm nào mà thôi. Vào cuối những năm 1980, các khoản vay nước ngoài của Mỹ tăng vọt khi sự tăng trưởng kinh tế của nước này vượt xa so với các nước khác, một đồng đô-la mạnh đã khiến cho hàng hoá nhập khẩu trở nên rẻ hơn trong khi thâm hụt ngân sách gia tăng. Sau đó, đồng đô-la trượt giá, thị trường chứng khoán suy giảm và suy thoái kinh tế đã hạn chế nhu cầu nhập khẩu của nước Mỹ.

Như nhà kinh tế trưởng của Barclays Capital, ông Laurence Kantor, đã nói, chỉ có sự thống nhất không báo trước của nước Đức đã ngăn cản một sự suy thoái toàn cầu sâu hơn; nó khiến chính phủ Đức thi hành một chính sách tài khoá đáng khích lệ một cách vô tiền khoáng hậu.

Chờ đợi một sự thần kỳ như vậy là thiếu khôn ngoan trong trường hợp của nước Mỹ hiện nay.

  • Bùi Quang (tổng hợp)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,