221
1601
Bình luận quốc tế
binhluan
/thegioi/binhluan/
873734
Tại sao người Iraq lạnh lùng trước báo cáo Baker?
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Tại sao người Iraq lạnh lùng trước báo cáo Baker?
,

Bởi một lẽ đơn giản, báo cáo của Nhóm nghiên cứu Iraq không có gì mới và nó chỉ báo hiệu một thảm cảnh đối với người Iraq.

Soạn: HA 978907 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Tình hình an ninh ở Iraq ngày một tồi tệ.

Chắc chắn chẳng một ai đang sống ở Iraq cần một uỷ ban lưỡng đảng ở tận Washington để nói cho họ biết, thứ nhất tình hình ''rất tồi tệ và nguy hiểm'', thứ hai ''không có giải pháp viên đạn thần kỳ'', thứ ba nói chuyện với Iran và Syria là điều sáng suốt..

Tuy nhiên, nhiều người Iraq sẽ được bản đề xuất của Nhóm nghiên cứu Iraq cảnh báo sẽ chuyển nhiệm vụ của binh sĩ Mỹ tại Iraq, chuyển họ trở thành những quan sát viên khách quan. Chỉ một vài người ngoài vùng Xanh tại Baghdad tin rằng, lực lượng an ninh Iraq đã sẵn sàng tiếp nhận trách nhiệm đảm bảo an ninh từ quân Mỹ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hàng loạt chiến dịch an ninh lớn đã thất bại, máu vẫn đổ ngay tại Thủ đô Baghdad ngay trước mắt hơn 40.000 lính Iraq, bạo lực ngày một tồi tệ.

Hồi ký James Paker: 'Tôi không còn hỏi tại sao chúng ta không lật đổ Saddam''
 

'''Ngay cả nếu Saddam bị bắt, quân đội Mỹ cũng vẫn phải đối mặt với bóng ma của sự chiếm đóng quân sự trong thời gian không xác định..''  

 

Chưa bao giờ được coi là một giải pháp, lực lượng quân đội và cảnh sát Iraq lại chính là một vấn đề. Đặc biệt, cảnh sát Iraq có cả các thành phần người Shi'ite, và thường xuyên bị cáo buộc bắt cóc, sát hại người Sunnis, đồng thời tiến hành thanh lọc sắc tộc tại các khu vực có nhiều thành phần sinh sống. Thực tế, nếu như nhiệm vụ của Mỹ tại Iraq định nghĩa lại bản chất vấn đề theo đề xuất của Nhóm nghiên cứu Iraq, mọi thứ có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Ngay cả như vậy, đề cập đến việc chuyển giao trách nhiệm cho người Iraq và dọn đường cho lính Mỹ rút quân khỏi quốc gia vùng Vịnh này chắc chắn sẽ được nhiều người Iraq hoan nghênh, những người sẽ được hưởng lợi trên phương diện chính trị hay đơn thuần chỉ là tuyên truyền. Thủ tướng Nouri al-Maliki, một nhân vật đang bị cô lập và có rất ít ảnh hưởng, lại đang muốn người Iraq kiểm soát các chiến dịch an ninh. Mới tuần trước, ông tuyên bố lực lượng vũ trang Iraq sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ vào mùa xuân tới.

Nếu như Chính quyền Bush nghe theo những khuyến nghị của Nhóm nghiên cứu Iraq rằng, Chính phủ Iraq buộc phải chứng minh họ đáng được tiếp tục ủng hộ, thì điều đó sẽ không giúp gì cho sự nghiệp của người Iraq. 

Các chính khách Shi'ite như giáo sĩ theo đường lối cứng rắn Moqtada al-Sadr và Abdel-Aziz al-Hakim - người gần đây mới gặp gỡ ông Bush - đều rất mong được thấy binh sĩ Mỹ rút đi. Một khi quân Mỹ không còn nhiệm vụ ở Iraq, lúc đó sẽ chẳng có gì kiềm chế được các nhóm vũ trang Shi'ite - bao gồm cả lực lượng của al-Sadr và al-Hakim — đàn áp, tàn sát ngưòi Sunnis thiểu số.

Tại Washington, al-Hakim tỏ ra thận trọng khi nhấn mạnh rằng ông không muốn người Mỹ rút đi. Tuy nhiên, chắc chắn các nhà lãnh đạo Shi'ite rất mong Mỹ tập trung vào đánh tan cuộc nổi dậy của người Sunnis, chứ không phải là các nhóm vũ trang Shi'ite.

Trớ trêu, nhóm mà có thể hoan nghênh nhiệt liệt bản báo cáo của Nhóm nghiên cứu Iraq lại là al-Qaeda tại Iraq. Tổ chức khủng bố này không thích gì bằng thấy quân Mỹ rút lui để rồi họ tuyên bố chiến thắng trong cuộc thánh chiến của mình, và sau đó tập trung vào việc ''xử trảm'' người Shi'ite.

Đối với người Iraq bị mắc kẹt giữa hai thái cực, bản báo cáo trên đơn giản chỉ cho họ thêm lo mà thôi.

  • Trần Kiên (tổng hợp)
     
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,