221
1601
Bình luận quốc tế
binhluan
/thegioi/binhluan/
916782
15 con tin, át chủ bài hay sự tiến thoái lưỡng nan
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
15 con tin, át chủ bài hay sự tiến thoái lưỡng nan
,

(VietNamNet) - Sự kiện bắt giữ 15 thuỷ thủ hải quân Anh ngày 23/03 đã trở thành một trong những tâm điểm thời sự của quốc tế những ngày qua. Trong khi chính phủ Anh đang vội vã vận động ngoại giao và tìm cách thương lượng thì chính quyền của Tổng thống Ahmadinejad tỏ ra kiên quyết với ưu thế hiện có. Thế nhưng, ván cờ này liệu sẽ nghiêng về Tehran hay lại dẫn họ vào một tình thế “tiến thoái lưỡng nan”?

Một trong số 15 thủy thủ Anh bị bắt cóc.

Một trong số 15 thủy thủ Anh bị bắt cóc.

Tuyên bố trên Đài truyền hình quốc gia Iran, Tổng thống Ahmadinejad yêu cầu chính phủ Anh phải chính thức xin lỗi vì những hành động xâm phạm chủ quyền của Iran. Như phong cách thường ngày của mình, Tổng thống Ahmadinejad không ngần ngại chỉ trích London là “kẻ ngạo mạn dám đưa ra những đe doạ và yêu sách trong lúc đang nợ nhân dân Iran một lời xin lỗi”.

Tiếp sau đó, hình ảnh của ba trong số 15 thuỷ thủ của Anh bị bắt giữ được chiếu rộng rãi trên màn hình và ngay hôm qua, đại diện của những thủy thủ này xuất hiện với những lời thú nhận về “nhiệm vụ xâm nhập lãnh hải Iran”.

Những động thái trên dường như đang chứng minh rằng Iran hành động với quyền bảo vệ chính đáng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình. Chính nghĩa đang thuộc về Tehran. Có thể lắm…

Nhưng việc bắt giữ 15 thủy thủ này chưa hẳn đã là át chủ bài của Iran trong cuộc nói chuyện với Anh (hiển nhiên là cả Mỹ và thế giới phương Tây). Sau một thời gian im lặng, Liên minh châu Âu đã chính thức lên tiếng về sự việc này. Ngày 30 tháng 03 vừa qua, 27 Ngoại trưởng của các nước thành viên chính thức ra tuyên bố cảnh báo Tehran rằng họ có thể sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết vô điều kiện (không loại trừ biện pháp quân sự!!!) để ủng hộ London.

Đang công du ngay tại Trung Đông, Thủ tướng Đức Angela Merkel - đang đảm nhận chức vụ Chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu - cũng không quên lên tiếng ủng hộ tuyên bố này. Hiển nhiên, đằng sau Luân Đôn không chỉ là Brúc-xen mà còn là Washington. Ngày 31 tháng 3 vừa qua, trong buổi họp báo nhân cuộc gặp gỡ với Tổng thống Braxin de Lula, Tổng thống Bush đã đánh giá đó là “hành động không thể tha thứ của Iran” và lên tiếng hoàn toàn ủng hộ Tony Blair.

Về phần mình, Chính phủ Anh đã nhanh chóng hành động mà không sa vào bàn cãi việc 15 thủy thủ bị bắt giữ đang ở lãnh hải của Iran hay Iraq. Trực tiếp liên hệ với Tehran, London liên tiếp hạ giọng và mời các nhà chức trách Iran đàm phán về “sự cố này”. “Ngậm bồ hòn làm ngọt”, London thậm chí còn gửi đến Tehran một công hàm chính thức cam kết sẽ không bao giờ đi vào lãnh hải của Iran.

Cử chỉ ngoại giao này vừa giúp Thủ tướng Blair không phải chính thức lên tiếng xin lỗi Iran, nhưng cũng ngầm đáp ứng phần nào đòi hỏi của Tổng thống Ahmadinejad. Và cho tới thời điểm này, London vẫn tiếp tục chủ trương thương lượng để giải cứu 15 binh sỹ của mình, Ngoại trưởng Anh Margaret Beckett thêm một lần nữa kêu gọi các nhà chức trách đàm phán. Bản thân Cao uỷ về các vấn đề đối ngoại của Liên minh châu Âu Xavier Solana cũng bày tỏ mong muốn được nhanh chóng nói chuyện với Tổng thống Ahmadinejad.

Thực tế là, những diễn biến trên đang dần dần đẩy Iran ra khỏi thế thượng phong. Rõ ràng, chính quyền của Tổng thống Ahmadinejad khó có thể tiếp tục điều khiển cuộc chơi này dễ dàng theo chủ ý của mình khi bản thân đang đơn độc bên ngoài và bất đồng bên trong.

Đơn độc một mình! Đó là thực tế mà Tehran đang gặp phải. Nếu Iran còn có sự ủng hộ nào đó của Nga và Trung Quốc với những lợi ích đan xen lẫn nhau trong vấn đề hạt nhân thì trong sự cố này, Bắc Kinh và Moscow tỏ ra muốn “lặng lẽ quan sát”.

Các nước Ả-rập - những đồng minh tự nhiên với Iran trong cuộc đấu tranh chống Nhà nước Do Thái tại Trung Đông - lại đang bước vào “tuần trăng mật” với Tel Aviv và cả phương Tây. Sáng kiến hoà bình do Liên đoàn Ả-rập bảo trợ hiện “thuận buồm xuôi gió”, và khó có một quốc gia Ả-rập nào lại muốn bỏ lỡ cơ hội tái thiết hoà bình ở khu vực vì sự việc này. Thậm chí dưới góc độ địa chính trị, mối quan hệ Iran và các nước Ả-rập cũng tiềm ẩn không ít bất trắc và hồ nghi.

Bất đồng bên trong! Đây là nguy cơ luôn hiển hiện bên trong chính quyền của Tổng thống Ahmadinejad. Sự việc bắt giữ 15 binh sỹ thêm một lần nữa dấy lên sự chia rẽ về đường lối giữa hai phái chủ hoà và chủ chiến ở Tehran.

Trước Hội đồng an ninh quốc gia tối cao Iran, Tư lệnh lực lượng Vệ binh cách mạng Yahya Rahim Safavi không khỏi lo ngại "sự việc có thể ra khỏi tầm kiểm soát nếu không thả 15 binh sỹ kia”. Ý kiến này lập tức bị bác bỏ bởi tướng Yahollah Javani, Tổng chỉ huy các lực lượng tinh nhuệ của Vệ binh cách mạng, đơn vị trực tiếp bắt giữ các thủy thủ Anh. Vị tướng này cáo buộc Tư lệnh Safavi có “xu hướng tự do”, tương đối gần nghĩa với cáo buộc phản bội sự nghiệp cách mạng Hồi giáo. Những làn sóng va chạm âm ỉ này trong ê-kíp lãnh đạo của Tổng thống Ahmadinejad là điều dễ hiểu khi Iran luôn đối mặt với nỗi lo ngại thường xuyên về nguy cơ tấn công.

Sự hiện diện của 2 tàu sân bay Mỹ với 10000 lính ở vịnh Péc-xích, chưa kể lực lựơng đồn trú ở Ả-rập Xê-út và Iraq, khiến các nhà hoạch định chính sách Tehran không thể không cân nhắc từng bước đi. Cuộc biểu tình tuy mạnh mẽ trước trụ sở đại sứ quán Anh ở Tehran chỉ quy tụ khoảng 200 người; tuyên bố của Đại sứ Iran ở Nga về một quy trình xem xét hợp pháp, chứ không phải là bản án,  với 15 thủy thủ bị bắt giữ; và trả lời truyền hình mới đây của trưởng đoàn đàm phán Larijani về “ưu tiên giải quyết bằng ngoại giao” là những minh chứng.

Vì thế, thái độ khá khó hiểu của Iran trong 11 ngày qua xuất phát từ chính hoàn cảnh đó. Iran phớt lờ, nhưng không hề bác bỏ giải pháp thương lượng, và cũng chẳng vội vã gật đầu đàm phán ngay. Sự lập lờ này không thể là một sự “lên giá”  mà chính là bằng chứng cho sự “tiến thoái lưỡng nan” của Tehran. Nếu không đàm phán, 15 con tin có thể trở thành chiêu bài chính nghĩa để London có được sự ủng hộ của công chúng trong một cuộc chiến có thể xảy ra giữa Iran với phương Tây. Bài học này chắc chắn Tổng thống Am đã rút ra từ kinh nghiệm của Saddam Hussein hồi chiến tranh vùng Vịnh 1991.

Nếu đàm phán bây giờ, liệu nội bộ chưa thống nhất của Tổng thống Ahmadinejad  có đảm bảo được lập trường cũng như yêu cầu có lợi nhất cho Iran xét trên bình diện toàn cục? Huống chi, việc chấp nhận ngồi nói chuyện đã là một thắng lợi bước đầu của London trong cuộc đấu trí xoay quanh số phận 15 binh sỹ của họ.

Đó là lý do vì sao Tổng thống Ahmadinejad vẫn kêu gọi Thủ tướng Anh Tony Blair chính thức xin lỗi, dù biết rằng khả năng đáp ứng yêu cầu  hầu như bằng không. Tất nhiên, Iran hiểu rõ những sự việc tương tự như thế, vô tình hay cố ý, xảy ra thường xuyên trong quan hệ quốc tế, và cũng hiểu người Anh - nước từng áp đặt sự bảo hộ đối với Iran - cũng khó có thể cúi mình như vậy.

Công hàm ngày 30/3 đã có thể được xem là sự nhún nhường của London. Hiển nhiên đấy chỉ là một sự lập lờ có chủ ý của Tehran để kéo dài thời gian, tranh thủ dư luận trong nước và tìm kiếm sự thống nhất quan điểm ở hàng ngũ lãnh đạo. Đàm phán hay không đàm phán? Thả hay không thả? 15 binh sỹ của Hải quân Anh có lẽ đang mong chờ một kết cục tương tự như 8 đồng đội của họ vào năm 2004, dù cho cục diện đã phần nào thay đổi.

  • Thường Sơn Hoàng Vũ

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,