221
1601
Bình luận quốc tế
binhluan
/thegioi/binhluan/
917406
Lá chắn tên lửa Đông Âu và sự bất hòa Nga-Mỹ
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Lá chắn tên lửa Đông Âu và sự bất hòa Nga-Mỹ
,

Chính quyền Bush đang đẩy mạnh kế hoạch xây dựng hệ thống tên lửa phòng thủ gây tranh cãi tại Đông Âu, nỗ lực xoa dịu sự phản đối gay gắt của Nga và những lo ngại ở châu Âu về một cuộc chạy đua vũ trang mới.

Ông Edelman tại cuộc họp báo hôm 3/4
Ông Edelman tại cuộc họp báo hôm 3/4.

Hành động trên, diễn ra trước một hội nghị lớn của NATO trong tháng này, có thể làm vấn đề leo thang thành một tranh cãi quốc tế lớn, phụ thuộc vào phản ứng của Moscow và những động thái tiếp theo của chính quyền Bush trong nỗ lực đặt 10 tên lửa đánh chặn ở Ba Lan và một trung tâm radar ở Séc - hai thành viên trước đây của khối Xô viết.

Quyết tâm của Washington

Quan chức Lầu Năm góc phụ trách giám sát kế hoạch này cho biết hôm 3/4 rằng chính quyền Bush hy vọng xoa dịu sự phản đối của Nga. Tuy nhiên, ông cũng nói rằng Moscow sẽ không được phép làm trật bánh dự án nếu không một thỏa thuận nào đạt được với Kremlin.

’’Chúng tôi nghĩ sẽ có lợi khi hợp tác với Nga. Chúng tôi nghĩ mối đe dọa mà họ đối mặt cũng là mối đe dọa chúng tôi đối mặt. Tôi không nghĩ chúng tôi tán thành việc Nga có thể chỉ đạo cái mà chúng tôi làm tay đôi với các nước khác’’, Eric S. Edelman, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách về chính sách, cho biết. Ông vừa trở về sau chuyến công du tại châu Âu tuần trước.

Hệ thống tên lửa phòng thủ, mà sẽ được lính Mỹ đóng tại các nước Đông Âu vận hành, đã trở thành một trong những điểm bất đồng gay gắt nhất giữa Nga và Mỹ. Các cuộc ’’khẩu chiến’’ đã leo thang kể từ tháng 12, khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates bật đèn xanh để tiến hành các cuộc đàm phán chính thức.

Trong nhiều năm qua, chính quyền Bush đã tìm kiếm một địa điểm ở châu Âu để mở rộng hệ thống tên lửa phòng thủ của nước này nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công từ Iran. Hệ thống phòng thủ hiện nay của Mỹ, với các tên lửa đánh chặn đặt tại Alaska và California, chỉ hiệu quả khi chống các tên lửa từ CHDCND Triều Tiên.

Tuy nhiên, kế hoạch này không được ủng hộ ở châu Âu, nơi sự nghi ngờ bấy lâu về việc triển khai các vũ khí của Mỹ bị thổi bùng bởi sự phản đối rầm rộ chính sách đối ngoại của Mỹ sau cuộc chiến Iraq. Châu Âu cũng lo ngại sự hiện diện của một lá chắn tên lửa có thể tạo ra một cuộc chạy đua vũ trang mới. Ba Lan, một đồng minh vững chắc của Mỹ, lo ngại kế hoạch này sẽ khiêu khích Nga nâng cấp và tái tổ chức các căn cứ quân sự và hệ thống tên lửa.

Sự chỉ trích gay gắt của Nga đã làm chính quyền Bush sửng sốt và làm dấy lên các căng thẳng ngoại giao về dự án này.

Trong tháng 1, Tổng thống Nga Putin đã sử dụng một bài phát biểu tại Munich để lên án Washington về chương trình này và cảnh báo về một ’’cuộc chạy đua vũ trang không thể tránh khỏi’’ nếu Mỹ tiếp tục. Tướng Nikolai Solovtsov, chỉ huy các lực lượng tên lửa của Nga, sau đó nói rằng Moscow có thể nối lại việc chế tạo các tên lửa tầm trung và tầm ngắn để nhằm vào Ba Lan và Séc nếu hai nước này nhất trí cho đặt các căn cứ tên lửa của Mỹ trên lãnh thổ nước họ.

Trong một cuộc điện đàm tuần trước với ông Putin, ông Bush đã thảo luận về các mục tiêu của kế hoạch mở rộng hệ thống tên lửa phòng thủ. Sau đó, ông Edelman nói rằng những tuyên bố phản đối từ Nga đã dừng lại.

Sự hoài nghi của Kremlin

Tuy nhiên, các nhà phân tích Nga cho rằng Kremlin vẫn rất nghi ngờ về chương trình này. Mỹ đã nói rằng hệ thống tên lửa phòng thủ tại Đông Âu sẽ hướng tới Trung Đông, chứ không phải Nga. Mặc dù hệ thống không thể trực tiếp đe dọa khả năng phòng thủ hạt nhân của Nga trong tương lai gần song Moscow lo ngại hệ thống có thể là mối đe dọa dài hạn.

Cơ chế hoạt động của hệ thống tên lửa phòng thủ
Cơ chế hoạt động của hệ thống tên lửa phòng thủ.

’’Trong tương lai gần Iran không thể chế tạo các bệ phóng tên lửa với bán kính hơn 3.000km. Làm sao mà Iran có thể là mối đe dọa nghiêm trọng đối với Mỹ? Có thể họ không nói với chúng tôi về các kế hoạch chiến lược thực sự của họ, một thứ gì đó có thể bắn hạ tên lửa của chúng tôi khi mới rời bệ phóng’’, Tướng nghỉ hưu Roman Popkovich, cựu Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng của Hạ viện Nga, nói.

Trong một bài báo đăng trên một tờ báo Đức sau khi ông Bush có cuộc điện đàm với ông Putin, Ngoại trưởng Nga Sergei V. Lavrov cũng bày tỏ những lo ngại tương tự. Ông nói rằng các cơ sở tên lửa đánh chặn có thể được chuyển đổi mục đích sử dụng, chẳng hạn như chứa các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

Mặc dù sự phản đối ở Séc ngày càng tăng song chính phủ nước này tuần trước đã tuyên bố rằng sẽ tiến hành các cuộc đàm phán chính thức với Mỹ về quyền đặt căn cứ tên lửa. Tuy nhiên, các lãnh đạo châu Âu khác, gồm Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeie, đã cảnh báo rằng hệ thống có thể chia rẽ NATO và buộc Nga quay trở lại với các đường lối Chiến tranh lạnh trước đây.

Ba Lan đang dao động về hệ thống này. Một số nghị sĩ quốc hội ủng hộ Mỹ lo ngại khả năng Nga trả đũa.

Nhằm xoa dịu những lo ngại ngày càng tăng này, các quan chức Mỹ đã tới châu Âu để thuyết trình với các đồng minh của Mỹ về dự án này. Trung tướng  Henry Obering III, chỉ huy Cơ quan tên lửa phòng thủ của Lầu Năm góc, đã dừng chân tại Paris và Berlin tháng trước để thúc đẩy kế hoạch này.

Một tuần sau đó, Daniel Fried, chuyên gia châu Âu hàng đầu của Bộ Ngoại giao Mỹ, có chuyến công du châu Âu, dừng chân tại Warsaw để trực tiếp hội đàm với Thủ tướng Ba Lan. Ông Obering sẽ tới Brussels tháng này để tham dự hội nghị của NATO.

Edelman thừa nhận rằng chính quyền Bush chưa giải thích rõ về dự án này với người dân châu Âu. Tuy nhiên, ông quả quyết rằng các nỗ lực công khai nhằm thuyết phục những người hoài nghi đang phát huy tác dụng. ’’Khi các bạn hiểu sự thật, ngày càng khó để những người khác lập luận rằng dự án này gây mất ổn định hoặc nguy hiểm. Tôi nghĩ mọi người bắt đầu hiểu sẽ hữu ích khi có khả năng phòng chống mối đe dọa này’’, ông nói.

  • Minh Sơn (Theo Latimes)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,