221
1601
Bình luận quốc tế
binhluan
/thegioi/binhluan/
1228037
Iran giữa ngã ba đường
0
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Iran giữa ngã ba đường
,

Tổng thống Iran Ahmadinejad nhậm chức nhiệm kỳ 2 trong một bối cảnh cực kỳ khó khăn cho ông. Người Iran nghĩ gì về sự cầm quyền của ông? VietNamNet xin giới thiệu bài viết của Abolhassan Bani-Sadr, tổng thống đầu tiên của Iran sau cuộc cách mạng năm 1979 đăng trên tờ International Herald Tribune. 

Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei trao cho Tổng thống Ahmadinejad
Ông Ahmadinejad chính thức trở thành tổng thống Iran nhiệm kỳ 2. (Ảnh: Reuters)

Trong những tuần sau cuộc bầu cử tổng thống Iran, chính phủ của nước cộng hòa Hồi giáo đã trở nên bị chia rẽ, mất dần tính hợp pháp và ngày càng yếu ớt. Tình hình hiện thời cũng giống như cuộc bạo động chính trị đã dẫn tới cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979, chấm dứt sự thống trị của chế độ quân chủ ở đây. 

Về mặt lịch sử, chính phủ Iran thường khẳng định tính hợp pháp của mình trên 4 khía cạnh sau: sự tài năng của chính phủ trong việc quản lý các công việc của nhà nước, quyền lực tôn giáo chính thức của chính phủ, cam kết của chính phủ đối với sự độc lập của Iran và khả năng có được một sự ủng hộ xã hội vững chắc. Tất cả những yếu tố này đang bị phá hỏng một cách tuyệt vọng.

Cuộc bầu cử ngày 12/6 đã khiến Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad phải điều hành các công việc của nhà nước dưới sự giám sát đầy căng thẳng của công luận, và các cuộc bạo động hậu bầu cử đã tước đi tính hợp pháp chính trị của chính phủ này. 

Chỉ một thời gian ngắn sau đó, trong một bài phát biểu với các tín đồ trong ngày cầu nguyện thứ Sáu, lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei đã tuyên bố sẽ tiến hành trấn áp bạo lực nếu như kết quả bầu cử chính thức không được công nhận. Điều này cũng tước đi tính hợp pháp về mặt tôn giáo của chính phủ này. 

Tính hợp pháp tôn giáo này cũng đang yếu đi trong nội bộ giới cầm quyền và giữa những người ủng hộ Hồi giáo. Ayatollah Ali Sistani (một trong những tăng lữ dòng Shiite có tiếng nói nhất ở Iraq) đã phản đối nguyên tắc velayat-e-faqih (quy định của giới tăng lữ), và Ayatollah Hossein Ali Montazeri (người từng được coi là người kế nhiệm tương lai của Khomeini và sau đó đã chỉ trích chính lãnh tụ của mình) cho rằng học thuyết này là bằng chứng của sự né tránh hay là làm giả những lời thánh dạy. Hơn nữa, hiến pháp đã nói một cách rõ ràng rằng quyền lực của lãnh tụ tối cao, tổng thống và quốc hội phải bắt nguồn từ lá phiếu của cử tri, chứ không phải từ Thánh. 

Ngoài ra, chính phủ này đã mất đi nền tảng quyền lực cơ bản để có thể tiếp tục duy trì sự chuyên quyền ở Iran. Thời kỳ tổng thống Bush nắm quyền ở Mỹ ở thời kỳ vàng cho chế độ ở Iran hiện thời, bởi vì sự trừng phạt kinh tế cũng như các hành động quân sự của Mỹ đã giúp cho chính quyền có thể kiểm soát được công dân của mình. Cách tiếp cận không đối đầu của Barack Obama đã đặt chính quyền vào một vị thế khó khăn. Họ không thể tự coi mình là người bảo vệ cho sự độc lập chủ quyền chống lại sự xâm lăng của nước ngoài được nữa. 

Cuối cùng, cơ sở ủng hộ quan trọng nhất của chính quyền này, giới tăng lữ, lại đang bị thay thế bởi những tay mafia quân sự - chính trị. Lực lượng Bảo vệ Cách mạng hiện giờ kiểm soát toàn bộ chính phủ và tin rằng nhiệm vụ của giới tăng lữ không phải là điều hành đất nước này, mà chỉ là trao lại quyền của họ cho những người sẽ làm việc đó. 

Cũng giống như chế độ quân chủ trước đây, sức mạnh của chế độ hiện thời dựa trên những yếu tố bên trong và bên ngoài. Chúng ta có thể so sánh giữa cuộc bầu cử Jimmy Carter năm 1976 và Obama năm 2008. Người Iran coi cuộc bầu cử Carter là mối nguy đối với nguồn sức mạnh bên ngoài của chế độ quân chủ, đó là sự ủng hộ của Mỹ đối với các vị vua ở Iran. Tương tự như vậy, nếu Obama tiếp tục chấm dứt chính sách diều hâu đối với Iran và lấy đi yếu tố “khủng hoảng” của chế độ này, cuộc bạo động này cũng sẽ đi theo một đường hướng tương tự với cuộc cách mạng 1979.  

Nhưng phong trào hiện giờ khác với cuộc bạo động dẫn tới cuộc cách mạng 1979 trên một số phương diện quan trọng. Trong khi các hành động chống đối trong cuộc cách mạng 1979 đến từ những thế lực nằm ngoài chính phủ, sự chống đối hiện nay lại bắt đầu từ chính trong nội bộ chính phủ, khi mà căng thẳng tăng cao giữa Tổng thống Ahmadinejad và ứng cử viên đối lập Mir Hussein Moussavi. Dù đã có những dấu hiệu cho thấy các phong trào phản đối vẫn tiếp tục phát triển, nhưng sẽ cần thời gian để những phong trào này có thể lan rộng ra cả nước. 

Điều này sẽ dẫn tới đâu? Một vài khả năng có thể xảy ra. Về mặt lịch sử, chiến thuật hàng đầu của chính phủ nhằm duy trì quyền kiểm soát của mình sẽ là chia giới chóp bu của đất nước thành hai phe nhóm cạnh tranh nhau và rồi tiêu diệt đi một nhóm. Hiện giờ, quá trình này đã động chạm tới trung tâm của chế độ và nó trở nên rất nguy hiểm. Chính các thành viên của chế độ cũng chống lại Ahmadinejad và cuộc khủng hoảng kinh tế ngày một sâu sắc đã làm cạn kiện các nguồn lực của chế độ và thúc đẩy thêm sự bất bình trong công chúng. Điều này đã mở ra một cánh cổng để người Iran có thể quyết định kết quả của cuộc đấu căng thẳng này. 

Nếu người dân ngừng chống đối, mọi việc sẽ trở nên khó khăn hơn chọ họ. Nếu họ tiếp tục biểu tình, cuộc bạo động của họ sẽ có thể biến thành một cuộc cách mạng toàn diện. Và cuộc bạo động này có thành công hay không hoàn toàn phụ thuộc vào sự quyết tâm của chính những người dân Iran. 

  • Hạnh Khuê (Theo International Herald Tribune) 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,