221
1601
Bình luận quốc tế
binhluan
/thegioi/binhluan/
1229467
Lưỡng quyền Trung - Mỹ: Chỉ là viển vông
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Lưỡng quyền Trung - Mỹ: Chỉ là viển vông
,
Sự khác biệt về chiến lược giữa hai nước và tính liên kết toàn cầu khiến cho một liên minh công quản như vậy là bất khả thi.

Bộ trưởng Ngân khố Mỹ Timothy Geithner (phải) và Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Xie Xuren nâng cốc chúc mừng sau buổi họp đầu tiên của Cuộc Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Trung - Mỹ. (Ảnh: YaleGlobal)
Bộ trưởng Ngân khố Mỹ Timothy Geithner (phải) và Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Xie Xuren nâng cốc chúc mừng sau buổi họp đầu tiên của Cuộc Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Trung - Mỹ. (Ảnh: YaleGlobal)

Cuộc "Đối thoại Kinh tế - Chiến lược" cấp cao mới đây giữa Mỹ và Trung Quốc đã phả một sức sống mới vào khái niệm lưỡng quyền mới xuất hiện gần đây - còn được gọi là G-2.

Đối với nhiều người, việc Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ở Bắc Kinh kêu gọi người Trung Quốc tiếp tục mua trái phiếu kho bạc Mỹ là bằng chứng rõ ràng cho thấy sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hai cường quốc.

Trước khi cuộc đối thoại trên diễn ra, các học giả thậm chí còn đặt ra một khẩu hiệu - Chimerica - để miêu tả một cấu trúc quyền lực mới. Tuy nhiên, thực tế không nhiều màu sắc đến như vậy: Dựa trên những bất đồng rộng lớn giữa hai nước, chỉ riêng sự cùng phụ thuộc về kinh tế cũng đã không thể tạo ra một cơ chế công quản Trung - Mỹ.

Ý tưởng về một liên minh công quản như vậy đã thu hút sự quan tâm đáng kể khi sử gia kinh tế Niall Ferguson lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ này vào năm 2006. Vào lúc đó, ông nói, Trung Quốc và Mỹ sẽ "liên kết hiệu quả để trở thành một nền kinh tế đơn lẻ" mà những tương tác của nó sẽ cầm cương cho một "sự bùng nổ kinh tế thế giới, với sự dịch chuyển đi lên một cách tương quan của gần như mọi lớp tài sản".

Nhưng chỉ trong vài năm ngắn ngủi, ngay cả Ferguson cũng phải thừa nhận rằng liên minh "Chimerica" của ông đã bị một số sự kiện vượt qua và cuộc hôn nhân giữa hai ông lớn này sẽ là đi trên đá.

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bùng nổ đã phơi bày một số - nhưng không phải là tất cả - điểm yếu về khái niệm cũng như thực tế của ý kiến mà Ferguson đưa ra.

Thực tế, ngay cả khi Ferguson đề cập đến khái niệm này lần đầu tiên, ông đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của nhiều học giả. Họ chỉ ra rằng, cấu trúc "Chimerica" được xây dựng trên nền tảng sai lầm rằng mối quan hệ kinh tế Trung - Mỹ là bền vững và sự trùng hợp về các lợi ích kinh tế, nếu có, rốt cục cũng sẽ không thể vượt qua được những bất đồng về chính trị và sự ganh đua đang mỗi ngày một lớn.

Ngày nay, Mỹ và Trung Quốc không bị phong tỏa bởi hình thái cạnh tranh triệt tiêu để tăng trưởng kinh tế.

Toàn cầu hóa chắc chắn sẽ đi kèm với sự cạnh tranh cao độ, đặc biệt là trong lĩnh vực tìm kiếm các nguồn tài nguyên chiến lược như dầu lửa và khoáng sản. Tuy nhiên, các nước lớn nhận thấy rõ rằng, giải pháp lâu dài cho tình trạng ngày càng khan hiếm tài nguyên có liên quan mật thiết tới môi trường toàn cầu, và rằng các giải pháp vững bền đòi hỏi sự hợp tác lớn chẳng kém gì sự cạnh tranh.

Trong tăng trưởng kinh tế, một cơn thủy triều dâng cao sẽ nâng đỡ mọi con thuyền; còn khi môi trường bị biến thái, sự suy giảm toàn cầu có nguy cơ nhấn chìm tất cả.

Nếu như không có một nguyên nhân cố hữu nào giải thích tại sao "hệ thống thế giới" không ăn khớp với sự "lớn mạnh" của Trung Quốc, có nhiều lập luận cho thấy tại sao một "Chimerica" hay "G-2" không thể nổi lên như một lời giải đáp cho các vấn đề của tương lai gần.

Chủ yếu nhất là sự nghi ngờ từ lâu giữa hai cường quốc này. Rất nhiều người Mỹ không tin tưởng vào các tham vọng dài hơi của Trung Quốc. Một số còn lo lắng rằng sự hiện đại hóa quân đội của Bắc Kinh là nhằm làm suy yếu các mối quan hệ của Washington ở châu Á, và rốt cục là nhằm đẩy Mỹ ra khỏi khu vực, hoặc chí ít là thay thế bằng sự ảnh hưởng của Bắc Kinh.

Một số coi sự phát triển sức mạnh của Hải quân Trung Quốc là một thách thức lâu dài đối với sự bá chủ của Mỹ ở Thái Bình Dương và là bước đầu tiên hướng tới việc kiểm soát các tuyến thương mại trên biển.

Phía Trung Quốc cũng nghi ngờ Mỹ chẳng kém. Nhiều chuyên gia cố vấn cấp cao và các quan chức chính phủ vẫn cho rằng mục tiêu lâu dài của Mỹ là nhằm "chia rẽ và Tây hóa" nước này. Bắc Kinh còn coi việc Mỹ nỗ lực xây dựng quan hệ với các nước láng giềng của Trung Quốc là một âm mưu lâu dài nhằm bao vây Trung Quốc bằng các nước đối địch, các căn cứ Mỹ và các cơ cấu khác nhằm gây "áp lực" với Trung Quốc.

Sự bất tương hợp về các giá trị và hệ thống tài chính nằm ngay sát trung tâm của tình trạng hồ nghi chiến lược đó. Và sẽ không một cơ chế công quản song phương nào có thể ra đời gồm hai nước có nhiều khác biệt cơ bản về giá trị và cách tiếp cận đến như vậy để "can thiệp vào các vấn đề nội bộ" của nhau.

Thậm chí ý niệm về một mối "quan hệ cộng sinh" về mặt kinh tế cũng chỉ là hão huyền.

Sức tiêu dùng dựa trên lòng tin và chi tiêu thâm hụt của Mỹ được chống đỡ nhờ các khoản mua khổng lồ của Trung Quốc. Trung Quốc giờ đây đang bị "tê liệt" bởi lượng trái phiếu kho bạc Mỹ trị giá hơn 800 tỷ USD mà nước này đang nắm giữ: Trung Quốc không thể thoát khỏi các khoản đầu tư này một cách nhanh chóng mà không chịu đựng một sự tụt giảm thê thảm về giá trị của chúng, và Bắc Kinh gần như buộc phải cầu xin chính phủ Mỹ "thông qua những chính sách bảo vệ giá trị của các khoản đầu tư đó", trích đoạn một tờ báo Trung Quốc sau cuộc đối thoại ở Washington.

Cùng lúc đó, với tình trạng thâm thủng ngân sách ngày một lớn của Mỹ do sức ép từ hai cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan cộng với chương trình nghị sự đầy tham vọng về cải cách y tế, kích thích kinh tế và một loạt chương trình khác được hứa hẹn khi tranh cử, Washington cũng buộc phải kêu gọi Trung Quốc tiếp tục mua trái phiếu kho bạc của mình trong khi cam kết không áp dụng những biện pháp làm mất ổn định sự phục hồi kinh tế vốn mỏng manh của Trung Quốc.

Tóm lại, mối quan hệ cộng sinh kinh tế Trung - Mỹ có vẻ giống như một con hào nhỏ mà trong đó, chẳng bên nào dám thực hiện một bước táo bạo vì sợ sẽ vấp vào vách đá. Các lãnh đạo của cả hai bên dường như đều nhận thấy rõ trạng thái nhạy cảm và mỏng manh ẩn dưới mối quan hệ này và tránh đưa ra những tuyên bố hoặc kế hoạch hoành tráng về một cơ chế quản lý chung.

Trong thế giới ngày càng hội nhập ngày nay, sự cùng phụ thuộc kinh tế Trung - Mỹ là một trong những mối liên kết giữa hai nước. Những tham vọng và lợi ích chính trị khác biệt của họ cùng nhiều mối liên kết và trách nhiệm tương ứng khác đã loại trừ khả năng Washington và Bắc Kinh cùng điều hành một cơ chế quản lý chung.

Không ai khác, chính Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã thừa nhận một thực tế như vậy khi phát biểu rằng trong những thập niên tới đây, "các quốc gia lớn sẽ được định hình không phải bởi sức mạnh của họ để thống trị hoặc phân chia mà bởi khả năng giải quyết các vấn đề... tư duy mới của thế kỷ 21 sẽ đưa chúng ta từ một thế giới đa cực tới một thế giới đa đối tác".

  • Thanh Hảo (Theo Yale Global)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,