221
1601
Bình luận quốc tế
binhluan
/thegioi/binhluan/
1230820
"Ánh dương" có tắt?
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
'Ánh dương' có tắt?
,
Cựu Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung đã ra đi ở tuổi 85. Liệu "con đẻ" của ông - Chính sách Ánh dương hòa hợp với CHDCND Triều Tiên có vì thế mà đi theo? 
Kim Dae Jung luôn bảo vệ chính sách "đàm phán và kiên nhẫn với Triều Tiên (Ảnh: japanfocus)


Có lẽ, không ai vui mừng bằng vị cựu Tổng thống Kim Dae-jung khi người láng giềng phương Bắc tuyên bố hôm 17/8 sẽ cho phép tiếp tục tiến trình đoàn tụ gia đình bị ly tán trong cuộc chiến Nam - Bắc Triều và mở cửa trở lại đặc khu du lịch núi Kim Cương. Niềm vui của ông không có gì phải ngạc nhiên, bởi chính ông là cha đẻ của chính sách bắt tay với CHDCND Triều Tiên, và điều đó cũng đồng nghĩa với nỗ lực mang lại hòa bình trên bán đảo này.

Vào tháng 6 năm 2000, cả thế giới dõi theo sự kiện Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung sóng bước cùng người đồng nhiệm CHDCND Triều Tiên 2000 - một bước tiến lịch sử thúc đẩy tiến trình hòa hợp giữa hai miền. Nhưng rồi, mọi chuyện lại om xòm sau khi vỡ lở chuyện phía Hàn Quốc bỏ tiền ra cho phía Triều Tiên tham dự cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử đó. Tập đoàn công nghiệp Hyundai chính là "người tiên phong" trong phi vụ thanh toán ầm ĩ đó, và cũng là nhân tố đi đầu trong nỗ lực "quan hệ lại" với CHDCND Triều Tiên. Mới đây, Chủ tịch Hyundai, Hyun Jeong-eun đã có 4h ăn trưa với nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên.

Sau cuộc gặp, bà Hyun nói lại với báo giới rằng, ông Kim Jong Il vẫn mạnh khỏe và rằng: "Ông ấy chấp nhận mọi đề nghị của chúng tôi. Ông bảo chúng tôi hãy nói ra mọi thứ muốn nói và chúng tôi làm đã làm vậy".

Ngoài cam kết cho phép tiếp tục tiến trình đoàn tụ gia đình ly tán giữa hai miền, và cho khách du lịch tới thăm khu du lịch Kim Cương (một đặc khu du lịch trên đất CHDCND Triều Tiên do tập đoàn Hyundai điều hành), nhà lãnh đạo Kim Jong Il còn hứa "tiếp thêm sức mạnh" cho khu công nghiệp chung giữa hai miền có tên Kaesong. Đặc biệt, ông Kim còn cam kết cho phép mở tuyến giao thông thương mại xuyên qua giới tuyến đậm đặc sự hiện diện của quân đội.

Chuyến thăm "mang tính cá nhân" của bà Hyun tới CHDCND Triều Tiên thực sự đã gia cố lòng tin của những người ủng hộ nỗ lực ngoại giao hòa hợp với phương Bắc ở Seoul. Vào thời khắc quan hệ hai miền đóng băng, chính họ là những người lên tiếng thúc giục gia tăng nỗ lực ngoại giao mặc cho chính quyền mới của đương kim Tổng thống Lee Myung-bak tỏ ra hết sức cứng rắn.

Sự ngờ vực giữa hai miền Triều Tiên đạt ngưỡng mới ngay sau khi CHDCND Triều Tiên phóng tên lửa và thử hạt nhân lần lượt vào tháng 4 và 5 vừa qua. Vì đó, mà Tổng thống Lee Myung-bak đã phải dừng toàn bộ các hoạt động trao đổi chính trị, văn hóa và gặp gỡ gia đình giữa hai bên. Không những thế, Chính phủ của ông Lee còn bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết lên án CHDCND Triều Tiên của Liên hợp quốc, đồng thời đứng về phía cộng đồng quốc tế áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế toàn diện đối với Chính quyền Bình Nhưỡng.

Ăn miếng trả miếng, vào tháng 5, Bình Nhưỡng thẳng thừng bác bỏ đề nghị viếng thăm của đặc phái viên Mỹ Stephen Bosworth, và rút khỏi đàm phán 6 bên bàn về chương trình hạt nhân của nước này. Kurt Campbell, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực, từng phải bình luận, Mỹ không phải "kẻ luôn phải lẽo đẽo chạy sau" CHDCND Triều Tiên. Và như thế, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên tăng nhiệt cùng cái nóng của mùa hè.

Kế đó, đến chuyện cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, chồng của Ngoại trưởng đương nhiệm Hillary, tới Bình Nhưỡng đầu tháng 8 này để gặp ông Kim Jong Il "giải cứu" hai nhà báo Mỹ bị bắt giam tới 4 tháng vì cáo buộc làm gián điệp. Qua chuyến thăm "riêng tư" đó, ông Clinton tỏ thái độ nuối tiếc vì đã không cố bình thường hóa quan hệ với CHDCND Triều Tiên trong những ngày cuối trên cương vị tổng thống. Nhưng dù gì, từ chuyến thăm đó, cộng với vai trò ngoại trưởng của người vợ, người ta vẫn có quyền nhận định đó là dấu hiệu mở cửa một kênh ngoại giao với CHDCND Triều Tiên.

Chắc chắn, dấu hiệu đó đã làm ông Kim Dae-jung - người đoạt giải Nobel hòa bình năm 2000 - vui mừng. Có điều, chính sách "Ánh dương" của ông không phải là "ưu tiên hàng đầu" của chính quyền Hàn Quốc hiện nay. Trong lần xuất hiện trước công chúng cuối cùng hồi tháng 6, ông Kim một lần nữa mạnh mẽ bảo vệ chính sách của mình: "Cần tiếp tục đàm phán và kiên nhẫn" với CHDCND Triều Tiên...Viện trợ và bồi thường cần để Triều Tiên buông vũ khí hạt nhân.

Vài người ở Hàn Quốc cho đến nay vẫn coi chính sách Ánh dương là "ngây thơ", tệ hơn họ còn cáo buộc chính sách này tiếp tay cho chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Tuy nhiên, có lẽ, khi người cha đẻ của chính sách này ra đi, dư luận sẽ lại nói nhiều về nó, đồng nghĩa với thái độ ủng hộ đối thoại với Bình Nhưỡng. Dù vậy, người ta không khỏi lo ngại bởi thái độ "cứng nhắc" của chính phủ Lee Myung-bak.

Có điều, dù ông Kim Dae-jung có mất đi, nhưng ảnh hưởng của ông đối với mối quan hệ Nam - Bắc Triều sẽ vẫn còn tồn tại.

  • TK - (tổng hợp)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,