221
1601
Bình luận quốc tế
binhluan
/thegioi/binhluan/
1230896
Karzai đã dẫn dắt mớ hỗn độn ở Afghanistan như thế nào?
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Karzai đã dẫn dắt mớ hỗn độn ở Afghanistan như thế nào?
,

Tài năng của tổng thống không được lòng dân trong việc đàm phán và hòa giải có thể khiến ông Karzai thắng cử nhiệm kỳ 5 năm nữa.

Ông Karzai có một bài phát biểu 6 phút với cử tri trong chiến dịch tranh cử. (Ảnh: AP)

Khi Mỹ và đồng minh đề cử Hamid Karzai làm tổng thống Afghanistan 8 năm về trước, ông được cả trong và ngoài nước đánh giá là một chính trị gia tài giỏi, người duy nhất có thể khiến các bè phái đang mâu thuẫn nhau ở trong nước phải nhượng bộ.

Khi tình trạng tại Afghanistan trở nên xấu đi thì danh tiếng của ông Karzai cũng đi theo. Những phẩm chất của ông từng khiến người khác phải ngợi ca thì nay lại bị chỉ trích như là những dấu hiệu của sự thiếu kiên định, dễ dao động không đáng có của một nhà lãnh đạo. Ông đã công khai phản đối sự hiện diện của Mỹ tại Afghanistan. Người dân Afghanistan buộc tội ông vì tất cả những gì yếu kém ở đất nước này: tham nhũng tràn lan, nạn buôn bán thuốc phiện hoành hành, hay sự nổi dậy của Taliban. Và cho tới khi ông bắt đầu chiến dịch tái tranh cử cho cuộc bầu cử vào ngày 20/8, ông cũng hiếm khi ra khỏi ranh giới “dinh” của mình. Tại buổi gặp gỡ cử tri hôm thứ 6 tuần trước, ông cũng chỉ xuất hiện chốc lát, và phát biểu trong 6 phút.

Người quyền lực nhất trong số những người yếu kém

Tuy nhiên, vị tổng thống 51 tuổi rất không được lòng dân này vẫn có nhiều khả năng thắng cử thêm một nhiệm kỳ 5 năm nữa. Vậy lý do là gì? Theo các đồng minh, những người đối địch và các nhà ngoại giao, mặc dù có nhiều khiếm khuyết, ông Karzai vẫn là một nhà lãnh đạo biết cách đàm phán và bản năng hòa giải cho phép ông có thể gạt bỏ hay biến những kẻ đối địch thành đồng minh. Điều này sẽ phát huy tác dụng giúp ông chiến thắng trong một cuộc bầu cử mà cử tri có xu hướng ủng hộ các nhà lãnh đạo truyền thống và đại diện cho các dân tộc khác nhau của nước này.

Tuy nhiên, ông cũng thiếu ảnh hưởng để chi phối nhóm chống đối bao gồm những cựu thủ lĩnh quân đội, những người cao tuổi trong các bộ lạc, các chính trị gia ít danh tiếng, và các doanh nhân, những người có “vai vế” tại Afghanistan. Điều này khiến đất nước gần như lúc nào cũng trong tình trạng hỗn loạn không kiểm soát được, còn ông Karzai là người có quyền lực nhất trong danh sách gần 40 ứng cử viên trên toàn quốc, nhiều trong số họ rất yếu về chính trị.

Nếu ông Karzai chiến thắng, điều đó có nghĩa sẽ không có nhiều tiến triển trong việc cải thiện nền kinh tế và tăng cường các thể chế dân sự nhằm bổ sung cho các chiến dịch chống Taliban đang được tăng cường mạnh mẽ của NATO.

Cả chính quyền của ông Karzai và các nhà từ thiện phương Tây đều đã không “tạo ra hay đào tạo một bộ máy phù hợp và có năng lực cho chính quyền", Robert Finn, đại sứ Mỹ tại Afghanistan trong 2 năm đầu nhiệm kỳ tổng thống của ông Karzai nói. Kết quả là, ông Karzai lại phải “dựa vào những cơ cấu quyền lực truyền thống bao gồm những người nắm quyền lực tại địa phương, tù trưởng, hay hàng loạt những chức danh tương tự như thế”.

Đơn cử, Mohammed Fahim, một trong hai phó tổng thống đương nhiệm, là một thủ lĩnh quân đội Tajik nổi tiếng vì sự tàn bạo trong cuộc nội chiến những năm 1990, sau khi quân đội Xô viết rút lui.

Việc lựa chọn đồng minh của vị tổng thống này cũng không giúp được gì nhiều cho ông trong việc lấy lòng của công chúng vốn đang rất cẩn trọng. Một cuộc thăm dò ý kiến mấy tuần qua cho thấy, ông đang để mất sân trước ứng cử viên ở vị trí thứ 2, ông Abdullah Abdullah, cựu Bộ trưởng Ngoại giao, và ít có khả năng ông sẽ dành 50,1% số phiếu cần thiết để đảm bảo cho chiến thắng ở vòng đầu tiên diễn ra vào ngày 20 tháng 8. Tuy nhiên có thể ông vẫn sẽ giành chiến thắng ở cuộc đua vòng hai giữa hai người về nhất.

Nghệ thuật đàm phán của Karzai

Dưới sự lãnh đạo của ông Karzai, Afghanistan vẫn là một nước yếu kém, bị chi phối bởi những lợi ích địa phương riêng lẻ. “Đây không phải là một liên minh,” một quan chức cấp cao phương Tây tại Kabul nói. “Đây chỉ là một tập hợp các tỉnh lị và những người có cùng một chí hướng". Khi được hỏi liệu có ai có thể điều hành đất nước tốt hơn vị tổng thống đương nhiệm, thì ông nói: “Có lẽ là không”.

Việc xây dựng những thể chế làm cơ sở cho nền dân chủ bao gồm các cơ quan chính phủ có sức mạnh, các công chức tài giỏi các đảng chính trị thực sự sẽ phải mất hàng năm, ông Haroun Mir, đồng giám đốc trung tâm nghiên cứu chính sách Afghanistan nói. Nó cũng sẽ đòi hỏi ông Karzai phải hợp tác với những người phê phán ông là đã nhân nhượng vô nguyên tắc.

Đó là một nghệ thuật mà ông Karzai, con trai thủ lĩnh tối cao của tộc người Populzai thuộc cộng đồng người Pashtun, dân tộc lớn nhất tại Afghanistan, đã nắm rất rõ. Nek Muhammad, phát ngôn viên của chiến dịch tái bầu cử tổng thống tại Kandahar nói, để đối phó với nạn tham nhũng tràn lan và sự quan liêu trong bộ máy công chức, ông Karzai thường giải quyết trực tiếp vấn đề với địa phương.

Dự án xây dựng đường tại quận Panjway của tỉnh Kandahar là một ví dụ. Phải mất hơn 8 tháng chính quyền địa phương mới tìm được nhà thầu. Ngay cả khi đó, công trình này vẫn không được khởi động do quan liêu.

“Sau đó Karzai tới và nói chuyện trực tiếp với địa phương và yêu cầu khởi công xây dựng", ông Muhammad nói. “Công việc lập tức được tiến hành trong vòng 3 ngày".

Những ai không được tổng thống “ghé thăm” có thể tới Kabul và tham gia các buổi nói chuyện ông tổ chức định kỳ tại Gul Khana, hay Flower House, một phần của cung điện hoàng gia nơi ông làm việc.

“Năm ngoái, những giáo sĩ hồi giáo trong làng tôi đề nghị tôi cử họ đến Hajj", (hajj là cuộc hành hương của người Hồi giáo tới thánh địa Mecca ở Ảrập Xê-út), ông Dastagiri, bô lão của bộ lạc nói. “Tôi không có đủ tiền để cử họ đi, và vì thế tôi đến gặp tổng thống. Tôi đã nói với tổng thống rằng họ là những giáo sĩ tốt và trung thành với chính phủ. Tôi đề nghị tổng thống ký một sắc lệnh và cử họ đến Hajj. Ông ấy đã làm điều đó".

  • Đình Ngân (theo Wall Street Journal)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,