221
1601
Bình luận quốc tế
binhluan
/thegioi/binhluan/
1232091
Tại sao Obama tái bổ nhiệm Bernanke làm chủ tịch Fed?
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Tại sao Obama tái bổ nhiệm Bernanke làm chủ tịch Fed?
,

Trước khi Bernanke trở thành Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ, ông là một nhà kinh tế “trong tháp ngà” được đào tạo ở Havard và học viện Massachussetts, dạy ở Stanford và Princeton, và hiểu rõ hơn ai hết trên hành tinh này về Đại khủng hoảng. Một điều mà ông cũng hiểu là ông không bao giờ muốn chứng kiến một cuộc khủng hoảng như vậy nữa.

Tổng thống Obama và Chủ tịch FED Ben Bernanke. (Ảnh: gettyimages)

Một tổng tư lệnh kinh tế

Khi thị trường tài chính sụp đổ vào năm 2008, vị cựu giáo sư có tính cách hòa nhã và tư duy đồng nhất này đã cam kết sẽ tránh xa những sai sót của một cơ quan Fed trì trệ của những năm 1930 và làm tất cả những gì có thể ngăn cản cuộc khủng hoảng này biến thành một thảm họa. Ông đã bơm một vòi rồng đầy đô la vào nền kinh tế Mỹ, thực thi những quyền lực chưa từng có và gạt sang một bên tiến trình dân chủ, với lập luận rằng thời đại tuyệt vọng cần những biện pháp tuyệt vọng.

Và cho dù ngọn lửa này chưa tắt thì có vẻ như nó đã nằm trong tầm kiểm soát, đó là lý do tại sao Tổng thống Obama tái bổ nhiệm người “lính cứu hoả” Ben vào Fed nhiệm kỳ hai. Bernanke đứng cạnh tổng thống khi Obama công bố quyết định của mình và cũng nghe rõ Obama nói rằng Bernanke đã “đưa Fed trải qua một trong những cuộc khủng hoảng tài tồi tệ nhất mà quốc gia này hay thế giới này đã từng phải đối mặt”.

Câu chuyện của Bernanke là một câu chuyện ấn tượng, một lãnh chúa tài chính đến từ một con phố nào đó chứ không phải phố Wall. từ một sảnh chờ ở trường đại học hơn là từ những hành lang quyền lực, từ vương quốc của chủ nghĩa thực dụng và phân tích hơn là chủ nghĩa đảng phái và hệ tư tưởng. Là một cậu bé Do Thái đến từ một thị trấn nhỏ ở Nam Carolina, trước khi George W.Bush đề cử ông vào Fed năm 2002, kinh nghiệm chính trị duy nhất của ông là một phần việc trong ban quản lý trường học địa phương. Trước khi thị trường rơi vào lao đao, tại Fed, ông đã có tiếng là một nhà kỹ trị khiêm tốn.

Bernanke đã cố gắng tiếp tục những chính sách của Greenspan, những chính sách vốn được ủng hộ rộng rãi thời đó. Nhưng đó là khi trước khủng hoảng, trước khi Bear Stearns và Merrill Lynch, Fannie và Freddie, Lehman Brothers, AIG và WaMu sụp đổ, trước khi Bernanke đánh thức những nghiên cứu hàng chục năm của ông để bắt đầu bơm tiền vào ngân hàng và sau đó là những công ty gần như ngân hàng và rồi là những công ty không hề liên quan đến ngân hàng tí nào. Trong một bản mô tả nội bộ có tên Chúng ta tin tưởng ở Fed: Cuộc chiến của Ben Bernanke đối với Nỗi sợ hãi Toàn cầu, David Wessel miêu tả cách Bernanka đã biến mình thành một nhánh quyền lực thứ tư của chính phủ, bằng cách khai thác kẽ hở trong luật 1932 cho phép Fed có được một quyền hành rộng rãi trong “những trường hợp cấp bách và bất thường” để trở thành một tổng tư lệnh kinh tế thực sự, bơm vài nghìn tỷ đô la vào vòng xoáy tín dụng quốc gia mà không cần sự cho phép của tổng thống hay quốc hội, khai trương các loại chương trình chưa từng xuất hiện với những cái tên viết tắt khó hiểu. Như Wessel viết, khẩu hiệu của Ben là “cho dù gì đi nữa”.

Mặt trái của “siêu quyền lực”

Cuộc Đại khủng hoảng đã không biến thành một cuộc Đại suy sụp khác, thị trường đã phục hồi, Bernanke đã tuyên bố tuần trước rằng giai đoạn tồi tệ nhất của khủng hoảng đã qua. Vì vậy, Obama thực sự không có lựa chọn nào khác là tái bổ nhiệm Bernanke cho dù cố vấn kinh tế của Nhà trắng Lawrence Summers đã rất khát khao vị trí này. Thị trường thích sự ổn định và họ thực sự thích Bernanke. Obama có lẽ đã quyết định tương tự như vậy cho dù ông có sự lựa chọn khác. Bernanke không phải là không có sai lầm. Ông đã đối phó với khủng hoảng một cách chậm trễ và đã bắt đầu kéo tỷ lệ lãi suất về 0, và những nhà theo dõi thị trường sẽ mãi nghi ngờ về quyết định để cho Lehman sụp đổ. Nhưng về tổng thể, ông là người dũng cảm, sáng tạo và thành công. Dù ông khá mới đối với giới chính trị ở Washington, ông đã thể hiện được sự tinh ranh chính trị và nghệ thuật PR. Ông đã có cuộc trả lời phỏng vấn trong chương trình 60 Minutes (60 phút) ở thời điểm cao trào của khủng hoảng, mang lại một lá phiếu ủng hộ quan trọng cho gói kích thích kinh tế của Obama và chiếm lĩnh được diễn đàn cũng như quyền lợi thực chất tại một số phiên chất vấn của quốc hội.

Có một chút đáng sợ khi siêu quyền lực được tập trung ở Fed, một trong những thể chế ít trách nhiệm nhất của Washington. Tại sao thị trường lại quyết định ai sẽ giám sát họ? Tự thân những thị trường quyết định không đủ hay sao? Bernanke có thể là một kẻ chuyên quyền tài chính rộng lượng lý tưởng, một siêu học giả rụt rè chẳng có mấy mối liên hệ với phố Wall và cũng không thể hiện sự khao khát quyền lực, nhưng chủ tịch tiếp theo của Fed sẽ ít lý tưởng hơn. Obama đã đề xuất mang lại quyền lực thường xuyên nhiều hơn cho Fed, cho dù trước đây cơ quan này không mấy quan tâm đến việc ngăn chặn sự quá độ của thị trường. Đồng thời, bất kỳ chính trị gia nào định can thiệp vào Fed sẽ bị giễu cợt vì đã đe dọa đến sự độc lập thiêng liêng của họ. Nó giống như Tòa án tối cao, nếu Tòa án tối cao có thể đổ hàng nghìn tỷ đô là vào bất cứ nơi nào họ muốn.

Chủ tịch Fed thường được coi là quan chức Mỹ có quyền lực lớn thứ hai. Quyền lực lớn thứ nhất có thể giám sát ông ta chính là thứ quyền lực không tái bổ nhiệm ông. Thứ quyền lực này có thể không cần dùng đến trong năm nay, và rất dễ để hiểu lý do tại sao. Nhưng một ngày nào đó, một tổng thống sẽ phải sử dụng nó, cho dù thị trường có nói gì đi nữa. 

  • Hạnh Khuê (theo Time) 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,