221
1601
Bình luận quốc tế
binhluan
/thegioi/binhluan/
1233960
Nga-Trung-Mỹ: Tam giác không cân xứng!
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Nga-Trung-Mỹ: Tam giác không cân xứng!
,

Việc Trung Quốc chuyển hướng chiến lược từ mối quan hệ với Liên bang Xô Viết sang Mỹ là một bước đi địa chính trị quan trọng nhất vài thập kỷ qua.  

(Ảnh: armybase.us)

Hiện Trung Quốc có quan hệ tốt với Mỹ và một mối quan hệ còn tuyệt vời hơn với Moscow. Nhiều học giả đã tin rằng Mỹ đang gặp phải thách thức từ liên minh Nga-Trung.

Song như Bobo Lo, một nhà cựu ngoại giao Australia tại Nga và là giám đốc chương trình Nga-Trung tại Trung tâm cải cách châu Âu ở London, quan hệ Trung-Nga là không cân bằng: hai nước có những định kiến văn hóa về nhau và có những lợi ích khác biệt mà còn có thể khác biệt hơn nữa trong tương lai.

Nói một cách chính xác, đó là mối quan hệ kiểu “trục tiện lợi”, nghĩa là một mối quan hệ có giới hạn và dựa trên việc mỗi nước muốn hưởng lợi thế nào. 

Mối quan hệ này có thể giúp Trung Quốc tận dụng được nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng của Nga và mở rộng ảnh hưởng khu vực của mình, nhưng nó lại chỉ mang lại cho Nga cái bóng ảo tưởng về một thế giới đa cực mà Nga chiếm vị trí trung tâm. 

Sự hồ nghi chiến lược 

Năm 2006 là năm Nga ở Trung Quốc và năm 2007 là năm Trung Quốc ở Nga với hàng loạt các cuộc triển lãm, trao đổi văn hóa, giao dịch thương mại và các chuyến thăm cấp nhà nước. Những xung đột biên giới cũng được giải quyết qua một thỏa ước.  

Tuy nhiên vấn đề nằm ở chỗ dù coi nhau là đối tác chiến lược nhưng họ lại không coi nhau là trung tâm trong chính sách đối ngoại của mình. Đối tác không thể tách rời của Trung Quốc là Mỹ, còn của Nga là châu Âu. Năm 2007, thương mại Trung-Nga đạt 48 tỷ USD, tăng từ mức 5,7 tỷ USD của năm 1999, khiến Trung Quốc trở thành bạn hàng lớn thứ 2 của Nga sau EU. Nhưng thương mại Nga-EU hiện giờ đã vượt quá 250 tỷ USD và quan hệ thương mại Mỹ-Trung vượt quá 400 tỷ USD. Như Lo nói, quan hệ của họ là tận dụng cơ hội, còn 2 “gã khổng lồ” này “không có chung tầm nhìn về thế giới hay sự hiểu biết chung về vị trí của họ trong thế giới này. 

Hơn nữa, điều quan trọng hơn là Trung Quốc có vị thế tốt hơn để tận dụng mối quan hệ này. Họ có lợi ích từ dầu lửa và vũ khí của Nga còn Nga chỉ có được ý tưởng mơ hồ về thế giới đa cực. Vì vậy mà mối quan hệ này được gọi một cách lịch sự là “không cân xứng”. 

Mất cân đối nghiêm trọng 

Sự mất cân đối nghiêm trọng trong quan hệ Nga-Trung thể hiện rõ nhất qua vai trò của hai nước này trong Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO). 

Trung Quốc liên tục yêu cầu Moscow ủng hộ việc xây dựng SCO thành một liên minh quân sự đối chọi với NATO. Nhưng SCO lại từ chối tán thành cuộc chiến tháng 8/2008 của Nga với Gruzia. Trung Quốc dường như không muốn quan tâm tới tranh chấp ở Caucasus. 

Trong khi đó, bằng cách tận dụng đầu tư thương mại trong khối SCO, Trung Quốc đã xâm nhập được vào khu vực Trung Á, một khu vực Nga vốn coi là “sân sau” của mình. Các công ty Trung Quốc liên tục đầu tư vào lĩnh vực khai khoáng, năng lượng và các ngành công nghiệp khác ở Trung Á. Trong lúc Nga mải tìm cách đẩy Mỹ khỏi khu vực này, như việc vận động Kyrgyzstan buộc Mỹ phải rút quân khỏi căn cứ quân sự của Mỹ ở  Bishkek, Trung Quốc đã mở rộng ảnh hưởng của mình ở đây một cách thoải mái.  

Tháng 2/2009, hai chính phủ đã ký một thỏa thuận theo đó Rosneft, công ty dầu lửa quốc doanh lớn nhất của Nga, và Transneft, nhà độc quyền đường quốc doanh của Nga sẽ nhận được 25 tỷ USD từ Ngân hàng phát triển Trung Quốc để đổi lại việc cung cấp cho Trung Quốc 300.000 thùng dầu mỗi ngày từ năm 2011-2030, tổng cộng khoảng 2,2 tỷ thùng. Thoả thuận này có nghĩa Trung Quốc chỉ phải trả chưa đến 20 USD/thùng chưa đến một nửa giá toàn cầu vào thời điểm ký thoả thuận và chưa đến 1/3 giá trị trường ước tính vào năm 2017, năm dầu bắt đầu được chuyển cho Trung Quốc.

Năng lượng không phải lĩnh vực “gặt hái” duy nhất của Trung Quốc trong quan hệ với Nga. Theo đánh giá của Mỹ, Nga cung cấp cho Trung Quốc 95% vũ khí hạng nặng bao gồm cả tàu ngầm loại Kilo và tàu khu trục loại Sovremenny. Cho đến nay, các quan chức Nga không xem việc Trung Quốc trang bị hải quân là mối đe dọa trực tiếp với mình, nhưng họ lại thấy mối nguy hiểm tiềm tàng từ Nhật Bản và Mỹ. 

Quan hệ thương mại Nga-Trung ngày một mất cân bằng mỗi năm. Nga sẽ còn quan trọng với Trung Quốc khi mà dòng vũ khí và dầu còn tiếp tục chảy. Trung Quốc đối xử với Nga với một sự khéo léo cao nhất, quyết liệt phủ nhận sự mạnh mẽ của mình, một sự khiêm tốn cẩn trọng giúp duy trì được thế thượng phong của Trung Quốc. 

Đối tác kiểu gì?

Trên thực tế, Trung Quốc đã chấp nhận vai trò “yếu hơn” trong quan hệ với Mỹ. Đó là bước đi đã được họ tính toán kỹ và đó cũng là một phần trong chiến lược “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc. Khác với Nga, Trung Quốc “dường như không đối chọi với phương Tây như Nga". Trung Quốc cũng không xem Nga là đối trọng với Mỹ trong khi Nga lại hy vọng có thể sử dụng Trung Quốc làm thế đối trọng với Washington. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc không ngừng khẳng định rằng Trung Quốc vẫn là nước đang phát triển và Mỹ vẫn giữ vai trò cường quốc toàn cầu trong một thời gian dài nữa. Thế yếu này giúp Trung Quốc có thể tìm kiếm những lợi ích của mình mà không phải trả những giá quá đắt cho việc đối đầu với Mỹ. 

Ngược lại với Trung Quốc, Nga, dù đã lấy lại được phần nào sức mạnh của mình thời gian qua, nhưng vẫn không thể tìm cách hưởng lợi từ sức mạnh và sự giàu có của Mỹ. Dười thời Obama, quan hệ Mỹ-Nga đã mềm hơn nhưng mối quan hệ này vẫn thiếu nền tảng thương mại vững vàng như quan hệ Trung-Mỹ. Rào cản lớn nhất trong quan hệ hai nước khiến Mỹ nhìn Nga khác với Trung Quốc chính là việc tranh giành ảnh hưởng ở những nước thuộc Liên bang Xô viết cũ. Nga luôn cho rằng họ phải có nhưng “lợi ích” đặc biệt ở Gruzia, Ukraine và những nước khác ở khu vực và trên thực tế Nga cũng đang lấy lại được ảnh hưởng của mình ở vùng lãnh thổ Xô Viết cũ này. Nhưng Mỹ thì không ngừng nhìn nhận khu vực này dưới con mắt phải thúc đẩy dân chủ theo kiểu Mỹ tại đây.  

Mỹ không muốn chấp nhận thực tế là Nga có vai trò ở khu vực này trong rất nhiều lĩnh vực. Còn Nga thì không thể vừa khẳng định lợi ích của mình tại đây lại vừa chịu đóng vai trò “yếu hơn” trước Mỹ giống như Trung Quốc. Nghịch lý này sẽ càng đẩy Nga lại gần Trung Quốc.  

Tam giác lộn ngược 

Tác giả Lo đã tóm tắt lại mối quan hệ giữa 3 nước như sau. Nga đã phục hồi lại từ đống đổ nát sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ. Họ vẫn là một cường quốc trong khu vực nhưng hành xử giống như một cường quốc thế giới. Mặt khác, Trung Quốc đã dần dần biến chuyển thành một cường quốc thế giới nhưng vẫn hành xử như một cường quốc khu vực. Trong khi đó, Mỹ bận rộn lo củng cố chiến thắng của mình từ thời chiến tranh lạnh 18 năm trước. Gần đây, nhiều người ở Nga và Mỹ đã bắt đầu nói về một cuộc “chiến tranh lạnh mới”. Ý tưởng này sai bởi vì Nga, một cường quốc khu vực vực, khó mà chọi lại được với Mỹ và sai bởi vì cuộc chiến tranh lạnh trước đây chưa bao giờ biến mất, chỉ là chiến trường của nó được thu hẹp lại, chuyển từ phạm vi toàn cầu sang Kiev và Tbilisi. 

Hiện tại, Mỹ mải bận lo những vấn đề trong nước hơn là để ý đến việc khởi động lại quan hệ với Nga. Tuy nhiên Nga vẫn có tầm quan trọng với Mỹ bởi những lý do sau. Nga là một lực lượng chính, một đối trọng chiến lược ở châu Âu. Không thể đảm bảo an ninh ở châu Âu nếu không có sự hợp tác của Nga. Một NATO mở rộng sẽ không mang lại an ninh bền vững như nó cam kết. Sớm hay muộn cũng sẽ xảy ra khủng hoảng ở những nước NATO thuộc liên bang Xô Viết cũ, khiến cho hiệp ước phòng thủ chung NATO trở nên vô hiệu. 

Có một lý do khiến Mỹ cần Nga là vì Trung Quốc đã làm như vậy. Lo cho rằng “Trung Quốc sẽ dần dần trở nên quyết liệt hơn, đầu tiên là ở Đông Á và Trung Á, sau đó là toàn Âu-Á. Dường như Trung Quốc đã sẵn sàng thiết lập lại sự cân bằng quyền lực ở Đông Á, vụ va chạm với tàu  tuần tra Mỹ Impeccable ở biển Đông hồi tháng 3 là một ví dụ rõ ràng.  

Sẽ không thể có việc định hình lại quan hệ Nga-Mỹ nếu không có sự thay đổi của NATO và sự thiết lập một cấu trúc an ninh mới ở châu Âu. Mà nếu không có việc này, Trung Quốc sẽ tiếp tục là nước hưởng lợi, không chỉ trong mối quan hệ song phương với Nga mà cả trong mối quan hệ tam giác chiến lược Trung Quốc, Nga và Mỹ.

  • Hạnh Khuê (theo Foreign Affairs)

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,