Giáo sư Gerald Curtis từ Khoa Khoa học Chính trị của trường Đại học Mỹ
Tổng thống Barack Obama. Ảnh DailyBail.
Tổng thống Barack Obama được bầu chọn nhờ trung thành với phương châm thay đổi. Và trên thực tế ở mọi lĩnh vực, ông không chần chừ gì trong việc đưa ra những sự đổi thay nếu thấy cần thiết.
Chỉ có một ngoại lệ duy nhất ông chưa đưa ra ý tưởng nào về sự thay đổi: Đông Á.
Ở Đông Á, phương châm của Tổng thống Obama là tiếp tục, không phải là thay đổi.
Quan trọng nhất ở Đông Á là Trung Quốc. Nhưng từ thời mở cửa của Richard Nixon tới nay, chính sách với Trung Quốc vẫn là cố gắng phát triển sâu hơn mối quan hệ với nước này và khuyến khích Trung Quốc tham gia tích cực hơn vào hệ thống chính trị toàn cầu đồng thời tìm cách đối phó với mối nguy cơ từ việc Trung Quốc dùng sức mạnh tăng dần của mình mà làm ảnh hưởng tới các lợi ích của Mỹ.
Obama cũng không là ngoại lệ. Chính quyền mới cũng kêu gọi Trung Quốc nên tìm một giải pháp hoà bình cho vấn đề Đài Loan và cũng cố chứng tỏ cho
Nhưng cho dù Tổng thống Obama không muốn áp dụng chính sách thay đổi ở Đông Á thì ngay cả phương châm tiếp tục ở đây cũng đòi hỏi nhiều yếu tố mới chứ không đơn giản chỉ là áp dụng những chính sách cũ như hiện nay.
Ở Đông Á, tình hình chung đã có nhiều thay đổi và do vậy rất cần những đổi thay trong chính sách của Mỹ với khu vực này, nhất là khi châu Á vẫn đóng vai trò rất quan trọng với thế giới: đó là nơi có những nền kinh tế tăng trưởng năng động nhất và cũng là nơi mà hoà bình thế giới có thể bị đe doạ bởi bóng ma hạt nhân. Cụ thể hơn, ở đó có cường quốc đang lên cần chú ý là Trung Quốc và nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, Nhật Bản.
Một điều nguy hiểm là, do bận tâm với những vấn đề mới gai góc phát sinh ở Afghanistan, Trung Đông và nhiều nơi cấp bách khác, chính quyền Obama dường như đang chấp nhận một chính sách lơ là đến mức thái quá với Đông Á.
Đó là điều nguy hiểm bởi nó sẽ tạo ra những khoảng cách ngày càng lớn mà chính quyền mới sẽ rất khó lấp đầy sau này, khi đã giải quyết tạm ổn những vấn đề cấp bách kể trên. Bởi Đông Á vận động không ngừng và tiến rất xa về phía trước mà không đợi cho ông Obama giải quyết xong những sự vụ kia rồi mới đi tiếp.
Đó là chưa kể cần phải có một chiến lược toàn diện đối với vấn đề hạt nhân Triều Tiên. Dù muốn dù không, con bài quyết định vấn đề này vẫn nằm trong tay Mỹ.
Chỉ có Mỹ mới có thể thương thảo và đáp ứng những điều kiện trong một thoả thuận toàn diện mà phía Triều Tiên đưa ra và ngăn chặn nước này xuất khẩu tên lửa, vũ khí và công nghệ hạt nhân đi khắp nơi. Chỉ có Mỹ mới bảo đảm cho Nhật và Hàn Quốc yên tâm với những phương cách giải quyết của mình kèm với chiếc ô hạt nhân Mỹ dành cho họ. Chỉ Mỹ mới có thể thúc giục Trung Quốc đưa ra những chính sách đồng bộ với những nước còn lại trong đàm phán 6 bên.
Và chỉ có Tổng thống Mỹ mới có khả năng điều tiết một kịch bản thành công cho vấn đề Triều Tiên. Thực tế là như vậy.
Vậy mà những gì mà Obama làm mới chỉ là tái bảo đảm với Nhật rằng quan hệ thân thiết hơn giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ không phá hỏng quan hệ truyền thống giữa
Và ý tưởng về một "G2" giữa Mỹ với Trung Quốc cũng là một ý tưởng tồi. Điều đó đã phóng đại hoá tầm quan trọng của Trung Quốc, rằng vai trò giải quyết các vấn đề quốc tế của Trung Quốc cũng được xếp ngang hàng với Mỹ. Trong khi đó thì Trung Quốc đang mải lo giải quyết rất nhiều các vấn đề trong nước hơn là tham gia sâu rộng thực sự vào các vấn đề toàn cầu.
Có thể thấy ở Đông Á lúc này, Hàn Quốc thì lo sợ bị Mỹ lãng quên và gạt ra một bên trong các vấn đề khu vực. Trung Quốc và Nhật thì lúc nào cũng “ghen tỵ” rằng Mỹ sẽ thân với phía kia hơn và có những chính sách bất lợi đối với mình.
Và bản thân người Mỹ cũng không phải là không lo lắng, rằng với việc chưa có chiến lược cập nhật phù hợp với Đông Á, rất có thể hoàn cảnh xô đẩy sẽ khiến họ có những chọn lựa không hoàn hảo tại đây.
Điều mà chính quyền của Obama cần lưu ý là trong thế giới liên kết sâu rộng như ngày nay, một mối quan hệ song phương sẽ nhanh chóng tác động tới các nước khác và cứ thế lan toả, rẽ ra nhiều ngả khác nhau và trở thành một mối quan hệ đa phương nằm ngoài tưởng tượng. Chính vì vậy mà Mỹ cần hoạch định một chiến lược với châu Á sao cho linh hoạt và giàu trí tưởng tượng, để có thể hình dung ra những phát sinh khó đoán biết phía trước.
Nói chung, điều quan trọng nhất là phải có một sự thay đổi trong chính sách của Mỹ đối với Đông Á. Và đó là trách nhiệm của vị Tổng thống đã giành được chiếc ghế tối cao nhờ phương châm Thay đổi mà ông luôn trung thành.
- Nhật Vy (Theo Newsweek)