221
1601
Bình luận quốc tế
binhluan
/thegioi/binhluan/
1234206
Một "pháo đài" thương mại đang hình thành ở châu Á
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Một 'pháo đài' thương mại đang hình thành ở châu Á
,

Đại suy thoái không thích hợp với tự do thương mại. Khi tỉ lệ thất nghiệp gia tăng, nhu cầu tiêu dùng sụt giảm khắp thế giới thì chính phủ các nước lại tập trung nhiều hơn vào việc bảo vệ chính ngành công nghiệp và nhân công của họ hơn là đưa ra các thỏa hiệp cần thiết để thúc đẩy thương mại quốc tế.

a
Cảng container Brani ở Singapore. (Ảnh Reuters)

Mỹ, điển hình của một nhà xúc tiến thương mại hăng hái, đã đưa ra điều khoản “Mua hàng Mỹ” trong gói kích thích kinh tế gây nên nhiều chỉ trích về việc trợ cấp không công bằng. Mặc dù một cuộc gặp các bộ trưởng tại New Delhi đầu tháng 9 cam kết khởi động các cuộc đàm phán của Tổ chức Thương mại Thế giới nhằm đạt được sự nhất trí mới trên phạm vi toàn cầu về tự do thương mại, song nhiều khác biệt vẫn tồn tại giữa thế giới phát triển và đang phát triển khiến khó có thể đạt được thoả thuận cuối cùng.

Tuy nhiên, đối nghịch với thực tế trên, một phần của thế giới - châu Á - lại đang tích cực mở cửa các thị trường khu vực. Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), số lượng hiệp định tự do thương mại (FTA) mà các nước châu Á ký kết đã tăng từ 3 (năm 2000) lên 56 thoả thuận vào cuối tháng 8.

Khối thương mại hùng mạnh

Mười chín hiệp định trong số này do 16 nền kinh tế chính trong châu lục ký kết. Theo giới phân tích, xu thế này có thể giúp châu Á trở thành một khối thương mại hùng mạnh ngang tầm với khối thương mại được tạo ra bởi Hiệp định Tự do Thương mại Bắc Mỹ.

"Hội nhập châu Á phần nào là một mơ ước, nhưng nó đã thực tế hơn nhiều trước đây”, Ganeshan Wignaraja, nhà kinh tế học thuộc Ngân hàng Phát triển châu Á nói. "Có xu thế tạo ra môi trường kinh doanh tốt hơn ở châu Á, động lực này khá mạnh mẽ”.

Có một chiều hướng rõ ràng tiếp tục diễn ra là việc ký kết các thoả thuận giữa những cường quốc trong khu vực. Vào tháng 8, Ấn Độ ký hai FTA trong vòng một tuần, với Hàn Quốc và 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong khi đó, ASEAN và Trung Quốc hy vọng đưa thoả thuận giảm thuế của một FTA đã ký năm 2004 vào thực thi hoàn toàn vào năm 2010.

Nhiều thoả thuận tương tự cũng diễn ra. Lãnh đạo Đài Loan Ma Ying-jeou tuyên bố chính sách ưu tiên số một là đạt được “khuôn khổ kinh tế toàn diện” với Trung Quốc nhằm giảm thuế quan cho hàng hoá Đài Loan khi vào thị trường đại lục. Yukio Hatoyama, Thủ tướng mới đắc cử của Nhật thì nhấn mạnh đến mức cần thiết của sự hội nhập lớn hơn ở châu Á, thậm chí còn đề xuất thiết lập đồng tiền chung kiểu như đồng euro.

Mặc dù xu thế này đã diễn ra vài năm nay, nhưng nỗ lực hạ thấp các rào cản thương mại lại trở nên khẩn cấp hơn bao giờ hết giữa cuộc suy thoái. Lo ngại sự sụt giảm ngày một lớn trong chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ - những người tiêu thụ chủ yếu hàng hoá sản xuất của châu Á – đã thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách nhìn vào Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước khác trong khu vực như các nhà tiêu dùng hàng xuất khẩu.

Trong cuộc phỏng vấn hồi tháng 8 với CNN, Thủ tướng Malaysia Najib Razak nói: "Chúng ta cần định hình cho một mô hình kinh tế mới". Khi các mạng lưới sản xuất trong khu vực trở nên gắn kết với nhau hơn, và khi người tiêu dùng châu Á giàu có hơn, chi tiêu phóng tay hơn thì thương mại ở châu lục giờ đây được coi là điều tiên quyết để mở rộng kinh tế tương lai. Sự phục hồi mới của châu Á đã cho thấy những lợi ích khổng lồ. Năm ngoái, thương mại nội khu vực chiếm 57% tổng giá trị thương mại toàn châu Á, tăng so với mức 37% năm 1980. "Trước đây, châu Á sản xuất chủ yếu cho châu Mỹ và châu Âu", Tổng thống Philippines Gloria Arroyo nói trong một cuộc phỏng vấn của CNBC. "Giờ đây, châu Á đang sản xuất cho châu Á".

Hiện thực không bằng phẳng

Dĩ nhiên, châu Á vẫn phụ thuộc vào việc tiêu thụ hàng hóa sang phương Tây. Nhưng các thỏa thuận tự do thương mại khu vực có thể giảm bớt việc xuất khẩu từ châu Á sang Mỹ bằng cách đem lại những ưu đãi hơn cho các công ty châu Á trong tiêu thụ hàng cho doanh nghiệp và người tiêu dùng châu lục. Tuy nhiên, nó cũng có mặt trái. Ví dụ như Mỹ có thể phải đối mặt với khả năng cạnh tranh bất lợi khi cố gắng tiếp cận với các thị trường đang phát triển mạnh ở châu Á. Điều này sẽ gây tác động tiêu cực với nỗ lực tái cân bằng các khoản nợ, thâm hụt quá lớn ở Mỹ và mức tiết kiệm thừa thãi ở châu Á.

Các FTA song phương "đã tạo ra một sân chơi không giới hạn với các lợi thế dành cho các nước châu Á", Eswar Prasad, giáo sư nghiên cứu chính sách thương mại tại Đại học Cornell ở Ithaca, New York cho biết. "Nhưng nếu Mỹ bị hạn chế khi tiếp cận phần tăng trưởng mạnh mẽ nhất của kinh tế toàn cầu, nó sẽ gây ảnh hưởng với toàn bộ xu thế tái cân bằng".

Một số nhà phân tích cũng lo lắng rằng, các thỏa thuận thương mại trong khu vực có thể cản trở cho những cuộc đàm phán thương mại WTO khi người ta dễ đạt được các hiệp định song phương hơn là đạt được sự nhất trí toàn cầu. "Thế giới sẽ không trở nên tốt hơn nếu chúng ta chia thành các khối thương mại", Edward Leung, nhà kinh tế học tại Hội đồng Phát triển Thương mại Hong Kong nhấn mạnh.

Richard Baldwin, giáo sư kinh tế quốc tế tại Học viện Graduate ở Geneva, tin rằng, châu Á vẫn trông cậy nhiều vào nhu cầu từ phương Tây. Thuế quan giảm đáng kể cùng với các lợi ích từ FTA vẫn không giúp các hãng châu Á có lợi thế cạnh tranh hơn những đối thủ nước ngoài.

Một số nhà phân tích cũng chỉ ra "kẽ hở" trong sự liên kết giữa bản thân các quốc gia châu Á. Sự đối đầu giữa các nền kinh tế lớn Bắc Á như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ ngăn cản con đường trở thành hiện thực của một khối thương mại châu Á. "Khái niệm sẽ có một "Pháo đài châu Á" là thực sự chưa chính xác", Vinod Aggarwal, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu APEC tại Đại học California - Berkeley nói.

Tuy vậy, sức hút lợi ích từ sự tương tác lớn hơn trong khu vực cuối cùng sẽ giúp các nước vượt qua mọi lực cản. Wignaraja của ADB dự báo, châu Á có thể trở thành một khu vực thương mại kiểu như NAFTA trong 10 năm tới.

  • Kỳ Thư (Theo TIME)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,