221
1601
Bình luận quốc tế
binhluan
/thegioi/binhluan/
1236123
Chiến thắng cho ngoại giao Nga?
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Chiến thắng cho ngoại giao Nga?
,
Quyết định từ bỏ kế hoạch xây dựng lá chắn tên lửa ở châu Âu của Washington được giới bình luận và các quan chức an ninh, quốc phòng Nga mô tả là một chiến thắng đối với ngoại giao nước này.

 

Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) và người đồng nhiệm Nga Dmitry Medvedev. (Ảnh: Telegraph.co.uk)
Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) và người đồng nhiệm Nga Dmitry Medvedev. (Ảnh: Telegraph.co.uk)

Alexander Konovalov, Giám đốc Viện Đánh giá Chiến lược ở Moscow, đánh giá tính hiệu quả của hệ thống này rất thấp; bên cạnh đó chi phí của nó rất lớn  và đặc biệt là không được các nhà chức trách CH Séc tán thành.

Tuy nhiên, ông Konovalov kêu gọi sự thận trọng, cảnh báo rằng chiến thắng này có "ý nghĩa chung" chứ không chỉ đối với Moscow. Theo ông, thật vô lý khi chi hàng tỷ đôla để "phát triển một hệ thống nhằm chống lại một mối đe dọa không tồn tại giữa bối cảnh khủng hoảng kinh tế đang diễn ra".

Các nhà bình luận khác ở Moscow thì hoan nghênh quyết định của Mỹ là một dấu hiệu chấm dứt cái họ gọi là "ảo tưởng về thế giới cứu tinh" của chính quyền Mỹ thời cựu Tổng thống George W Bush.

Nga chưa bao giờ chấp nhận lý do mà chính quyền Bush đưa ra là hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ bảo vệ Trung Âu trước mối đe dọa tiềm ẩn từ Iran hoặc CHDCND Triều Tiên.

Thay vào đó, Moscow luôn khẳng định rằng hệ thống này nhằm vào mình, được thiết kế riêng biệt để phá hoại khả năng ngăn chặn hạt nhân của chính Nga.

Vấn đề lá chắn tên lửa đã trở thành một trong những vấn đề chủ yếu gây chia rẽ giữa Moscow và Washington. Nguyện vọng "tiếp nhận" một phần hệ thống này của chính phủ Balan cũng làm tăng những căng thẳng vốn phủ bóng lên quan hệ giữa Nga và Ba Lan trong những năm gần đây. Vào tháng 8/2008, trong cuộc chiến ngắn ngày giữa Nga và Grudia, khi Tổng thống Ba Lan Lech Kaczynski còn nhận xét rằng hành động của Nga là một lý lẽ đanh thép cho hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.

Đầu năm nay, các quan chức chính trị và văn hóa hàng đầu trong khu vực đã viết một lá thư ngỏ tới Tổng thống Barack Obama, kêu gọi ông không "nao núng" trước sự phản đối của Nga về hệ thống phòng thủ tên lửa. Đây cũng là lời nhắc nhở rằng có nhiều mối quan ngại về cam kết của ông Obama với việc "nhấn nút cài đặt lại" với Moscow.

Và đến nay, việc "nhấn nút cài đặt lại" mang lại cho Mỹ rất ít nhượng bộ từ phía Moscow.

Thay vào đó, nhiều tờ báo chủ trương cứng rắn của Nga viết rằng, việc từ bỏ kế hoạch phòng thủ tên lửa đặt dấu chấm hết cho khái niệm "đối tác chiến lược" giữa Washington và "các quốc gia nhỏ" ở Trung Âu.

Moscow đã tranh thủ sự chia rẽ ở Trung Âu và liên tục đề xuất châu Âu nên xây dựng một chính sách quốc phòng và an ninh chung mà không cần có sự tham gia của Mỹ.

Dmitry Rogozin, Đại sứ Nga ở NATO và là một nhà đàm phán cứng rắn, nói rằng quyết định "đột phá" của Mỹ đã dỡ bỏ "trở ngại chính" trong các mối quan hệ Nga - Mỹ.

Tuần tới, Tổng thống Nga Medvedev sẽ tới Mỹ để tham dự hội nghị G20 và hội nghị của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Từng lời phát biểu của ông sẽ được theo dõi kỹ lưỡng để đánh giá liệu Nga có cảm thấy nước này vừa "ghi bàn" trên mặt trận ngoại giao và chiến lược trước Mỹ, hoặc liệu quyết định của Mỹ về hệ thống phòng thủ tên lửa có dọn đường cho một giai đoạn mới trong cách nghĩ của người Nga về phương Tây hay không.

  • Thanh Hảo (Theo BBC)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,