221
1601
Bình luận quốc tế
binhluan
/thegioi/binhluan/
1235932
Tại sao Mỹ lo sợ "Afghanistan hóa"
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Tại sao Mỹ lo sợ 'Afghanistan hóa'
,

Cuộc chiến ở Afghanistan chưa thất bại, nhưng hầu hết mọi quyết sách lớn đã sai lầm. May thay, bước ngoặt đã diễn ra vì một thể chế chính trị mới đang ấp ủ ra đời ở Kabul.

Lực lượng NATO ở Afghanistan. (Ảnh: Reuters)

 

Mắt xích yếu nhất trong chiến lược của Mỹ ở Afghanistan chính là bài toán quyền lực ở Kabul. Thoạt nhìn, điều này thể hiện là vấn đề khác biệt về văn hoá. Khi Zalmay Khalilzad giữ chức vụ là Đại sứ Mỹ ở Kabul, ông tự coi mình như Tổng trấn và Washington đã dựng lên vị trí này để hiểu  rằng Tổng thống Hamid Karzai chỉ chiếm vị trí thứ 2.

Tuy nhiên, sau khi Khalilzad ra đi vào năm 2005, và khi Hamid Karzai trúng cử tổng thống nhiệm kỳ thứ nhất, ông bắt đầu phát huy quyền lực của mình. Sau đó, khi tình hình Afghanistan xấu đi vào năm 2006, Washington bắt đầu cho rằng Karzai phải chịu trách nhiệm về hàng loạt những thất bại trong việc tái thiết Afghanistan, như không thể kiểm soát việc trồng trọt cây anh túc,  buôn bán ma tuý, tham nhũng tràn lan và năng lực yếu kém của các cơ quan chính phủ.

Như vậy Hamid Karzai thực ở đâu? Sức mạnh của ông ta thế nào mà đến nỗi phải thất bại? Karzai phải làm gì sau cuộc bầu cử Tổng thống hỗn loạn vừa qua? Có phải Mỹ muốn lật đổ Karzai không?

Những gì phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ian Kelly nói vào hôm thứ 15/9 đã cho thấy 3 điểm nổi bật trong cách giải quyết của Mỹ đối với cuộc bầu cử lộn xộn ở Afghanistan. Thứ nhất, Washington nhận định rằng có thể giải quyết được những khác biệt giữa Uỷ ban Giải quyết khiếu nại bầu cử Afghanistan (ECC) do phương Tây chi phối và Uỷ ban Bầu cử độc lập ở Kabul. Ian Kelly nói: “Cho đến nay, chúng tôi nhận thấy rằng tiến trình mọi việc đang thực hiện… và cần được tạo cơ hội”.

Thứ hai, “đây không phải là vấn đề của ngày hay tuần; mà là hàng tháng mới có thể giải quyết được những lời cáo buộc gian lận bầu cử”.

Thứ 3, quan trọng nhất là Mỹ coi Karzai là hợp pháp. “Chúng tôi làm việc hàng ngày với Tổng thống Karzai”, Kelly nói.

Tóm lại, Washington có thể sẵn sàng cư xử với Karzai với tư cách là một tổng thống trong 5 năm nữa. Nói khách quan, mọi kế hoạch của Mỹ nhằm cứu vãn cuộc chiến chỉ có thể thực hiện được nếu liên minh chủ chốt của họ có sức mạnh trong chính quyền ở Kabul. Và “Afghanistan hoá” nghĩa là đặt Karzai và vây cánh của ông vào bãi chiến trường. Không thể có lời giải cho tình trạng hai chính quyền song song bởi đó là sự xa lạ đối với văn hoá Afghanistan. Người dân Afghanistan chỉ mong đợi một chính quyền, một nguồn quyền lực thống nhất. Thế nhưng Washington muốn đưa những ứng cử viên của họ vào nội các  của Karzai.

Hướng then chốt nhất của “Afghanistan hoá” phải là Karzai có quyền hành trong tay để tiêu diệt Taliban. Với tư cách là một nhà lãnh đạo của Afghanistan, ông có lợi thế là hiểu bản chất chính trị truyền thống Afghanistan.

Tuy nhiên, có phải Mỹ muốn Karzai phải tiến hành kế hoạch truy quét Taliban ngay trong vòng 100 ngày nhậm chức của chính phủ mới? Điểm mấu chốt của bầu cử Afghanistan là dấu hiệu về việc ông Karzai muốn “độc lập” khỏi Mỹ. Nhưng Washington lại không hài lòng về điều này.

Toàn bộ sự can thiệp của Mỹ là để Karzai hiểu thực tế ảm đạm rằng ông ta có thể bị tấn công, không an toàn và phụ thuộc vào họ. Tuy nhiên vấn đề chủ chốt là liệu Mỹ có thực sự muốn một chính phủ tập trung đáng tin cậy ở Kabul, một chính phủ hành động độc lập hay không?

Rõ ràng Ian Kelly đã thờ ơ với đề xuất của Đức, Anh, Pháp trình lên Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc về kế hoạch tổ chức một hội nghị quốc tế bàn về Afghanistan. Bức thư này viết phải thoả thuận về “Điểm chuẩn và hạn định nhằm hình thành một khuôn khổ chung đối với giai đoạn chuyển tiếp ở Afghanistan… để định ra quan điểm rõ ràng cho việc chuyển giao trách nhiệm từng bước cho Afghanistan”.

Thực chất, các lãnh đạo châu Âu kêu gọi “Afghanistan hoá” trong thời gian hạn định. Bức thư của họ đề nghị rằng Mỹ không nên đưa ra mọi quyết định về Afghanistan.

Điều thú vị là khi hỏi về bức thư, Ian Kelly né tránh rằng Washington vẫn chưa nắm được nội dung bức thư. Nhưng tân Tổng Thư ký NATO, ông Anders Fogh Rasmussen, đã để lộ quan điểm ở Washington. Ông nói “Những bài diễn văn công khai đã bắt đầu đi theo xu hướng sai lầm. Chúng ta phải ở lại Afghanistan trong chừng mực cần thiết, và chúng ta sẽ ở lại trong chừng mực cần thiết. Đừng để ai nghĩ rằng Mỹ muốn bỏ chạy. Kkhông phải như vậy”.

Ưu thế của Washington là việc Taliban đang làm mất ổn định ở châu Á, Bắc Caucasus cũng như tỉnh Tân Cương. Một mô hình an ninh vốn được thiết lập trên cơ sở sự bất ổn của khu vực nay lại bị đe doạ bởi cuộc chiến. Điều này biện minh cho hoạt động kéo dài không rõ ràng của NATO ở Afghanistan. Rõ ràng “Afghanistan hoá” không phù hợp với mô hình này. 

Liên minh NATO bắt đầu nhận ra nghịch lý rằng, trong lúc họ cần phải để cho người Afghanistan hiểu rằng cuộc chiến chống al-Qaeda và Taliban không phải là cuộc chiến của người nước ngoài chống người Afghanistan, tiến trình “Afghanization hoá” lại không phù hợp với mục đích của Mỹ.

  • Quốc Thái (Theo Atimes)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,