221
1601
Bình luận quốc tế
binhluan
/thegioi/binhluan/
1236964
Những cơ hội bị bỏ lỡ của G20
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Những cơ hội bị bỏ lỡ của G20
,

Chiếm 85% GDP toàn cầu, 80% thương mại quốc tế, 2/3 dân số thế giới, G20 tỏ ra khá phù hợp với vai trò kích thích kinh tế thế giới thoát khỏi khủng hoảng.

 

Nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel về kinh tế Joseph Stiglitz.

 

Một thập kỷ trước, để đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế tại châu Á và Nga, các bộ trưởng tài chính của 7 nền kinh tế lớn nhất đã thành lập một tổ chức mới, G20. Chín năm sau, ảnh hưởng của G20 đã gia tăng, nhưng không nhanh. Sau đó, hồi năm ngoái, G7 lại tự nhận thêm một nhiệm vụ là điều phối phản ứng toàn cầu về cuộc khủng hoảng tài chính. Như thế, lần đầu tiên G20 ngồi vào chiếc ghế lái. Cuộc họp chính thức của lãnh đạo các nước G20 sẽ chính thức diễn ra vào ngày 24-25 tháng 9, được khởi động bởi cuộc họp của các bộ trưởng tài chính hồi đầu tháng với thông cáo chung gồm những biện pháp đẩy mạnh Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới.

Bao gồm 19 quốc gia và Liên minh châu Âu, G20 chiếm 85% GDP toàn cầu, 80% thương mại quốc tế, 2/3 dân số thế giới. Bên cạnh các quốc gia G7, trong G20 còn có cả Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ; Indonesia, quốc gia đông dân Hồi giáo nhất, Thổ Nhĩ Kì, cầu nối về nhiều mặt giữa châu Âu và Trung Đông, và cả Nam Phi. G20 giờ đây tỏ ra khá phù hợp với vai trò kích thích kinh tế toàn thế giới thoát khỏi khủng hoảng.

Một tổ chức khác cũng đang đứng ra làm nhiệm vụ này là Liên hợp quốc. Tổ chức này đã họp hồi cuối tháng 6 để bàn về cách tiếp cận với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Một văn bản đưa ra trước hội nghị là báo cáo của Hội đồng Chuyên gia Liên hợp quốc về khủng hoảng, đứng đầu là người từng đoạt giải Nobel và từng là nhà kinh tế hàng đầu của Ngân hàng Quốc tế, Joseph Stiglitz.

Trước khi xem xét khuyến nghị trong báo cáo của Stiglitz, chúng ta hãy cùng điểm lại những quyết định mà các quốc gia G20 đưa ra tại hội nghị London hồi tháng tư năm nay. Quyết định quan trọng nhất của hội nghị là kế hoạch bơm 1 nghìn tỷ vào nền kinh tế toàn cầu. 1/4 số tiền đó được cam kết là để hỗ trợ tài chính thương mại, ¼ nữa dùng vào đồng tiền “Quyền rút vốn đặc biệt” SDR, và một nửa sẽ dùng làm vốn tăng thêm của Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho các quốc gia vay.

Tuy nhiên, khi xem xét chi tiết thì lại thấy một bức tranh hoàn toàn khác nổi nên. Việc đảm bảo hệ thống tài chính cho hoạt động thương mại là điều quan trọng, nhưng điều này chỉ đơn thuần là việc thay thế việc cấp vốn tư nhân bằng tiền của nhà nước. Nó thực tế không hỗ trợ thêm được điều gì để đối phó lại cuộc khủng hoảng, mà chỉ đơn thuần làm công việc vá lại những lỗ hổng trong hệ thống do khủng hoảng gây ra.

SDR là một dạng của tài sản dự trữ đối với nhiều quốc gia. Đồng tiền này có thể được vay tỷ lệ lãi suất thấp và là một nguồn vốn tốt cho đầu tư. Vào những thời điểm như thế này, đồng SDR tăng thêm là một loại thuốc sẽ giúp được các nước nghèo (đó là lý do tại sao Stiglitz đề nghị sử dụng trong báo cáo của mình). Nhưng các quốc gia này chỉ có thể rút SDR theo một tỷ lệ có hạn, điều này có nghĩa là đa số các SDR là sẵn có với Mỹ và các quốc gia châu Âu. Vì thế, điều này có thể là một thứ thuốc tốt và tốt hơn là không có gì nhưng liều lượng thì loại quá nhỏ để chữa trị cho “căn bệnh” khủng hoảng này.

Những khoản cho vay thêm qua kênh IMF là một thứ thuốc trị không đúng bệnh vì 2 lý do. Trước hết, những khoản tín dụng mới sẽ yêu cầu những điều kiện khắt khe mà người vay phải thỏa mãn trong khi lại loại ra những nước cần sự trợ giúp này nhất. Thứ hai, những nước này không cần vay tiền, họ cần một sự hoãn thu lãi suất trong vòng 2 năm đối với các khoản vày chính thức (từ các nước giàu và từ các tổ chức đa phương). Việc tạm ngừng phải trả lãi suất sẽ giúp các nước nghèo có thêm tiền trong hoàn cảnh khó khăn cho các gói kích thích của mình.

Vậy tại sao G20 lại làm như vậy? Bởi đây là biện pháp không tốn kém. Các khoản vay chính thức và các công cụ thương mại tài chính luôn được người vay trả nợ, bởi vì khi kinh tế gặp khó khăn, đây là những nguồn cấp vốn sẵn có duy nhất. Do đó, các quốc gia G20 biết rằng những khoản cho vay này sẽ được hoàn trả.

Điều mà tất cả những văn bản của G20 đều thiếu là những suy nghĩ khách quan bên ngoài về nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính. Cuộc khủng hoảng tài chính ngày càng nghiêm trọng là kết quả của 15 năm qua, do hệ thống tài chính hiện tại chỉ được xây dựng cho nền tài chính phi toàn cầu, mà giờ đây, hệ thống này không thể tồn tại được nữa.

Chính vì nắm bắt được điều này nên Stiglitz và đồng nghiệp của mình đã tiếp cận vấn đề theo cách đó. Ủy ban của ông đã đưa ra những khuyến nghị thuộc hai nhóm: các giải pháp tức thì và các giải pháp cải cách hệ thống dài hạn. Trong giải pháp ngắn hạn, ủy ban đề nghị sử dụng 250 tỷ USD trị giá SDR thông qua IMF mỗi năm cho cuộc khủng hoảng và các nước giàu phải đóng góp 1% gói kích cầu trong nước cho các gói kích cầu tương tự của các quốc gia có thu nhập thấp.

Về giải pháp dài hạn, ủy ban của Stiglitz kêu gọi những cải cách hệ thống dài hạn với nhiều khuyến nghị. Cần lập nên những cơ chế tài chính mới để giảm bớt rủi ro, bao gồm cả những thể chế quốc tế cho vay bằng nội tệ. IMF và World Bank nên được cải tổ để có thể đáp ứng nhu cầu của đối tác, các nước phát triển.

Trong khi đó, G20 chỉ chấp nhận một khuyến nghị sử dụng 250 tỷ USD tiền SDR, nhưng chỉ áp dụng một lần cho một nước. Liệu đây sẽ là một sự trợ giúp lớn đối với các nước đang phát triển? Mỹ đang là nước có những đóng góp lớn nhất cho IMF, liệu việc tự “thoái lui” đồng đô la với vai trò là đồng tiền quốc tế có dễ dàng được Mỹ chấp nhận?

Stiglitz tin rằng hệ thống tài chính tồn tại sẽ cung cấp vốn, đầu vào quan trọng cho quá trình sản xuất. Giống như truyền thông, điện đường, hệ thống tài chính cũng là một bộ phận quan trọng của cơ sở hạ tầng. Không có gì mới trong cách nghĩ này so với 30 năm trước. Chỉ có điều nhiều người đã quên nó. Chúng ta thường hiểu rằng kinh tế tồn tại để giúp phát triển xã hội, hơn là xã hội tồn tại để phát triển kinh tế. Vì thế Stiglitz tiếp cận vấn đề từ một góc nhìn khác hoàn toàn so với các quốc gia tham gia phản ứng với khủng hoảng. 

  • Đình Ngân (Theo Inside) 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,