221
1601
Bình luận quốc tế
binhluan
/thegioi/binhluan/
1239545
Quên thịt gà và lốp xe đi, hãy lo về chứng khoán
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Mỹ - Trung:
Quên thịt gà và lốp xe đi, hãy lo về chứng khoán
,

Người Mỹ có thể đang lo lắng về xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc về thịt gà và lốp xe. Nhưng có một thứ đáng lo ngại hơn thế: những xung đột có thể sắp xảy ra về trái phiếu kho bạc Mỹ và các chứng khoán phái sinh, gọi chung là chứng khoán.

 

Trung Quốc đã có đòn trả đũa Mỹ sau khi Mỹ áp thuế lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc. Ảnh AP

Trung Quốc đã có đòn trả đũa Mỹ sau khi Mỹ áp thuế lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc. Ảnh AP

Đã có một cuộc chiến tranh thương mại nho nhỏ xảy ra giữa Mỹ và Trung Quốc?

Ngày 12/9 chính quyền Obama đã áp thuế 35% với lốp xe nhập từ Trung Quốc. Đáp lại, Trung Quốc cho biết sẽ điều tra chống bán phá giá với gà nhập từ Mỹ. Rồi tuần qua, tờ New York Times cho hay Mỹ áp thuế đối với các tấm pin mặt trời nhập từ Trung Quốc.

Vậy nên đã có những lo ngại về việc Tổng thống Obama sẽ kéo lùi tiến trình tự do hoá thương mại và mở cửa thị trường.

Tuy nhiên không cần phải lo ngại như thế. Những động thái đó là biểu hiện thường thấy trong quá trình giao thương trong một thế giới thương mại ngày càng đan xen phức tạp và biến động nhanh chóng khôn lường. Nhất là trong quá trình giao thương giữa hai nền kinh tế khổng lồ như Mỹ và Trung Quốc. Những động thái như vậy cũng đã từng xuất hiện trước đó, dưới thời Tổng thống Mỹ Bush. Khi đó Mỹ cũng từng áp thuế với sắt thép, trong đó có sắt thép Trung Quốc, hồi năm 2002. Sau đó là với áo lót nữ nhập từ Trung Quốc vào năm 2003.

Thế nhưng, điều đáng lo ngại phải là những hợp đồng kỳ hạn, về trái phiếu và chứng khoán phái sinh, hơn là về lốp xe hay thịt gà.

Bởi, những thặng dư có được từ giao thương với Mỹ lại được Trung Quốc đổ trở lại không ít vào các tài sản tại Mỹ. Tính tới tháng 7/2009, Trung Quốc đang nắm giữ tới 800 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ, tăng mạnh so với con số 550 tỷ USD hồi tháng 7/2008.

Trung Quốc đã vượt Nhật để trở thành nhà đầu tư nắm giữ nhiều trái phiếu kho bạc Mỹ nhất trên thế giới, chiếm tới 23% tổng lượng nắm giữ trái phiếu Mỹ của nhà đầu tư nước ngoài.

Cũng phải nhắc lại, lượng hàng Trung Quốc tràn sang Mỹ tuy có nhiều, nhưng nên nhớ lượng trái phiếu kho bạc Mỹ trong thời điểm mà Mỹ in ra ào ạt, lại xuất sang Trung Quốc là nhiều nhất. Thậm chí Trung Quốc còn nắm giữ cả cổ phiếu của những công ty được chính phủ hậu thuẫn mạnh nhưng sau đó đã phá sản như Fannie Mae và Freddie Mac. 

Nhưng giờ đây Trung Quốc không chỉ mua trái phiếu kho bạc Mỹ. Những định chế mới ở đó đã vươn tay mua nhiều cổ phần và các loại chứng khoán tại Mỹ. Tập đoàn đầu tư Trung Hoa (China Investment Corp) đã mua 10% tập đoàn đầu tư Blackstone của Mỹ, rồi bỏ ra 1,2 tỷ USD mua 9,9% cổ phần tại ngân hàng đầu tư nổi tiếng phố Wall là Morgan Stanley…

Và hồi mà cả nước Mỹ sống trong sợ hãi năm 2008, nhiều loại chứng khoán phái sinh phức tạp, cả minh bạch và ít minh bạch, đã về tay người Trung Quốc, hầu hết với giá mà giới đầu tư bây giờ có thể gọi là giá hời, mua được ở đáy của thị trường. Những loại chứng khoán này có những liên hệ, kết nối đan xen và nhiều khi những người nắm giữ nhiều chứng khoán có thể tạo ra những ảnh hưởng mạnh mẽ ngược trở lại với nơi phát hành ra chúng.

Nói cách khác, Trung Quốc đang trưởng thành về mặt công nghiệp, điều đó ai cũng rõ và khi người ta muốn bảo hộ mình và ngăn ngừa sự xâm nhập của hàng hoá Trung Quốc, người ta tấn công vào công nghiệp Trung Quốc bằng những sắc thuế, những rào cản thương mại.

Nhưng Trung Quốc giờ đây cũng đang trưởng thành về mặt tài chính và tiền tệ - một lĩnh vực cấp cao và tác động tới huyết mạch kinh tế toàn cầu. Và khi những tài sản nợ (trái phiếu chính phủ) của Mỹ và những loại chứng khoán phái sinh chất đầy trong tài khoản người Trung Quốc, họ sẽ có những tác động nhất định.

Liệu có thể xảy ra cuộc xung đột lớn hơn, sâu sắc hơn, nếu một ngày kia Trung Quốc có những cách ứng xử đối với các tài sản nợ mua của Mỹ, theo một cách mà Mỹ không được hài lòng?

Một điều hiển nhiên là kinh tế Mỹ và Trung Quốc giờ đây gắn bó với nhau chặt chẽ và có thể cảm nhận điều đó qua thông số xuất - nhập khẩu song phương được công bố hàng tháng. Nhưng mối quan hệ đang ngày càng trở nên phức tạp hơn về mặt tài chính - tiền tệ thì ít người hiểu đến. Áp thuế hay điều tra chống phá giá gây sốc mạnh và thu hút quan tâm dư luận ngay lập tức, nhưng rồi nó sẽ qua đi.

Còn những hợp đồng mua trái phiếu Mỹ và chứng khoán phái sinh và cùng với đó là cách ứng xử của Trung Quốc với các tài sản đó thì ít được biết tới, song có thể là điều gây nhức đầu hơn cả với phố Wall, và với Washington.

  • Nhật Vy (Theo Slate, Financial Times)

 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,