- Nội dung hợp tác của Mỹ trong APEC luôn là chủ đề bàn tán sôi nổi mỗi khi hội nghị này được tổ chức dù đó là ở Việt
Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh Reuters |
Trong những lần dự họp APEC trước đây, Tổng thống Bush đã mang đến cho diễn đàn kinh tế này những món gia vị khá đặc biệt: đó là đấu tranh chống khủng bố, là hợp tác đối phó với dịch bệnh toàn cầu...
APEC 2009, một lần nữa dư luận lại chờ đợi một thứ gia vị mới từ vị tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ khi mà các món gia vị trước đó của người tiền nhiệm đã trở nên nhạt nhòa và tỏ ra không phù hợp với khẩu vị của người châu Á.
Và họ đã không phải chờ lâu. Sáng kiến đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans Pacific Partner - TPP) chính là món ăn mà Obama mang đến bàn tiệc lần này tại
Rõ ràng, sau hơn 8 năm bỏ bẵng thị trường đông dân nhất thế giới này để đến với các vùng đất Ả-rập như Iran, Iraq ... Mỹ đã ít nhiều khiến các đồng minh của mình trong khu vực cảm thấy hụt hẫng.
Để lấy lại niềm tin đã mất của các đồng minh thì những câu nói ngoại giao, những cái bắt tay hay những lời hứa suông sẽ không bao giờ là đủ. Lúc này đây, điều mà các quốc gia châu Á cần ở Mỹ là một cam kết thực chất chứng minh cho thiện chí của cường quốc số 1 thế giới này.
Sáng kiến Đối tác xuyên Thái Bình Dương là một thỏa thuận đáp ứng được các yêu cầu như vậy.
Có lẽ đối với nhiều người, TPP là một khái niệm còn tương đối xa lạ. Tính đến thời điểm hiện tại, TPP mới chỉ có 4 thành viên chính thức là New Zealand, Chile, Brunei và Singapore và 4 nước khác đang trong quá trình đàm phán gia nhập là Việt Nam, Australia, Peru và Mỹ.
Trước hết, cần xác định lại rõ ràng rằng TPP không phải là một hiệp định hay cơ chế trong khuôn khổ APEC. Tuy nhiên, cả hai đều hướng tới mục tiêu tự do hóa thương mại. TPP đang thực hiện công việc mà APEC chưa làm được là bắt tay vào thương thuyết để khơi thông dòng chảy thương mại tự do giữa các nước thành viên.
Ở một mức độ nào đó, thành công này có thể được giải thích bởi một thực tế là TPP bao gồm ít thành viên hơn hẳn APEC và do đó, việc thương thuyết và tạo đồng thuận dễ dàng hơn rất nhiều.
Và khi mà đại diện Thương mại Mỹ tại APEC, ông Ron Kirk, chính thức khẳng định mong muốn gia nhập TPP thì đó không chỉ là một sự cam kết đơn thuần về quyết tâm quay trở lại khu vực của chính quyền Obama, nó còn mang ý nghĩa khá quan trọng với tương lai của nền kinh tế Mỹ.
Trong khi Mỹ vẫn đang loay hoay trong bài toán tìm đường thoát khỏi khủng hoảng thì một số các quốc gia thuộc khu vực Thái Bình Dương lại có những bước tiến đáng nể khiến Mỹ khó có thể làm ngơ. Cùng với Trung Quốc,
Có thể ví việc Mỹ cam kết gia nhập TPP như mũi tên trúng 2 đích: một mặt, nó giúp Mỹ lấy lại niềm tin từ các nước đồng minh trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, qua đó dọn đường cho sự trở lại của Mỹ trong tương lai. Mặt khác, nó giải quyết phần nào những khó khăn nội tại trong kinh tế Mỹ.
Chính Don Kirk cũng phải thừa nhận: TPP sẽ thiết lập một tiêu chuẩn mới cho các hiệp định thương mại tự do khu vực trong tương lai và mang đến cho nước Mỹ các cơ hội việc làm cũng như sự thịnh vượng về kinh tế thông qua các hợp đồng thương mại.
Có thể đại diện Thương mại Mỹ cũng có chút phóng đại khi đề cập đến "tiêu chuẩn mới cho các hiệp định thương mại trong tương lai", song khi nói đến những lợi ích thương mại mà Mỹ sẽ gặt hái được, Don Kirk không hề quá lời một chút nào.
Mặc dù là hai cơ chế riêng biệt, TPP và APEC vẫn có khả năng bổ trợ lẫn nhau. Nếu thương thuyết dẫn tới kết quả cụ thể, TPP có thể mở rộng để kết nạp thêm các thành viên APEC khác tham gia và trở thành cơ chế tự do hóa thương mại cho toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trong khi đó, APEC có thể cung cấp cho TPP những gợi ý và kinh nghiệm cần thiết trong quá trình thương thuyết tạo dựng một khối kinh tế - thương mại xuyên Thái Bình Dương.
Với các nước châu Á, đây là cơ hội để có thể tiếp cận một thị trường xuyên Thái Bình Dương rộng lớn, đặc biệt là thị trường Mỹ. Trong khi đó, Mỹ cũng có cơ hội gia tăng công ăn việc làm và những lợi ích khác do thương mại tự do đem lại. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận một thực tế là mong muốn này của Mỹ sẽ chỉ thực hiện được ở mức độ khiêm tốn với phạm vi hiện tại của TPP (gồm Mỹ và 7 nước khác là Singapore, New Zealand, Brunei, Chile, Australia, Peru, and Việt Nam). Nhưng đây là một khởi đầu tốt cho việc mở rộng TPP trong tương lai. Khi đó, nước Mỹ sẽ có thêm một cơ chế để khẳng định vị trí và thế đứng của mình trên lĩnh vực kinh tế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, một khu vực phát triển kinh tế năng động nhất trên thế giới.
Với Việt
Có thể nói, chính quyền Obama đã và đang nỗ lực “quay trở lại” châu Á và việc tham gia TPP là một bước đi nhằm cụ thể hoá chiến lược này. Không chỉ là các vấn đề an ninh và chống khủng bố, chính quyền Obama đang tiếp cận các đối tác ở châu Á – Thái Bình Dương bằng ngôn ngữ kinh tế, một thứ ngôn ngữ mà các nước này dễ chấp nhận hơn rất nhiều.
Hiệu quả của sách lược này đến đâu còn phải chờ thời gian trả lời nhưng ít ra nó cũng chỉ ra một sự khác biệt đối với chính sách cứng nhắc, thờ ơ với châu Á của chính phủ tiền nhiệm.
- Sơn Tùng - Huy Trung