221
478
Hồ sơ
hoso
/thegioi/hoso/
491168
Chính quyền đánh giá thấp sự nguy hiểm của Al-Qaeda
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Báo cáo 11/9:
Chính quyền đánh giá thấp sự nguy hiểm của Al-Qaeda
,

Một nguyên nhân khiến Mỹ không ngăn chặn được thảm hoạ 11/9/2001 là chính quyền đã không hiểu được mức độ nguy hiểm của những kẻ khủng bố.

Tổng thống Bush và các lãnh đạo Uỷ ban 11/9 trước thềm Nhà Trắng.

Đó là nội dung quan trọng trong báo cáo cuối cùng của Uỷ ban điều tra 11/9 công bố lúc 10giờ 30' tối nay (22/7). 10 thành viên trong Uỷ ban điều tra nhất trí kết luận rằng: việc để cho 19 tên không tặc tiến hành vụ tấn công thảm khốc nhất trong lịch sử Mỹ không phải do "sự lơ là mất cảnh giác của chính phủ", mà vì các chính quyền đã "không thể tưởng tượng" khả năng này sẽ xảy ra.

"Chúng tôi không nghĩ rằng các nhà lãnh đạo đã hiểu được tầm quan trọng của nguy cơ khủng bố", trích đoạn báo cáo. "Mặc dù trí tưởng tượng không phải là món quà luôn dành cho các chính quyền, song việc Al-Qaeda sử dụng các phương tiện khác như thuyền hay máy bay không phải là không xảy ra".

Báo cáo cuối cùng của Uỷ ban 11/9.

Báo cáo cho rằng chính quyền Bush và Clinton đều có những hành động ngăn chặn trùm khủng bố Osama bin Laden song cả hai chính quyền đều "không đánh giá đúng sự nguy hiểm của mạng lưới khủng bố này".

Báo cáo  nêu ra khoảng 10 cơ hội ngăn chặn âm mưu tấn công liều chết mà cả chính quyền Clinton và Bush đã bỏ lỡ. 6 trong số 10 cơ hội được đề cập xảy ra dưới chính quyền Bush và 4 cơ hội khác thuộc chính quyền Clinton.

  • Hai tên không tặc không được đưa vào danh sách theo dõi trước khi tới Mỹ

  • Các cơ quan an ninh, tình báo không hề lần theo dấu những tên không tặc khi chúng trên đất Mỹ.

  • CIA và FBI không trao đổi thông tin liên hệ những tên khủng bố với bọn không tặc.

  • Việc bắt giữ Zacarias Moussaoui không được liên hệ với nguy cơ khủng bố đang tăng cao.

  • Lời khai giả mạo để xin visa vào Mỹ của những kẻ không tặc đã không bị phát hiện.

  • Hộ chiếu giả không bị phát hiện.

  • Danh sách hành khách đi máy bay không được cập nhật, vẫn bao gồm những tên nằm trong danh sách theo dõi của FBI.

  • Hành khách đi máy bay không được kiểm tra kỹ.

  • Các máy bay không được chuẩn bị để đối phó với khả năng tấn công liều chết.

  • Thiếu sót

    Dựa trên những bằng chứng xác đáng thu thập được, các thành viên Uỷ ban điều tra 11/9 đã miêu tả tỉ mỷ quá trình vạch kế hoạch và quyết tâm của những kẻ khủng bố thuộc mạng lưới Al-Qaeda; những thiếu sót của FBI và CIA khi thu thập, xử lý thông tin. Trong số những thiếu xót được đề cập trong báo cáo, nổi bật có những điểm sau:

    • Cơ quan điều tra liên bang (FBI) không được thành lập để thu thập thông tin tình báo trong nước.

    • Những sai lầm của các cơ quan tình báo khi chia sẻ thông tin

    • Các cơ hội bị bỏ lỡ có thể ngăn chặn vụ tấn công.

    • Giới tình báo Mỹ thất bại trong việc "liên kết các mấu chốt".

    Cũng trong báo cáo này, thành viên Uỷ ban 11/9 chỉ trích Quốc hội Mỹ vì đã không giám sát tốt công tác thu thập thông tin tình báo, gọi đó là "những thiếu sót mang tính liên ngành".

    Đề xuất

    Thảm hoạ kinh hoàng ngày 11/9/2001.

    Từ những thiếu xót đã nêu trên, Uỷ ban 11/9 đưa ra những đề xuất cải tổ hệ thống tình báo trong nước để đối phó với những cuộc tấn công trong tương lai.

    Bản báo cáo dài 575 trang cùng 1500 ghi chú được hoàn tất sau 20 tháng tiến hành điều tra mọi khía cạnh dẫn đến thảm hoạ kinh hoàng cướp đi mạng sống của 3000 người tại New York, Washington và Pennsylvania. Chính quyền Mỹ đã cung cấp cho uỷ ban điều tra tổng cộng 2,5 triệu trang tài liệu và Uỷ ban đã tiến hành 900 cuộc phỏng vấn với nhiều nhân vật bao gồm cả Tổng thống Bush và Phó Tổng thống Dick Cheney.

    Trước hết, cần phải chỉ định một vị giám đốc phụ trách tất cả những hoạt động tình báo của Mỹ, người sẽ chịu trách nhiệm giám sát 15 cơ quan tình báo thuộc chính phủ. Tuy nhiên, chức vụ này sẽ không nằm trong thành phần nội các.

    Thành viên trong uỷ ban cũng phản đối đề xuất thành lập một cơ quan tình báo nội địa kiểu MI5 của Anh vì cho rằng những cải tổ trong FBI kể từ sau vụ tấn công đã đáp ứng yêu cầu cần thiết của uỷ ban.

    Uỷ ban cũng yêu cầu trung ương hoá việc giám sát Bộ an ninh nội địa. Cụ thể, Bộ trưởng Tom Ridge sẽ chỉ phải báo cáo tình hình với 1 uỷ ban trong Hạ viện và 1 uỷ ban trong Thượng viện. Hiện, ông Ridge phải báo cáo với một vài uỷ ban và tiểu ban trong cả hai cơ quan quốc hội này.

    Tổng thống Bush và Chủ tịch Uỷ ban 11/9 Thomas Kean.
    Nằm trong số các đề xuất của Uỷ ban còn có việc kết hợp các Uỷ ban tình báo Thượng viện và Hạ viện, dỡ bỏ những hạn chế về số lượng thành viên theo nhiệm kỳ phục vụ trong mỗi uỷ ban.

    Được biết, các lãnh đạo Uỷ ban đã trình báo cáo lên Tổng thống Bush trước khi công bố chính thức tại cuộc họp báo ở thủ đô Washington. Buổi công bố được truyền hình trực tiếp trên cả nước.

    Phát biểu tại Nhà Trắng sau khi gặp Chủ tịch Uỷ ban Thomas Kean tối nay, Tổng Bush nói: "Uỷ ban điều tra đã đưa ra những đề xuất mang tính xây dựng về việc cải tổ hệ thống tình báo và an ninh quốc gia" và cam kết sẽ xem xét kỹ những đề xuất này. "Tôi đã bảo đảm với ông Kean rằng, khi nào chính phủ cần hành động, chúng ta sẽ hành động", ông Bush nói.

    Những phát hiện chính trong báo cáo
    • Các nhà chức trách Mỹ không hiểu được "mức độ nguy hiểm" của khủng bố.

    • Mỹ không được chuẩn bị để đối phó với những thách thức từ Al-Qaeda.

    • Khủng bố không phải là mối quan tâm hàng đầu về an ninh trong chính quyền Bush hay Clinton.

    • CIA đã không hiểu được ý nghĩa của những "chi tiết chỉ dẫn" về nguy cơ tấn công một phần vì cách phân tích tình báo rời rạc. Ví dụ điển hình của sự "thiếu logic" này là bản báo cáo tháng 7/2001 của FBI về việc những kẻ khủng bố tham gia lớp huấn luyện lái máy bay và vụ bắt giữ Zacarias Moussaoui tháng 8/2001.

    • Trong số 19 tên không tặc, một số tên có thể thâm nhập vào đất Mỹ mặc dù chúng không có đủ giấy tờ hợp lệ. Hai trong số những tên này thậm chí còn nằm trong danh sách cần theo dõi song vẫn được phép lên máy bay vì Cơ quan Hàng không liên bang không được báo về thông tin này.

    • Chính quyền Bush và Clinton đã theo đuổi biện pháp ngoại giao mà không sử dụng những cuộc tấn công quân sự để giải quyết mối đe doạ Al-Qaeda.

    • Mỹ bỏ qua một vài cơ hội để tiêu diệt Osama bin Laden vào cuối thập niên 90 vì CIA cho rằng họ chưa nhận được một chỉ thị rõ ràng để tiến hành việc này.

    • Các quan chức Cơ quan hàng không liên bang chỉ được huấn luyện để đối phó với những vụ cướp máy bay theo kiểu truyền thống, không phải là những vụ tấn công liều chết. Do vậy, họ đã chậm trễ trong việc báo động với quân đội khi xảy ra vụ tấn công. Đồng thời một số phi công quân sự không bao giờ được giải thích lý do tại sao họ bị điều động.

    • Những thiếu sót trong hệ thống điện thoại 911 tại New York đã không thể giúp người bên trong Trung tâm thương mại thế giới báo tin ra ngoài để được cứu giúp.

    • Tân Huyền - (Tổng hợp)

    ,
    Ý kiến của bạn
    Ý kiến bạn đọc
    ,
    ,
    ,
    ,