Australia thắt chặt luật chống khủng bố
19:14' 24/10/2004 (GMT+7)

Chính phủ Australia mới đây công bố kế hoạch thắt chặt đạo luật chống khủng bố sau một thời gian gặp cản trở tại Thượng viện.

Soạn: AM 178540 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Thủ tướng John Howard

Phát biểu trước báo giới, Bộ trưởng Tư pháp Philip Ruddock cho hay chính phủ coi việc thông qua 3 dự luật an ninh được đưa ra trước Thượng viện khi bầu cử được tiến hành là một yêu cầu cấp thiết.

Trong số những dự luật đề xuất bao gồm việc trao thêm quyền lực cho Tổ chức Tình báo An ninh Australia (ASIO) và cho phép cảnh sát quốc gia sử dụng thiết bị nghe trộm, chặn thư điện tử, ngăn chặn việc công bố thông tin mật tại các phiên toà sơ thẩm xét xử nghi phạm khủng bố.

"Sẽ là một trở ngại lớn đối với các cơ quan như ASIO khi phải trình bày các phương pháp mà họ sử dụng, những thiết bị mà họ có, phải công bố những thông tin tình báo mà họ nhận được trong khi những thông tin này có thể làm lộ danh tính của người cung cấp thông tin", ông Ruddock phát biểu trên kênh truyền hình quảng cáo Australia. "Trình bày những việc này tại một phiên toà công khai có thể làm ảnh hưởng tới quá trình điều tra đang diễn ra".

Tuyên bố của ông Ruddock được đưa ra sau khi bang đông dân nhất nước này, New South Wales cho phép cảnh sát chống khủng bố tiến hành hoạt động trinh sát bí mật nhằm triệt phá các phần tử cực đoan. Người đứng đầu chính quyền bang New South Wales, ông Bob Carr cho biết những quyền lực mới có thể giúp cảnh sát chống khủng bố xin được lệnh truy nã bí mật, cho phép họ vào nhà riêng, tiến hành việc tìm kiếm, lắp đặt thiết bị nghe trộm mà chủ hộ không được báo trước.

Soạn: AM 178538 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Ông Howard đón mừng một lính cảnh vệ sứ quán Australia tại Jakarta bị thương trong vụ đánh bom hôm 9/9.

Kể từ sau vụ 11/9/2001 tại Mỹ và vụ đánh bom Bali, Indonesia hồi tháng 10/2002, chính phủ Australia đã thắt chặt các đạo luật chống khủng bố tại nước này. Tuy nhiên, các đảng đối lập luôn tìm cách cản trở việc chính quyền muốn tiến xa hơn trong công tác chống khủng bố. Phe đối lập đã sử dụng lợi thế có đa số tại Thưọng viện để trình dự luật này ra Uỷ ban Thượng viện - nơi cố tình kéo dài thời hạn xem xét cho tới khi dự luật mất hiệu lực.

Sau thắng lợi áp đảo tại cuộc tổng tuyển cử hôm 9/10, chính phủ đương nhiệm có khả năng dành quyền kiểm soát Thượng viện với ít nhất 38 trong tổng số 76 ghế. Thực tế này đã giúp dự luật có cơ hội được xem xét tại nghị viên vào tháng sau.

(Huyền Trang - Theo AFP, ABC)

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi