221
478
Hồ sơ
hoso
/thegioi/hoso/
236279
Bản tin vắn đe doạ khả năng tái cử của ông Bush
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Bản tin vắn đe doạ khả năng tái cử của ông Bush
,

Ông Bush trở thành vị Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên buộc phải công bố bản tin vắn hàng ngày do CIA cung cấp. Việc làm này tác động thế nào tới chiến dịch tái tranh cử của ông?

Từ phiên điều trần của Cố vấn an ninh C. Rice...

Tổng thống Bush cho rằng bản PDB mới công bố không chứa đựng cảnh báo về các vụ tấn công.

Một trong những vấn đề gay cấn nhất trong phiên điều trần Cố vấn An ninh quốc gia Condoleezza Rice trước Uỷ ban điều tra 11/9 hôm 8/4 vừa qua xoay quanh những thông tin tình báo tối mật mà Tổng thống Bush nhận được ngày 6/8/2001, còn gọi là Bản tin vắn hàng ngày của Tổng thống (PDB). Các thành viên trong Uỷ ban Bob Kerrey, Richard Ben-Veniste và Timothy Roemer đều lần lượt yêu cầu bà Rice công bố tài liệu này, song lần nào bà Rice cũng "né tránh" trả lời trực tiếp, không những thế bà còn quay lại ông Roemer: "Tôi nghĩ ngài biết rõ tính nhạy cảm của các báo cáo liên quan tới quyết định của Tổng thống".

Trên thực tế, đã mấy tháng nay, không chỉ bà Rice, mà các quan chức khác trong chính quyền và đặc biệt là ông chủ Nhà Trắng George W. Bush liên tục khước từ lời đề nghị của Uỷ ban được tiếp cận với PDB. Tuy nhiên, dưới sức ép ngày càng mạnh của thành viên trong Uỷ ban cũng như áp lực từ phía gia đình nạn nhân, chính quyền Bush bắt đầu tỏ thái độ nhân nhượng. Tại sao lại vậy? Có hai lý do chính giải thích cho động thái này.

Thứ nhất, trước khi diễn ra phiên điều trần của Cố vấn Rice, Chủ tịch Thomas Kean cùng 3 thành viên trong Uỷ ban đã được xem các bản tin vắn hàng ngày liên quan tới khủng bố từ thời cựu Tổng thống Clinton. Những thành viên này sau đó đã viết một bản tóm tắt gửi cho đồng nghiệp của họ.

Ảnh chụp bản tin vắn của Tổng thống hôm 6/8/2001.

Tuy nhiên, việc thành viên trong Uỷ ban và chính bản thân Cố vấn Rice đưa ra những trích dẫn trực tiếp từ bản tin vắn dành cho Tổng thống ngày 6/8/2001 đã ám chỉ tới một thực tế còn ẩn sâu phía dưới, đó là: Bản tin vắn có thể chỉ được giải mật và công cố  trong khi vẫn che giấu nguồn cung cấp và phương pháp thu lượm tin - một biện pháp đã từng được thực hiện đối với các bản tin vắn của các cựu Tổng thống Johnson và Nixon. Theo quan điểm của ông Thomas S. Blaton thuộc Đại học George Washington, với việc công bố này, người ta sẽ biết rằng gần như trong toàn bộ thời kỳ đó, các tổng thống thực sự không nhận được nhiều thông tin quan trọng về an ninh quốc gia hơn những người khác. Và nếu các tổng thống nghĩ rằng họ nhận được đủ thông tin, điều đó có nghĩa là họ đã sai lầm khi không sử dụng đúng đắn những thông tin đó, tương tự trường hợp cựu Tổng thống Ronald Reagan với thông tin về quân đội Liên Xô hay Tổng thống George W. Bush với vấn đề vũ khí huỷ diệt hàng loạt tại Iraq.

Thứ hai, bản thân việc bà Rice xuất hiện công khai tại phiên điều trần của Uỷ ban 11/9 phần nào cho thấy sự "thất bại" của Nhà Trắng. Trước đó, ông Bush khăng khăng không cho phép bà ra trả lời chất vấn công khai vì sợ điều này sẽ làm tổn hại tới đặc quyền của ông. Sự khước từ đã làm dấy lên làn sóng phản đối trên khắp nước Mỹ. Đến lúc này, khi Uỷ ban 11/9 đưa ra yêu cầu công bố PDB, có lẽ Nhà Trắng cho rằng trước khi lại phải đối mặt với làn sóng phẫn nộ mới và trước sau gì cũng phải "xuống thang" cho nên tốt hơn là "đáp ứng" nhanh và gọn.

Nội dung đoạn tin vắn được công bố

Đoạn tin liên quan tới khủng bố trong bản PDB ngày 6/8/2001 của Tổng thống Bush có tiêu đề: "Bin Laden quyết tâm tấn công Mỹ". Ông Bush nhận được bản PDB này từ một quan chức CIA khi ông đang nghỉ tại trang trại bang Texas 36 ngày trước khi xảy ra các vụ tấn công 11/9.

Richard Ben-Veniste: Thưa bà Rice, có phải bản PDB ngày 6/8/2001 không cảnh báo về các cuộc tấn công có thể xảy ra tại Mỹ? Và tôi muốn hỏi liệu bà có nhớ đầu đề của bản PDB đó?
Rice: Tôi cho rằng đầu đề là "Bin Laden quyết tâm tấn công Mỹ". Bây giờ.......
RB: Cảm ơn bà.
Rice: Không, ông Ben-Veniste...
RB: Tôi sẽ đi vào....
Rice: Tôi muốn làm rõ một điểm quan trọng.
RB: Tôi không biết có tồn tại một điểm quan trọng nào đó.
Rice: Ông vừa hỏi tôi liệu bản tin vắn có cảnh báo về các cuộc tấn công.
RB: Tôi chỉ hỏi bà đầu đề của bản tin là gì.
Rice: Ông nói, "có phải nó không cảnh báo về các cuộc tấn công". Nó không cảnh báo về các cuộc tấn công bên trong nước Mỹ. Nó là một thông tin cũ dựa trên các báo cáo cũ. Không có thông tin mới về các mối đe doạ. Và trên thực tế, nó không cảnh báo về bất kì vụ tấn công nào sắp diễn ra trên đất Mỹ.

(Trích đoạn chất vấn giữa Cố vấn Rice và ông Richard Ben-Veniste - một thành viên uỷ ban 11/9 trong phiên điều trần hôm 8/4).

Đoạn tin dài 1 trang rưỡi, gồm 17 câu. Dưới đây là nội dung chi tiết (đã bị lược bỏ nguồn cung cấp):

Theo thông tin thu được từ chính phủ nước ngoài, tổ chức bí mật và từ giới truyền thông, kể từ năm 1997, Bin Laden đã muốn tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào nước Mỹ. Trong những buổi trả lời phỏng vấn trên truyền hình Mỹ năm 1997,1998 Bin Laden cho biết "tay chân" của ông ta sẽ "noi gương" kẻ đánh bom Trung tâm thương mại thế giới Ramsi Yousel.

- Sau khi Mỹ tiến hành không kích căn cứ của ông ta tại Afghanistan năm 1998, Bin Laden nói với các tay chân rằng ông ta muốn trả thù Washington.

- Một điệp viên nằm trong nhóm Hồi giáo Jihad Ai Cập (EIJ) cho biết cùng thời điểm này, Bin Laden đã lợi dụng việc anh ta xâm nhập vào Mỹ để âm mưu khủng bố.

Việc vạch kế hoạch đánh bom Canada năm 1999 có thể là một phần nằm trong nỗ lực bước đầu của Bin Laden nhằm tấn công nước Mỹ. Một kẻ chủ mưu có tên Ahmed Ressam cho FBI biết rằng anh ta tự mình nghĩ ra kế hoạch tấn công Sân bay Quốc tế Los Angeles, song một tay chân của Bin Laden là Abu Zubaydah sau đó đã khuyến khích và hỗ trợ anh ta về phương tiện. Ressam còn cho biết năm 1998, Zubaydah đã tự vạch ra một kế hoạch riêng tấn công Mỹ. Theo lời Ressam, Bin Laden cũng biết về kế hoạch tấn công sân bay Los Angeles.

Mặc dù không thành công, song những cuộc tấn công của Bin Laden nhằm vào Sứ quán Mỹ tại Kenya và Tanzania năm 1998 cho thấy ông ta đang chuẩn bị các chiến dịch cho vài năm tới và sẽ không bị "nản chí". Phụ tá của Bin Laden từng do thám Sứ quán Mỹ tại Nairobi và Dares Saalem đầu năm 1993 và một số thành viên trong nhóm âm mưu khủng bố Nairobi đã bị bắt giữ và trục xuất năm 1997.

Các thành viên Al-Qaeda trong đó có một số là công dân Mỹ, đã sống hoặc tới Mỹ trong nhiều năm và rõ ràng nhóm này đang có một cơ chế tốt hỗ trợ cho những vụ tấn công. Hai thành viên Al-Qaeda bị phát hiện âm mưu đánh bom Sứ quán Mỹ tại Đông Phi đều là công dân Mỹ và một thành viên cao cấp EIJ đã sống tại California từ giữa những năm 90.

Buổi công bố bản PDB tại Nhà Trắng.

Theo nguồn tin mật, năm 1998 một nhánh của mạng lưới Al-Qaeda tại New York bắt đầu tuyển mộ các thanh niên Mỹ gốc Hồi giáo thực hiện những vụ tấn công.

Chúng tôi không thể chứng thực một số nguy cơ "gây sốc" hơn được các nguồn tin cung cấp, ví dụ như nguồn tin năm 1998 cho biết Bin Laden muốn "cướp" một máy bay Mỹ để gây áp lực với chính quyền đòi trả tự do cho "Shaykh mù", "Umar", "Abd al-Rahman" cùng các phần tử cực đoan khác đang bị Mỹ giam giữ.

Tuy nhiên, các thông tin mà FBI thu được kể từ lúc đó cho thấy những hoạt động đáng nghi tại Mỹ đều nhất quán với việc chuẩn bị các vụ không tặc, hoặc những hình thức tấn công khác trong đó có việc trinh sát một số toà nhà liên bang tại New York thời gian gần đây. FBI hiện đang tiến hành 70 cuộc điều tra toàn diện có liên quan tới Bin Laden trên khắp nước Mỹ. CIA và FBI đang điều tra một cuộc gọi tới Sứ quán Mỹ ở Các tiểu vương quốc Ảrập hồi tháng 5 trong đó cho biết một nhóm ủng hộ Bin Laden đang tiến hành tấn công Mỹ bằng chất nổ.

Tác động đối với chiến dịch tranh cử của ông Bush

Hiện chưa rõ liệu việc công bố bản PDB ngày 6/8/2001 có tác động thế nào tới chiến dịch tranh cử nhiệm kỳ hai của đương kim Tổng thống Bush.

Ông Bush đang ở trang trại gia đình bang Texas khi nhận được bản tin từ một quan chức CIA.

Hôm 11/4, một ngày sau khi công bố, ông Bush cho rằng bản tin vắn chứa các thông tin tình báo mà ông nhận được hôm 6/8/2001 không đưa ra lời cảnh báo về việc những cuộc tấn công 11/9 sắp xảy ra. Đương kim Tổng thống Mỹ đã cố gắng "hạ thấp" tầm quan trọng của bản tin.

"Tôi cảm thấy hài lòng khi tôi chưa bao giờ thấy bất kì thông tin tình báo nào ám chỉ tới vụ tấn công sắp xảy ra nhằm vào nước Mỹ", ông Bush nói. Tổng thống cho rằng bản tin vắn không đưa ra thời điểm cũng như địa điểm diễn ra vụ tấn công. "Nội dung bản tin cho biết Osama bin Laden từng có những kế hoạch nhằm vào Mỹ. Tất nhiên, tôi đã biết điều này". Ông Bush cũng nói thêm nếu có bất kì thông tin cụ thể nào liên quan tới các nguy cơ tấn công nhằm vào New York và Washington, "Tôi có lẽ đã rời cả núi để ngăn chặn nó".

Hiện chiến dịch tranh cử của ông Bush chủ yếu dựa vào hình ảnh "một vị tổng thống chiến trường" với hy vọng người Mỹ sẽ tiếp tục đặt niềm tin vào ôngcó thể bảo vệ họ.

Các cuộc thăm dò dư luận được tiến hành ngay trước khi công bố bản PDB cho thấy phần đông dân Mỹ ủng hộ cách đối phó của Tổng thống với chủ nghĩa khủng bố. Song tỉ lệ này đang giảm dần.

Cố vấn an ninh Condoleezza Rice tại phiên điều trần trước uỷ ban 11/9 hôm 8/4.

Cuộc thăm dò do tạp chí Newsweek tiến hành hồi tháng 4 cho thấy 59% người Mỹ ủng hộ cách giải quyết của Tổng thống, giảm 11% so với thời điểm đầu năm (70%). Một cuộc khảo sát của Pew Trust cũng cho những kết quả tương tự với tỉ lệ ủng hộ giảm từ 64% hồi tháng 9 năm ngoái xuống 53% vào đầu tháng 4.

Trong khi nền kinh tế vẫn chưa được phục hồi, người ta từng nghĩ rằng an ninh là một lĩnh vực khiến Tổng thống Bush có thể giành một ưu thế rõ ràng so với đối thủ của ông, Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ John Kerry. Nếu người Mỹ bị thuyết phục rằng, tổng thống của họ không phải là một ứng cử viên "nặng ký" trong lĩnh vực an ninh, điều này có thể gây phương hại tới những cơ hội tái tranh cử của ông Bush vào tháng 11 tới.

  • Tân Huyền - (Tổng hợp) 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,