,
221
4581
Chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng
chuyenthammy
/10namvietmy/chuyenthammy/
507056
Tổng thống Bush: Quyết đoán hay đơn giản?
1
Article
4541
10 năm Việt Mỹ
10namvietmy
/10namvietmy/
,

Tổng thống Bush: Quyết đoán hay đơn giản?

Cập nhật lúc 08:47, Thứ Sáu, 03/09/2004 (GMT+7)
,

Trong bài phát biểu sáng nay (giờ VN) tại Đại hội đảng Cộng hoà, Tổng thống Bush không những kêu gọi cử tri ủng hộ các chính sách do ông đề xuất mà cả đường lối lãnh đạo của ông.

Đương kim Tổng thống Bush.

Đảng Cộng hoà đã phác hoạ hai bức chân dung khá tương phản nhau, một bên là cách chỉ đạo của Tổng thống Bush và bên kia là xu hướng giải quyết vấn đề của ứng viên đảng Dân chủ John Kerry. Theo các phụ tá Nhà Trắng, George W. Bush là người có khả năng tập hợp quanh mình một đội ngũ cố vấn tin cậy, lắng nghe những cuộc thảo luận vắn tắt và sau đó đưa ra cách giải quyết nhanh gọn, táo bạo.

Tuy nhiên, một cuộc khảo sát phong cách lãnh đạo của Bush dựa vào những buổi phỏng vấn cựu quan chức trong chính quyền, bạn bè của Tổng thống và các chuyên gia ở ngoài đã đưa ra một bức tranh có "nhiều sắc thái" hơn. Theo đó, trong một số trường hợp liên quan tới cuộc chiến Iraq hay giảm thuế, ông Bush quyết định rất nhanh gọn, và thể hiện lập trường kiên định. Đối với những vấn đề khác như chính sách với CHDCND Triều Tiên, ông lại "xếp lên giá" và "để dành cho tương lai". Ông cũng không hề do dự, chuyển hướng lập trường rất nhanh khi cần thiết, cụ thể là việc lúc đầu ông phản đối, về sau lại ủng hộ việc thành lập Bộ an ninh nội địa.

Nhiều người ngưỡng mộ Tổng thống Mỹ nhận xét ông Bush là người rất thích đặt những câu hỏi khó, mang tính tìm hiểu đối với các cố vấn, đồng thời cũng là người không bao giờ "biết nhìn lại phía sau một khi đã đạt được mục tiêu". Một số nhân vật ủng hộ ông còn lo ngại tính hiếu kỳ và kiên nhẫn của ông dường như hơi hạn chế trong khi những kẻ gièm pha thì cho rằng ông "lười suy nghĩ", chỉ dựa vào lý tưởng, khẩu hiệu thay vì thực tế và tư duy rõ ràng. Do số lượng người trong đội ngũ cố vấn của ông Bush khá hạn chế, những quan điểm bất đồng có thể được nguỵ trang dễ dàng.

Đệ nhất phu nhân Laura Bush tại Đại hội đảng Cộng hoà.

Song dù sao đi nữa, sau 10 năm kinh nghiệm trên chính trường Texas và Washington, rõ ràng ông Bush đã tìm tự tìm cho mình một phong cách quản lý "đáp ứng" nhu cầu của cá nhân và thúc đẩy nỗ lực của các phụ tá 

Trên thực tế, những người hâm mộ và chỉ trích ông Bush có những ý kiến trái ngược về sự lãnh đạo của Tổng thống Mỹ. Phái ủng hộ thì thấy những điểm mạnh trong cách ông giải quyết vấn đề quốc gia và quốc tế.

Đáng chú ý là sau vụ 11/9/2001, ông Bush đã không do dự ban hành lệnh đặt nước Mỹ vào tình trạng khẩn cấp và bắt đầu các hoạt động tấn công nơi ẩn náu của Al-Qaeda tại Afghanistan. Những người phản đối thì cho rằng ông Bush đã đẩy nước Mỹ vào cuộc chiến bế tắc tại Iraq và làm nền kinh tế Mỹ rơi vào thời kỳ suy yếu.

Giữ vững lập trường

Một điều rõ ràng là: Ông Bush không phải là người dễ thay đổi lập trường. Cố vấn an ninh quốc gia Condoleezza Rice từng coi ông là chiếc "mỏ neo" của đội ngũ Nhà Trắng, một người đàn ông nhận thức được rằng những quyết định mang tính chiến lược sẽ đem lại cả những thời kỳ tốt và thời kỳ xấu, người ông bị nao núng trước sự thay đổi thông tin hàng ngày, thậm chí hàng giờ. "Nếu Tổng thống không có được những phẩm chất này, nước Mỹ sẽ lâm nguy".

Mitchell E. Daniels Jr. giám đốc tài chính đầu tiên của ông Bush và hiện là ứng viên đảng Công hoà cho chức Thống đốc bang Indiana nhớ lại ông từng trình bày các giải pháp tài chính cho ông Bush nghe, có kèm theo biểu đồ minh hoạ. "Ông ấy thường chọn một hướng đi cơ bản, và rất kiên định trong các chính sách đưa ra", Daniels nói.

Khẩu hiệu ủng hộ quân đội Mỹ tại Đại hội.

Tuy nhiên, một số người hâm mộ Tổng thống Mỹ cho rằng cách tiếp cận vấn đề của ông có một số điểm hạn chế. Christine Todd Whitman, cựu Thống đốc bang New Jersey cho biết bà phát hiện các phụ tá của ông Bush thường "giấu nhẹm" thông tin, thậm chí khi thông tin đó đến từ đội ngũ nội các. "Có một viên gác cổng và họ muốn can thiệp vào công việc của ông Bush. Tôi cảm thấy Tổng thống muốn có cơ hội được nghe trực tiếp từ nội các của ông, song luôn có những người không muốn ông "bận tâm".

Một cựu quan chức Nhà trắng từng làm việc cho ông Bush trong 2 năm và ra đi vì sự xao lãng của ông đối với vấn đề chính sách đối nội cho biết Tổng thống có cách tiếp cận khéo léo khiến người ta không "hiếu kỳ và cũng không va chạm". "Ông Bush là một nhà lãnh đạo vĩ mô, không bị sa lầy vào tiểu tiết. Song nói cách khác, ông ấy hơi lười - không phải lười về thể chất mà lười về tư duy", vị cựu quan chức nói.

Trong khi đó, các cựu quan chức khác trong chính quyền Bush lại cho rằng sự "mơ hồ" của ông đôi khi phục vụ cho một mục tiêu chiến lược. Những người này cho biết ông Bush thường yêu cầu các phụ tá "để ông được linh hoạt" trong việc đưa ra tuyên bố, sửa chữa chúng và thậm chí thay đổi chúng. Như vậy, tuyên bố của ông sẽ luôn "mơ hồ" và người ta sẽ không biết được làm thế nào ông có thể đạt được mục tiêu lớn.

Khi ông Bush tuyên bố ông ủng hộ việc chỉ định một giám đốc tình báo quốc gia theo gợi ý của Uỷ ban 11/9, ông đã ám chỉ tới những phạm trù lớn hơn như ngân sách và việc thuê nhân viên song ông không nói ra điều này. Đến khi những thành viên trong uỷ ban tỏ ý bất bình và Quốc hội "nói trắng" ra là họ đang xem xét trao thêm quyền cho vị giám đốc tình báo, đội ngũ nhân viên của ông Bush mới vạch ra một kế hoạch chi tiết và "dễ thực thi nếu xét về mặt chính trị".

Ông Bush tại buổi tập dượt trước khi đọc diễn văn chấp nhạn đề cử.

Tuy nhiên, lời chỉ trích mạnh mẽ nhất từ các giới chức trong chính quyền dành cho Tổng thống Mỹ là của cựu Bộ trưởng Tài chính Paul H. O'Neill. Ông O'Neill kể lại trong cuộc gặp đầu tiên với Tổng thống bàn về chính sách thuế và kinh tế, ông Bush đã "không hé răng nói đến nửa lời". "Tôi tự hỏi rằng liệu Tổng thống có biết đưa ra câu hỏi không. Hoặc giả ông có muốn biết câu trả lời hay không", ông O'Neill nói.

Những người khác trong chính quyền thì cho rằng ông Bush không tin tưởng vào lời cố vấn của ông O'Neill. Tuy nhiên, khi Tổng thống Mỹ thay đổi đội ngũ phụ trách chính sách kinh tế, sa thải ông O'Neill và chấp nhận đơn từ chức của cố vấn kinh tế Lawrence B. Lindsey, ông không hề thay đổi lập trường đối với việc giảm thuế bất chấp thâm hụt ngày càng tăng.

Định hướng bởi bản năng

Trên thực tế, George W. Bush, Thạc sỹ quản trị kinh doanh đại học Harvard luôn có những quan điểm rõ ràng về cách điều hành công việc. Từ khi ông còn là Thống đốc bang Texas, trong một cuốn tự truyện xuất bản ưm 1999 có tựa đề: "Một trách nhiệm mang theo", ông cho biết không thích những buổi họp "kéo dài được lên chương trình từ trước". Khi giám đốc các cơ quan tiểu bang tới văn phòng ông mang theo những cuốn sổ ghi chép dày đặc, ông thường yêu cầu họ gấp sổ lại và trình bày những vấn đề thực sự quan trọng theo cách hiểu của họ, đưa ra đề xuất và giải thích lý do.

Một người bạn chơi golf trong nhóm "bộ tứ thể thao" của Tổng thống Mỹ tại Sante Fe năm ngoái kể lại ông có lần hỏi ông Bush về phong cách lãnh đạo, Tổng thống đáp: "Tôi không e ngại việc phải đưa ra quyết định. Tôi thuê những nhân viên tốt và lắng nghe ý kiến của họ".

Cố vấn riêng của ông Bush hướng dẫn Tổng thống cách đi lại trên sân khấu.

Đã nhiều lần, ông Bush thừa nhận ông "xứng đáng bị chỉ trích là không kiên nhẫn" và cũng tự coi mình là "không có tư duy phân tích". Ông từng nói với nhà báo Bob Woodward, tác giả cuốn: "Kế hoạch chiến tranh" rằng ông là một "tay chơi mạo hiểm" luôn tin vào những phản ứng mang tính bản năng đối với các cuộc khủng hoảng.

Tổng thống Mỹ cũng nhấn mạnh ông thích những ý kiến "thẳng thắn" và không hoan nghênh những người chỉ biết nói "vâng". Các phụ tá hiện nay của ông thỉnh thoảng thảo luận vấn đề ngay trước mặt ông, sau đó ông là người đưa ra quyết định.

Có một điểm mà cả những người ủng hộ và phê phán ông Bush đồng ý là: Tổng thống Mỹ thường có cách tiếp cận vấn đề ở phạm vi rộng, có chọn lọc, trái ngược với "sự tò mò vô hạn" của cựu Tổng thống Bill Clinton. Bà Whitman cho biết ông Bush thích những bản tin hàng ngày của ông "phải được trình bày bằng miệng, ngắn gọn và dễ hiểu. Lý do đơn giản là ông không thích đọc nhiều giấy tờ".

Mặc dù nhiều phụ tá của ông thích miêu tả George W. Bush là người luôn đưa ra quyết định một cách nhanh chóng, song không phải vấn đề nào cũng vậy. Họ nhớ lại một lần, sau khi ông Bush quyết định chính quyền nên bày tỏ lập trường trong vụ Đại học Michigan thông qua chính sách ưu tiên sinh viên da đen và gốc la tinh theo học khoa luật và hệ đại học trong tường, Tổng thống chỉ mất 3- 4 buổi họp để giải quyết sự bất đồng trong quan điểm của các cố vấn.

Đầu tiên ông mời cố vấn Nhà trắng Alberto R. Gonzales, Cố vấn Rice - cựu nhân viên trường Stanford từng phụ đạo cho ông Bush về chính sách đối ngoại trong chiến dịch tranh cử; và Jay Lefkowitz - người lúc đó là cố vấn chính sách đối nội của ông tới Nhà Trắng. Chính quan điểm của những người này, kết hợp với sự cố vấn từ Bộ Tư pháp đã giúp hình thành nên quyết định của Tổng thống - phản đối quy định của trường Michigan.

Trong những trường hợp khác, Tổng thống Mỹ lại để cho "rắc rối thả sức phát triển". Ông chưa bao giờ thực sự dàn xếp những bất đồng trong đội ngũ nội các của ông về cách giải quyết vấn đề CHDCND Triều Tiên. Trong vấn đề này, ông Bush thường bị "dao động" giữa chính sách can dự của Ngoại trưởng Colin Powell và lập trường "không thoả hiệp" của Phó Tổng thống Dick Cheney, Bộ trưởng Quốc phòng Donald H. Rumsfeld. Theo những nhân vật trong chính quyền, thông thường các sáng kiến ngoại giao được đưa ra vào phút cuối và dựa trên quan điểm của người nào trình bày ý kiến cuối cùng. Các nhà ngoại giao nước ngoài có liên quan cho rằng chính "kịch bản" này khiến nhiều nước "bị nhầm lẫn" về quan điểm của Mỹ và kết quả là cuộc khủng hoảng về chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên vẫn "nằm trên giá".

Chỉ cần thông tin ngắn gọn

Ông Bush đi trên sân khấu sau buổi thử âm.

Một trong những lời chỉ trích thường xuyên nhất dành cho ông Bush liên quan tới việc ông ít khi hỏi ý kiến các chuyên gia bên ngoài, mà chỉ tin vào những cộng sự lâu năm, đa phần trong số đó cùng làm việc với ông từ khi còn ở bang Texas. Tất nhiên, ông Bush thường tuyên bố ông sẽ đọc những bài báo mà nhân viên của mình chọn lọc, song ông cũng tin vào ý kiến của một số ít người khi đề cập tới vấn đề thế giới.

Đã nhiều lần, những người biết ông nhắc tới "tấm màng lọc" dựng lên xung quanh ông. John M. Briđgelan, người từng là giám đốc Hội đồng chính sách đối nội đầu tiên của ông Bush cho biết Tổng thống "chỉ muốn những thông tin thực sự liên quan để đưa ra quyết định. Ông ấy tin các cố vấn thân cận nhất tổng hợp thông tin mà ông cần".

Một số quan chức trong chính quềyn đôi khi phàn nàn rằng điểm hạn chế khi ông Bush đặt niềm tin vào những bản năng "mạo hiểm" của mình là nó làm cho các quan chức phải triển khai chính sách cụ thể rất mơ hồ về cách ông tiếp cận vấn đề. Có lần, ông Bush nói với nhà báo Boob Woodward rằng: "Tôi không cần giải thích tại sao tôi lại nói điều này, điều kia. Đó chính là sự thú vị của chiếc ghế Tổng thống. Có thể ai đó sẽ phải giải thích cho tôi nghe tại sao họ đưa ra phát ngôn của họ. Còn tôi không hề cảm thấy nợ ai bất kì lời giải thích nào".

Newt Gingrich, cựu phát ngôn viên Nhà trắng từng so sánh phong cách lãnh đạo của ông Bush với cựu Tổng thống Ronald Reagan và cho rằng hai người "có chung khuynh hướng tập trung vào những quyết định thực sự lớn". Song Gingrich cho rằng ông cũng nhận thấy một điểm khá "ngớ ngẩn" ở ông Bush, "ngớ ngẩn theo nghĩa ông tin vào điều mà lịch sử đòi hỏi ở ông và sẵn sàng mạo hiểm vì điều đó".

Dựng sân khấu theo mô hình con dấu của Tổng thống.

Đã có nhiều chuyên gia tiến hành một số công trình nghiên cứu về phong cách lãnh đạo của ông Bush và nhiều người phát hiện ra rằng: nếu ông Bush tỏ ra "hiếu kỳ hơn" về những tiểu tiết làm nên một chính sách và bớt "vội vàng khi đưa ra quyết định" có lễ ông sẽ không mắc những sai lầm đáng tiếc.

Còn một vài người bạn của Tổng thống Mỹ thì nhận xét: vì là người "trung thành" với sự mạo hiểm, ông Bush thà thua cuộc còn hơn phải thay đổi cách làm việc.

Trở lại năm 2001, trong một lần trả lời câu hỏi học sinh trường Tiểu học Crawford, Tổng thống Bush nói: "Quyết định sẽ đến rất dễ dàng đối với những ai biết rõ điều mà họ tin. Tôi biết tôi là ai. Tôi biết tôi tin vào điều gì. Điểm mạnh của nền dân chủ là ở chỗ nếu người ta thích những quyết định bạn đưa ra, họ sẽ để bạn tiếp tục công việc của mình. Nếu họ không thích, họ sẽ đưa tôi trở lại trường Crawford. Đó phải chăng là một sự thoả thuận".

  • Tân Huyền - (Tổng hợp) 

,

Tin khác

Tin khác của 'Chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng'

,
,