221
478
Hồ sơ
hoso
/thegioi/hoso/
537040
Bush giống Reagan khi "hành động đơn phương"?
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Bush giống Reagan khi 'hành động đơn phương'?
,

Đảng Dân chủ vẫn chỉ trích Tổng thống Bush là "hành động đơn phương trong cuộc chiến Iraq" vì không huy động được sự hỗ trợ của LHQ và không xây dựng được một liên minh quốc tế có sự tham gia của các đồng minh truyền thống. Nhưng ngay cả Bush cha và cố Tổng thống Reagan cũng từng bị chỉ trích như vậy.

Soạn: AM 178987 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Tổng thống George W. Bush.

Nói cách khác, ông Bush không phải là vị Tổng thống đầu tiên phải hứng chịu những chỉ trích kiểu đó. Đã nhiều lần, giới truyền thông và tầng lớp trí thức Mỹ đã dùng những lời lẽ tương tự để miêu tả về chính sách đối ngoại trong chính quyền Bush (cha) và chính quyền Ronald Reagan.

Ngay cả khi ông Reagan nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ Thủ tướng Anh Margaret Thatcher, ông vẫn thường xuyên bị cáo buộc là "đơn phương". John Oakes, biên tập tờ New York Times từng chỉ trích rằng Reagan "đã thay thế chủ nghĩa quân phiệt đơn giản bằng một chính sách ngoại giao khiến các bạn bè của Mỹ từ Nhật tới Tây Đức phải hoảng sợ". Strobe Talbott, nhà bình luận ngoại giao xuất chúng của tờ Time sau đó trở thành Thứ trưởng Ngoại giao dưới thời Tổng thống Bill Clinton có lần nói rằng ông Reagan "có khuynh hướng thích hành động đơn phương trong lĩnh vực đối ngoại".

Song sự tương đồng giữa những lời chỉ trích Reagan và Bush không chỉ dừng lại ở đây. Một số người từng tìm cách chế nhạo Reagan như họ chế nhạo Bush bây giờ vì dáng vẻ "tự tin" của ông, coi ông là một gã cao bồi, một người "thô lỗ" của phương Tây, không có đủ sự thông minh và tinh tế cần thiết để giải quyết những khó khăn trong chính sách đối ngoại. Trên thực tế, cả Reagan và Bush đều tạo ra những đột phá mới trong chính sách đối ngoại trước sự thất vọng của giới truyền thông "quý tộc" cũng như giới trí thức.

Soạn: AM 178985 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Cố Tổng thống Mỹ Ronald Reagan.

Cố Tổng thống Reagan từng làm giới truyền thông và tầng lớp trí thức hoảng sợ khi từ bỏ chính sách kiềm chế Liên Xô kéo dài trong nhiều thập niên còn Tổng thống Bush làm họ "lạnh xương sống" khi đưa ra học thuyết tấn công phủ đầu sau vụ 11/9.

Liên quan tới lời chỉ trích của TNS John Kerry rằng ông Bush không xây dựng được một liên minh mạnh và không nhận được sự ủng hộ của LHQ trong cuộc chiến Iraq, những người ủng hộ đương kim Tổng thống Mỹ cho rằng cần phải nhìn vào cách ông suy đoán tình hình để đưa ra quyết định, đặc biệt dựa vào cách người Mỹ suy nghĩ về LHQ.

Vào thập niên 1990, LHQ giữ một vị trí khá quan trọng trong suy nghĩ của người dân Mỹ thông qua các cuộc thăm dò dư luận. Giờ đây, tỉ lệ ủng hộ LHQ tại Mỹ có xu hướng sụt giảm nhanh. Nhiều người Mỹ tỏ ra lo ngại trước nguy cơ LHQ có thể chịu sự tác động của những chính phủ không có trách nhiệm trước người dân tại chính đất nước họ hay tỏ rõ sự trì trệ trong tư tưởng. Bên cạnh đó, thông tin liên quan tới tình trạng tham nhũng, chi phí tốn kém tại LHQ xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt là vụ scandal về chương trình đổi dầu lấy lương thực khiến uy tín của LHQ bị suy yếu.

* Tin liên quan:

(Huyền Trang - Tổng hợp)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,