Ngày bầu cử Mỹ diễn ra như thế nào?
19:23' 01/11/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Hôm nay, thứ ba 2/11/04, là ngày bầu cử Tổng thống của nước Mỹ. Do giờ nước Mỹ đi chậm hơn Việt Nam 12 tiếng ở phía đông (nơi có Thủ đô Washington, New York …) và 15 tiếng ở phía tây (có bang California quen thuộc ), nên ngày bầu cử ở Mỹ chỉ bắt đầu lúc 7 giờ tối giờ VN, tức 7 giờ sáng phía đông Mỹ (còn ở phía tây thì đến 10 giờ tối VN trời mới bắt đầu sáng).

 

Soạn: AM 185016 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Cử tri Mỹ đang chọn lựa ứng cử viên của mình.

Điều đáng chú ý là, vì nước Mỹ rộng lớn, cư dân di chuyển nhiều nên thật ra người Mỹ không thể chỉ bỏ phiếu trong duy nhất một ngày, mà nhiều công dân Mỹ đã đi bỏ phiếu sớm từ nhiều tuần trước (gọi là early voting). Từ ba tuần nay, nhiều phòng phiếu đã mở cửa, nhiều máy bỏ phiếu đã được đặt ở các nơi công cộng để công dân thực hiện quyền “early voting” này (Hôm qua, Chủ nhật 31/10, người ta đã thấy vợ chồng ông John Edwards - ứng cử viên phó Tổng thống đi bầu cử).

 

Ngoài ra, luật nước Mỹ còn cho bỏ phiếu bằng thư, như bang Oregon, từ 20 ngày trước ngày bầu cử đã gửi lá phiếu đến cho toàn bộ cử tri đăng ký để những người này “bầu” và gửi lại cho ủy ban bầu cử. Những người đi vắng (gọi là absentee) cũng được dùng cách bầu qua thư này. Nhiều người Mỹ sống ở hải ngoại, các tập đoàn quân trú đóng ở nước ngoài cũng đã đi bầu xong từ lâu…

 

Soạn: AM 185024 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Một cử tri bỏ phiếu sớm tại một điểm phiếu công cộng
Cho nên, trong thực tế người ta ước tính có đến 1/5 cử tri đã làm xong nghĩa vụ công dân trước ngày 2/11 này. Cũng vì lý do đó, người ta thường nói rằng, ngày bầu cử chính thức (election day) thật ra đã trở thành ngày đếm phiếu (counting day). Do vậy, kết quả bầu cử Mỹ thường có rất sớm, ngay cuối ngày bầu cử chính thức đã có những dự đoán - nếu như không lập lại các sự cố như năm 2000 vừa qua - và rạng sáng hôm sau có thể có kết quả gần đúng.

 

Theo tính toán của Michael Whouley, một cố vấn bầu cử của ông John Kerry (và cũng của ông Gore bốn năm trước), rút kinh nghiệm sự cố năm 2000, lần này, khoảng 1 giờ chiều ngày bầu cử (tức khoảng 1 giờ sáng giờ VN), ông ta sẽ tung người đi quan sát chặt chẽ số người đi bầu tại một số khu vực trọng điểm, nếu số đi bầu ít thì kết quả có thể sát sao như lần trước, nếu số này cao thì có khả năng họ là những những cử tri mới đăng ký và đã chịu đi bầu, như thế kết quả có thể sẽ có chênh lệch cao.

 

Cũng theo tính toán của các chuyên gia bầu cử, khi các phòng phiếu ở phía đông đóng cửa (tức khoảng từ  5 đến 8 giờ sáng giờ VN ngày 3/11), và các thăm dò ngay tại phòng phiếu (gọi là exit poll) - do các tổ chức thăm dò và báo chí tiến hành khi hỏi những cử tri vừa ra khỏi điểm bỏ phiếu - của các khu vực quan trọng, nếu "exit poll" này cho thấy một ứng cử viên nào đó thắng ở ba bang lớn và đang phân hóa là Ohio, Pennsylvania, Floria (các bang này ở phía đông) với một chênh lệch đáng kể, thì thế giới sẽ biết tên của Tổng thống đắc cử. Kết quả ấy bất chấp việc bầu vẫn còn kéo dài thêm 3 giờ nữa ở các bang phía tây. Bởi các bang này hoặc là đã dự đoán ủng hộ cho một ai đó, hoặc là quá nhỏ, với số phiếu đại cử tri ít, nên khó có tác động thay đổi kết quả chung cuộc.

 

Soạn: AM 185030 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Các cử tri hải ngoại đang bỏ phiếu sớm.

Trong một kịch bản khác, theo một cố vấn bầu cử cao cấp của ông John Kerry, nếu ông Bush thắng ở Floria và ông Kerry thắng ở Pennsylvania, như một số dự đoán, thì kết quả sẽ khó có sớm. “Trừ phi một người thắng áp đảo, bằng không sẽ không ai nhượng bộ lần này, và lúc đó người ta phải đợi kiểm phiếu absentee, tức phiếu của những người gửi bằng thư hoặc những công dân, quân nhân hải ngoại chuyển về. Việc kiểm phiếu absentee sẽ mất nhiều ngày”. Ông này khẳng định thêm: “Đến 3 giờ sáng ngày 3/11 (tức 3 giờ chiều giờ VN), tôi nghĩ có 60% khả năng chúng ta biết người thắng cử và 40% khả năng chưa biết, tức phải đợi thêm nhiều ngày!”. Như vậy, diễn biến gay cấn nhất của ngày bầu cử Mỹ là thời điểm kiểm phiếu diễn ra từ khoảng 5 giờ sáng đến 5 giờ chiều ngày 3/11.

  • Lê Vỹ
Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
TIN LIÊN QUAN:
Người Anh thích Kerry hơn Bush
Mỹ thiếu ít nhất 500.000 nhân viên bầu cử
Ngày bầu cử Mỹ diễn ra như thế nào?
Mỹ không hoãn bầu cử nếu bị khủng bố
Theo dõi kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ ở đâu?
Quan sát viên quốc tế sẽ giám sát bầu cử Mỹ
CÁC TIN KHÁC:
" 5 vấn đề chính đối mặt Tổng thống Mỹ tương lai (01/11/2004)
" Cuộn băng của bin Laden hay "cú sốc tháng 10"? (31/10/2004)
" Báo chí Mỹ chưa biết ủng hộ Bush hay Kerry (30/10/2004)
" Chất nổ Iraq là vũ khí chống lại ông Bush (26/10/2004)
" Bush giống Reagan khi "hành động đơn phương"? (25/10/2004)
" Tại sao người Nga thích Bush hơn Kerry? (23/10/2004)
" Zarqawi có bị bắt trước ngày bầu cử Mỹ? (22/10/2004)
" 10 nhân tố tác động tới bầu cử Tổng thống Mỹ (21/10/2004)
" Nạn "gia đình hoá" tham nhũng ở Trung Quốc (21/10/2004)
" "Đầu trọc Nga" - Họ là ai? (16/10/2004)
" Tranh luận Bush-Kerry lần 2: Gay gắt trong mọi vấn đề (09/10/2004)
" G.Schroeder: Gian nan tới đỉnh cao quyền lực (06/10/2004)
" "Kẻ tám lạng, người nửa cân" (06/10/2004)
" Đảng Cộng hoà trông đợi ở Dick Cheney (05/10/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang