Mối quan hệ giữa chủ nghĩa phát-xít mới và Hồi giáo cực đoan ''ra mặt'' kể từ vụ khủng bố 11/9/2001, một thảm kịch được cả hai nhóm hoan nghênh. Tuy nhiên, thực tế Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan và Chủ nghĩa phát-xít đã có cả một quãng lịch sử 80 năm cộng tác dựa trên những ''lý tưởng'', ''hoạt động'' và những kẻ thù chung.
Thiêu xác tại trại Auschwitz thời Đức Quốc xã. |
Đặc tính của Chủ nghĩa Hồi giáo được định nghĩa là một tư tưởng chính trị mà những tín đồ của nó có thể áp dụng vào các hoạt động cai trị và chính trị, đồng thời là cái mà họ có thể truyền bá thông qua các hoạt động chính trị, xã hội.
Vào ngày 7/11/2001, theo yêu cầu của Chính phủ Mỹ, Văn phòng Công tố liên bang Thuỵ Sĩ đã ra phán quyết phong toả các tài khoản ngân hàng của Nada Management, Một công ty tư vấn và dịch vụ tài chính có trụ sở tại Lugano, đồng thời ra lệnh khám xét toàn bộ văn phòng của công ty này. Cảnh sát đã bắt giữ nhiều nhân vật chủ chốt của công ty để thẩm vấn. Nada Management, là một bộ phận của Tổ chức al-Taqwa quốc tế (Nỗi khiếp sợ của Thượng đế), đã bị Bộ Tài chính Mỹ cáo buộc từng đóng vai trò tư vấn và cung cấp tài chính trong nhiều năm cho mạng lưới khủng bố quốc tế Al - Qaeda do trùm Osama bin Laden lãnh đạo.
Trong số những người bị cảnh sát thẩm vấn có Albert Friedrich Armand (aka Ahmed) Huber, 74 tuổi, một người Thuỵ Sĩ cải đạo sang Hồi giáo - đồng thời là một phóng viên đã nghỉ hưu có chân trong Ban giám đốc của Nada. Chẳng có điều gì bất thường ngoài chuyện Huber cũng là một nhân vật theo Chủ nghĩa phát-xít mới nổi đình nổi đám và thường xuyên tham dự những hoạt động cực hữu tại châu Âu và Mỹ. Ông ta tự coi mình là ''nhà môi giới'' giữa Hồi giáo cực đoan và cái gọi là ''Phe hữu mới''. Kể từ khi xảy ra tấn thảm kịch khủng bố 11/9/2001 tại Mỹ, ảnh của trùm khủng bố Osama bin Laden được treo ngay cạnh một trong những bức ảnh chân dung của Adolf Hitler trên bức tường trong nhà của ông ta ở Muri, ngoại ô Thủ đô Thuỵ Sĩ Bern. Theo Huber, vụ khủng bố 11/9 đã tạo nên liên minh Hồi giáo cực đoan - Phe hữu mới.
Về quan điểm này, ông ta hoàn toàn sai lầm. Các vụ khủng bố năm ngoái có thể khiến những kẻ theo Hồi giáo cực đoan và những tên Phát-xít mới ''hả lòng hả dạ'', đồng thời cũng có thể tạo ra một sợi dây gần gũi hơn giữa Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan và chủ nghĩa phát - xít. Tuy nhiên, thực tế Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan và Chủ nghĩa phát-xít đã có cả một quãng lịch sử 80 năm cộng tác dựa trên những ''lý tưởng'', ''hoạt động'' và những kẻ thù chung. Chúng ''ghê tởm'' cái gọi là ''Chủ nghĩa suy đồi phương Tây'' (Tự do chính trị và Chủ nghĩa tư bản) và tổ chức các cuộc thánh chiến, thậm chí tấn công liều chết nếu thấy cần thiết. Bọn chúng ''hăng máu'' tiêu diệt người Do Thái, người Mỹ và tất cả các đồng minh của Mỹ.
Horst Mahler - từng là luật sư và sau này là thành viên của Nhóm khủng bố cực tả ở Đức trong những năm 60 - 70 có tên Baader-Meinhof và giờ đây là kẻ theo chủ nghĩa phát-xít mới đã từng ''kết luận'' quan điểm và hy vọng của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan và Phe cực tả trong một bức thư viết hôm 21/9/2001 có nội dung: ''Nước Mỹ - hoặc chính xác hơn, Cảnh sát thế giới - đã tỏ ra bị tổn thương....hành động có thể báo trước của Bờ Đông (Những kẻ cai trị Do Thái và những đồng minh không phải Do Thái = các cơ sở của Mỹ) như thể một tia lửa điện rơi xuống thùng bột. Nhiều thập kỷ qua, jihad - Thánh chiến - đã trở thành ưu tiên của Thế giới Hồi giáo chống lại Hệ thống giá trị phương Tây. Thời điểm này, nó có thể nổ ra mạnh mẽ...Nó có thể là một Đại thế chiến ...Những kẻ làm thuê Mỹ - Anh và châu Âu cho những ''Kẻ nắm vai trò toàn cầu'' đã phát tán trên khắp thế giới và như Osama bin Laden tuyên bố trước đây, chúng chính là những mục tiêu quân sự. ..''
Để tìm hiểu rõ về quan điểm, phương thức và mục tiêu trên của Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan và chủ nghĩa phát-xít, hay nhìn lại những năm 20 của thế kỷ trước, thời điểm cả Hồi giáo cực đoan và phát xít bắt đầu nổi lên như những phong trào chính trị có tổ chức với tiêu chỉ hoạt động là ''tiếm'' quyền nhà nước và áp đặt các tư tưởng và chính sách xã hội của riêng mình (Trong đó, chủ nghĩa phát - xít, tất nhiên, đã thành công trong những năm 20 - 30 lần lượt tại Italia và Đức; Chủ nghĩa Hồi giáo chỉ thành công tại Iran năm 1979, sau đó tại Sudan và Afghanistan). Cả hai phong trào trên đều tự tuyên bố là đại diện thực sự cho một số cộng đồng tôn giáo hoặc dân tộc được lý tưởng hoá dựa trên nền tảng quá khứ hùng hồn, Hồi giáo là thời đại của 4 Khalip toàn năng (632-662), nổi bật nhất là thời gian trị vì của Umar bin al-Khattab (634-44), đó được coi là đại diện cho sự thống nhất giữa tôn giáo và nhà nước.
Phong trào Đức quốc xã được hình thành nhằm phản kháng việc Đệ nhất thế chiến đã phá huỷ ''Đế chế Đức thứ hai'' - "Second Reich", Hiệp ước Versailles và sự phá vỡ cơ cấu xã hội đã đẻ ra tư tưởng phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa nghiệp đoàn của Hitler. Tổ chức những người anh em Hồi giáo (Al Ikhwan Al Muslimun) gồm nhiều chi nhánh khủng bố đã được thành lập 1928 nhằm chống đối chính sách loại bỏ caliphe năm 1924 của nhà cải cách Thổ Nhĩ Kỳ Kemal Ataturk, vạch ra những hậu quả của Đệ nhất thế chiến đối với sự tan rã của Đế chế Ottoman.
Lịch sử phát-xít Đức không dừng lại. Nó đã gây ra những bi kịch, thảm hoạ kinh hoàng trong Thế chiến thứ hai và tiến hành cuộc tàn sát người Do Thái ghê tởm. Chủ nghĩa phát xít mới, tồn tại cả ở Mỹ và châu Âu, vẫn là mối đe doạ khủng bố lớn và là bóng mây đen chính trị - điển hình là vụ Le Pen trong cuộc bầu cử nghị viện tại Pháp. Tuy nhiên, dù sao chủ nghĩa phát xít mới vẫn chưa thể được coi là một lực lượng có thể bùng nổ mạnh mẽ. Trong khi đó, Hồi giáo cực đoan, với hệ tư tưởng đôi, đã tỏ ra có nhiều cơ hội khuấy động leo thang bạo lực trên khắp thế giới dựa trên tầm ảnh hưởng ngày càng gia tăng trong một thế giới có đến hơn một tỷ người Hồi giáo. Không phải ngẫu nhiên, ngay sau sự kiện 11/9, Tổng thống Mỹ George W Bush đã tuyên chiến với chủ nghĩa khủng bố. Tuy nhiên, chủ nghĩa khủng bố chỉ là phương thức tiến hành chiến tranh, chứ không phải kẻ địch. Kẻ địch thực sự là chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.
Tổ chức những người anh em Hồi giáo của Al-Banna, mới đầu tự giới hạn trong ''cải tổ đạo đức và tinh thần'', đã phát triển với tốc độ vũ bão trong những năm 30 và 40 sau khi theo đuổi hàng loạt mục tiêu chính trị. Tính đến thời điểm kết thúc Đệ nhị thế chiến, chỉ tính riêng tại Ai Cập, tổ chức này đã quy tụ được khoảng 500.000 thành viên và có chi nhánh ở khắp Trung Đông. Sự kiện, tư tưởng và phương pháp tổ chức, tất cả đã giải thích cho sự thành công của tổ chức này. Khi chiến tranh sắp bùng nổ, thời gian đã chín muồi để chấm dứt sự thống trị của thực dân Anh và Pháp. Tất nhiên, Ikhwan đã sẵn sàng có câu trả lời đầy thuyết phục: giải phóng tổ quốc Hồi giáo khỏi ách thống trị của bọn ngoại đạo và nước ngoài, đồng thời thành lập một nhà nước Hồi giáo thống nhất. Và al-Banna đã gây dựng một tổ chức ''kinh khủng'' để đoạt được mục tiêu: xây dựng một cơ cấu thống trị tinh vi, phân tầng xã hội (nông dân, công nhân, tri thức), các đơn vị được giao trọng trách (tuyên truyền, quan hệ thông tấn, phiên dịch và giao tế với thế giới Hồi giáo), Uỷ ban chuyên trách về tài chính, pháp luật - tất cả dựa trên nền tảng Thánh đường và các hiệp hội Hồi giáo. Thêu dệt các mối quan hệ truyền thống tạo nên một cơ cấu chính trị hiện đại có bản sắc, đó là căn nguyên tạo nên thành công của al-Banna.
Tuy nhiên, những kẻ đồng đạo hiểu rằng, lòng tin, con số và tận tuỵ không làm nên một chiến thắng chính trị. Do đó, dựa vào mô hình của Mussolini (al-Banna rất khâm phục "Il Duce" và người anh tinh thần "Fuehrer" Adolf Hitler), al-Banna đã lập ra một cánh bán võ trang với khẩu hiệu: ''hành động, tuân lệnh, im lặng'' khá giống với khẩu hiệu của Mussolini "tin tưởng, vâng lệnh và chiến đấu''. Ngoài ra, ông này còn lập ra một bộ máy bí mật (al-jihaz al-sirri) và một cánh tình báo al-Ikhwan để thực hiện các phi vụ ''bẩn thỉu hơn'' như: tấn công khủng bố, ám sát....để ''đấu tranh vì quyền lực''.
Năm 1948, sau khi phong trào Những người anh em Hồi giáo, với vai trò nòng cốt, tham gia chiến dịch động viên những người tình nguyện cùng chiến đấu chống lại "Những kẻ theo đạo phục quốc Do Thái" ở Palestine nhằm ngăn chặn việc thành lập một nhà nước Do Thái, phong trào này tự cho rằng họ có ảnh hưởng, có mục tiêu chính trị và có thể phát động một cuộc lật đổ chế độ quân chủ Ai Cập. Tuy nhiên, mọi việc lại không diễn ra như vậy. Ngày 8/12/1948, Thủ tướng Nuqrashi Pasha, vốn là một người đề cao cảnh giác, đã giải tán quân đội. Song, ông này vẫn chưa đủ độ cảnh giác khi để Những người Anh em giết chết trong một hành động trả thù việc các đặc vụ chính phủ đã khuyến khích tiêu diệt al-Banna vào ngày 12/2/1949.
Đó chưa phải là hồi kết. Dưới sự lãnh đạo của tân thủ lĩnh Sayyid Qutb, một con người cực đoan hơn nhiều, cuộc chiến giành quyền lực của al-Ikhwan tiếp tục leo thang. Một tân binh được tuyển giữa những năm 1960 là Ayman al-Zawahiri, ngày nay đã trở thành nhân vật số 2 của mạng lưới al-Qaeda và "não bộ" của tổ chức này.
Thủ tướng Đức xấu hổ về nạn thảm sát thời Hitler | |||
Thủ tưởng Đức Gerhard Schroeder đã tỏ lòng tiếc thương tới những nạn nhân của Đức quốc xã và hứa rằng, nước Đức sẽ nhớ về nạn tàn sát người Do thái thời Hitler. |
Trong vòng 5 năm (1940-1945) hơn 1,5 triệu người bỏ mạng tại Auschwitz, trại tập trung lớn nhất thời Đức Quốc xã. Đây là nơi đã xảy ra những điều khủng khiếp nhất.
Auschwitz: Nỗi kinh hoàng thời Đức Quốc xã
(Còn tiếp)
-
Kiên Trần (theo Atimes)