221
478
Hồ sơ
hoso
/thegioi/hoso/
682320
Trung Quốc không thể thiếu trong chiến lược phát triển của Mỹ
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Trung Quốc không thể thiếu trong chiến lược phát triển của Mỹ
,

Năm 1957 việc Liên Xô tung vào quỹ đạo vệ tinh Sputnik đã đánh thức người Mỹ. Nó báo hiệu rằng Mỹ không thể coi thường địa vị siêu đẳng về công nghệ và quân sự của Liên Xô. Ngày nay, với khả năng vượt trội trong sản xuất, tiêu dùng nhiên liệu thô thế giới và thu hút đầu tư toàn cầu, Trung Quốc đã trở thành một Sputnik của thời đại mới. Tuy nhiên, đối với Mỹ, Trung Quốc không tạo ra những thách thức giống Liên Xô, mà trái lại, đem đến những khả năng hợp tác đầy sáng sủa.

Soạn: AM 485064 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Tổng thống Mỹ Nixon bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Chu Ân Lai năm 1972.

Sự kiện Sputnik của Liên Xô chỉ đơn thuần đại diện cho thách thức về quân sự còn sự vươn lên của Trung Quốc ngày nay có thể coi là một "thách thức" mang tính toàn diện, đặc biệt là về mặt kinh tế và trí tuệ. Bằng những đường lối, chính sách sáng suốt của các nhà lãnh đạo Bắc Kinh, đi đầu là Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc đang phát triển với một tốc độ đáng kinh ngạc ở nhiều phương diện và dự đoán sẽ duy trì tốc độ ấy trong một thời gian dài nữa.

Với sự vươn lên ấy, Trung Quốc đang ngày càng trở thành một "đối thủ" có tiềm năng trên sân chơi thế giới - nơi từ lâu Mỹ vốn chiếm vị trí số 1. Lẽ tự nhiên, sẽ có những dè chừng trong chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc. Nhưng hơn ai hết, chú Sam thừa thông minh để hiểu rằng, trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập hiện nay, chiến lược phát triển của họ không thể không có mặt Trung Quốc. Nói cách khác, Trung Quốc là nhân tố cần thiết trong chính sách của Washington.

Tại sao lại vậy?

Trở lại với lịch sử cách đây hơn 30 năm, khi Nixon mở rộng vòng tay với Thủ tướng Chu Ân Lai, Mỹ đã xác định được mục tiêu chiến lược của họ. Washington sẵn sàng muốn chấm dứt hơn 20 năm thù địch, cô lập Bắc Kinh để giảm bớt thách thức khi rút khỏi chiến tranh Việt Nam, đồng thời làm lệch cán cân đối trọng với Liên Xô. Còn Trung Quốc lúc đó là một lực lượng ủng hộ mạnh mẽ cuộc cách mạng đang diễn ra tại thế giới đang phát triển. Mặc dù có sự khác biệt cơ bản trong ý thức hệ, có hệ thống xã hội, kinh tế, chính trị đối lập, nhưng Mỹ và Trung Quốc đã bắt tay với nhau. Mối quan hệ gần như liên kết giữa hai nước đã phục vụ cho lợi ích an ninh của cả hai trong 20 năm sau đó.

Việc Trung Quốc mở cửa vào năm 1978 đã tạo ra những bước phát triển đáng kinh ngạc ở nước này. Ngày nay, Trung Quốc là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế và đang tiếp tục tìm cách học hỏi, điều chỉnh mình để thích ứng với các nguyên tắc, luật chơi quốc tế. Trung Quốc cũng phải đối mặt với những thách thức ngày càng tăng từ cả bên trong và bên ngoài khi họ chuyển giao thế hệ lãnh đạo mới và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới với việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Nếu như Trung Quốc có bất kì tham vọng gì, đó sẽ là tham vọng tiếp tục thịnh vượng về kinh tế và ổn định về chính trị.

Để hiểu rõ vấn đề này, cần phải tìm hiểu những yếu tố nền tảng tạo ra sức mạnh và khả năng cạnh tranh của Trung Quốc, đó là: đầu tư - tiết kiệm quốc gia, giáo dục, y tế và an ninh.

Trong lĩnh vực đầu tư, tiết kiệm, năm 2003 đầu tư của Trung Quốc chiếm tỷ lệ từ 32-42% trong GDP nước này. Chỉ nhìn vào các khoản tiết kiệm, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đánh giá tỉ lệ tiết kiệm quốc gia của Trung Quốc đạt 47,6% năm 2003. Tỉ lệ này đã tạo điều kiện để Trung Quốc đạt được sự tăng trưởng rất cao về kinh tế.

Soạn: AM 485078 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Phó Thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình trong chuyến thăm Mỹ đầu tiên năm 1979.

Biện pháp mà Trung Quốc áp dụng tương phản hoàn toàn so với Mỹ. Giám đốc ĐH Harvard Lawrence Summers đã đúng khi nói: "Năm 2003, tỉ lệ tiết kiệm thực của Mỹ chỉ đạt khoảng 1-2%...Đây là tỉ lệ thấp nhất trong lịch sử Mỹ...Trên thực tế, đầu tư thực đã giảm trong vòng 4-5 năm qua, cho thấy nguyên nhân của tình trạng thâm hụt tài khoản hiện nay ở Mỹ chính là giảm tiết kiệm và tăng tiêu dùng mà không tăng đầu tư".

Mỹ không thể cạnh lâu dài với Trung Quốc một khi sự phát triển của họ chỉ phụ thuộc vào tiêu dùng như hiện nay trong khi Trung Quốc lại đầu tư vào tiết kiệm. Mỹ phải tìm cách cân bằng tỉ lệ tiết kiệm, đầu tư và tiêu dùng. Nếu làm thế, sự cạnh tranh của Trung Quốc sẽ tạo ra nhiều thuận lợi đối với Mỹ.

Về lĩnh vực thứ 2 - giáo dục. Giáo dục bậc cao của Mỹ có thể nói là xuất sắc. Nhưng đối với Trung Quốc, nếu nhìn vào mức thu nhập thấp hiện nay của người dân, thì có thể thấy quốc gia Đông Á này đã đạt được những thành công nổi bật khi hoàn thành phổ cập giáo dục bậc tiểu học cho 93% dân số, tỉ lệ học sinh đăng ký cấp II tăng nhanh chóng trong 10 năm qua và tỉ lệ dân số được giáo dục bậc cao đã tăng gấp 4 kể từ năm 1991 tới nay.

Nhiều người nói rằng Trung Quốc thu hút được vốn đầu tư nước ngoài do có nguồn lao động rẻ. Trên thực tế, sự hấp dẫn ấy được kết hợp bởi cả hai yếu tố: lao động rẻ và có kỹ thuật. Lấy ví dụ một lĩnh vực tương đối phù hợp với hiện đại hoá kinh tế là ngành kỹ sư. Trong năm 2002, Trung Quốc và Mỹ đều cấp một số lượng bằng kỹ sư tương đương cho nghiên cứu sinh, nhưng riêng số bằng kỹ sư chưa tốt nghiệp mà Trung Quốc đã cấp nhiều hơn Mỹ gấp 3,5 lần. Không những thế, các trường đào tạo kỹ sư ở Mỹ lại tiếp nhận một số lượng lớn sinh viên không thuộc quốc tịch Mỹ vào học. Ngạc nhiên hơn nữa là quy mô các lớp tại trường kỹ sư ở Trung Quốc ngày càng tăng nhanh. Nếu nhìn vào tương lai, thì dù khác nhau về chất lượng, song Trung Quốc vẫn có một nguồn nhân lực khổng lồ về kỹ thuật.

Tới nhiều trường đào tạo cao học, tiến sĩ của Mỹ trong lĩnh vực khoa học vật liệu, có thể thấy vô khối sinh viên rất có khả năng đến từ Trung Quốc. Trong khi số lưuợng người Mỹ học tập tại Trung Quốc chỉ khoảng vài nghìn mỗi năm, thì hơn 10 năm qua, Trung Quốc đã có khoảng 60.000 sinh viên được đào tạo tại các viện nghiên cứu khoa học, công nghệ cũng kinh doanh, kinh tế và quan hệ quốc tế của Mỹ. Trung Quốc đang tiếp tục tạo ra một số lượng lớn chưa từng thấy những lao động tinh thông ngôn ngữ, giàu văn hoá, có khả năng về khoa học, kỹ thuật ở cả trong và ngoài nước. Đây là điểm mà Mỹ không thể không nhận thấy và không thể bỏ qua. Rõ ràng rằng, để có thể cạnh tranh với Trung Quốc, Mỹ buộc phải làm những gì họ nên làm hay nói cách khác sự cạnh tranh của Trung Quốc xem ra là điều tích cực đối với Mỹ.

Y tế công cộng là lĩnh vực thứ 3 cần bàn tới. Mặc dù hệ thống y tế ở Trung Quốc không được tối tân như ở Mỹ nhưng theo thống kê của Ngân hàng Thế giới năm 2002, tuổi thọ trung bình của người Trung Quốc là 71, không quá kém so với tuổi thọ trung bình của người dân Mỹ - một quốc gia giàu hơn, là 77. Không những thế, trong năm 2002, Trung Quốc chỉ dùng khoảng 5,5% GNP chi phí cho y tế trong khi Mỹ tốn tới 13,3% mỗi năm. Đến năm 2004, con số này tăng lên 15,4% và sẽ tiếp tục tăng tới 18,7% vào năm 2014.

Vấn đề không phải là người Mỹ cần học theo hệ thống y tế của Trung Quốc mà nếu Mỹ muốn cạnh tranh với Trung Quốc, rõ ràng họ cần phải kiểm soát chi phí dành cho y tế.

Trong lĩnh vực an ninh, chiều hướng quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn là "dè chừng" nhưng không thể thiếu sự hợp tác. Từ năm 1990-2004, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc có tăng song luôn được điều chỉnh ở mức phi lạm phát. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn đang thực hiện một chương trình nghiên cứu không gian rất năng động, tập trung vào việc hiện đại hoá không quân, tên lửa, hải quân cũng như tăng cường khả năng chỉ dẫn thông tin, trinh sát. Những kết quả sẽ đạt được trong quá trình này có thể làm phần lớn người Mỹ kinh ngạc.

Soạn: AM 485082 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Tổng thống Bush và Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân tại hội nghị APEC 2001.

Nhưng suy cho cùng chính sự tăng trưởng về kinh tế của Trung Quốc mới là nguyên nhân làm thay đổi môi trường an ninh của Mỹ ở châu Á mà không phải sức mạnh quân sự. Các đồng minh của Mỹ ở Đông Á như Australia, Nhật Bản, Philippines, Hàn Quốc và Thái Lan đang ngày càng phụ thuộc vào việc xuất khẩu sang Trung Quốc và thu hút vốn đầu tư từ Trung Quốc. Do vậy, nhiều nước đồng minh của Mỹ sẽ không cho phép bản thân họ bị lôi kéo vào tình thế mà họ coi là "xung đột không cần thiết" với Bắc Kinh. Khi sức mạnh kinh tế của Trung Quốc ngày càng tăng, Mỹ không thể thuyết phục các đồng minh đi theo mình mà không có lý do.

Tất nhiên trong thách thức luôn có những khả năng hợp tác tích cực. Với Mỹ, cách tốt nhất để tăng cường an ninh ở khu vực châu Á chính là phải hợp tác với Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nước khác để xây dựng những cơ cấu an ninh mới, bổ sung cho các liên minh song phương hậu Thế chiến II.

Vậy là nếu như Mỹ tiến hành những bước điều chỉnh cần thiết ở trong nước, thay đổi cấu trúc an ninh ở nước ngoài và có thái độ phù hợp để tránh xung đột trong vấn đề Đài Loan, thì một Trung Quốc lớn mạnh có thể thúc đẩy nước Mỹ và châu Á tiến lên phía trước.

Thông cáo chung về thiết lập quan hệ Ngoại giao giữa Hoa Kỳ và CHND Trung Hoa (1/1/1979)

Hoa Kỳ và CHND Trung Hoa đã nhất trí công nhận nhau và thiết lập mối quan hệ ngoại giao kể từ ngày 1/1/1979.

Hoa Kỳ công nhận Chính phủ CHND Trung Hoa là Chính phủ hợp pháp duy nhất của nước Trung Quốc. Trong khuôn khổ này, người dân Hoa Kỳ sẽ duy trì quan hệ văn hoá, thương mại cùng các quan hệ không chính thức khác với người dân Đài Loan.

Hoa Kỳ và CHND Trung Hoa tái khẳng định những nguyên tắc đã được hai bên nhất trí trong Thông cáo chung Thượng Hải và một lần nữa nhấn mạnh rằng:

i. Hai bên đều mong muốn giảm bớt nguy cơ xung đột quân sự quốc tế

ii. Cả hai đều không mong muốn tìm kiếm ưu thế bá chủ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương hay bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới; cả hai đều phản đối nỗ lực của bất kỳ nước nào hoặc nhóm nước nào khác muốn thiết lập địa vị bá chủ ấy.

iii. Cả hai không sẵn sàng thương lượng đại diện cho bất kỳ bên thứ ba nào hoặc không tham gia vào những thoả thuận song phương nhằm vào các nước khác.

iv. Chính phủ Hoa Kỳ thừa nhận lập trường của Trung Quốc rằng chỉ có một Trung Quốc và Đài Loan là một bộ phận của Trung Quốc.

v. Cả hai tin rằng việc bình thường hoá quan hệ Trung-Mỹ không chỉ nằm trong lợi ích của nhân dân hai nước mà còn đóng góp vào sự nghiệp hoà bình ở châu Á và trên thế giới.

Hoa Kỳ và CHND Trung Hoa sẽ trao đổi Đại sứ và thiết lập Sứ quán vào ngày 1/3/1979.

  • Huyền Trang

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,