221
478
Hồ sơ
hoso
/thegioi/hoso/
761294
Thực hư vụ lộn xộn về tranh biếm hoạ Mohamed
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Thực hư vụ lộn xộn về tranh biếm hoạ Mohamed
,

Từ 12 bức tranh biếm hoạ Nhà tiên tri Mohamed đăng tải trên một tờ báo Đan Mạch, làn sóng công phẫn đã bùng lên trong thế giới Hồi giáo. Sự việc trở nên vô cùng phức tạp bởi lẽ nó đụng chạm tới điều cấm kỵ nhất của Đạo Hồi.

Soạn: AM 693479 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Thánh địa Mecca của người Hồi giáo.

Thật vậy, những hình ảnh vẽ Nhà tiên tri Mohamed từ lâu đã trở thành điều cấm kỵ trong đạo Hồi. Nhưng ở phương Tây ít người hiểu tại sao lại vậy, cũng như người ta không thể hiểu nổi mức độ phẫn nộ của  người Hồi giáo trước thái độ của những người không theo tín ngưỡng này dành cho nhà sáng lập đạo Hồi.

Vì sao người Hồi giáo kỵ vẽ hình Mohamed?

Đối với các sử gia, Mohamed vừa là một nhà tiên tri, lại vừa là nhà cải cách tôn giáo. Ông chính là người đã liên kết các bộ lạc Ảrập sinh sống rải rác trong thế kỷ thứ 7 lại, tạo nên một tôn giáo mà sau này trở thành một trong 5 tôn giáo lớn của thế giới. Đối với người Hồi giáo, ông là người cuối cùng trong hàng ngũ các nhà tiên tri Abraham, Moses và Jesus nhưng lại là người hoàn thành sứ mệnh tối cao của các nhà tiên tri.

Họ tin rằng Thiên sứ Gabriel đã tới gặp Mohamed và ra lệnh cho ông ghi nhớ rồi kể lại những câu thơ mà Thượng để truyền xuống, về sau trở thành kinh Koran; rằng ông chính là người hoàn thiện sự giáo huấn của Thượng đế trong suốt lịch sử.

Vì người Hồi giáo tin rằng Mohamed là sứ giả của đấng Allah, họ đã tự suy luận rằng tất cả các hành động của ông đều theo ý Thượng đế. Cũng vì lẽ đó, người ta dành cho con người Mohamed một sự tôn sùng và kính yêu khác thường. Bất cứ khi nào viết hay nói, tên của ông luôn được đặt sau từ "Nhà tiên tri" và đặt trước cụm từ: "Hoà bình phụ thuộc vào Ngài", chữ viết tắt trong tiếng Anh là PBUH.

Bất kì nỗ lực nào muốn minh hoạ hình ảnh của Mohamed cũng đồng nghĩa với việc minh hoạ một điều cao quý, siêu phàm nên nó bị cấm đoán. Hơn nữa, khi người ta chỉ trích và bác bỏ Mohamed cũng là người ta phủ nhận và chỉ trích đấng Allah. Vì lẽ này, chỉ trích Nhà tiên tri cũng đồng nghĩa với sự báng bổ và ở một số nhà nước Hồi giáo, tội này sẽ bị kết án tử hình.

Song ở phương Tây, sự hiểu biết về đạo Hồi còn rất nhiều thiếu sót. Kẽ hở văn hoá này bắt nguồn từ thực tế đạo Cơ đốc, cũng như đạo Hinđu, đạo Phật và Giai na chủ yếu là những tôn giáo mô tả qua tranh ảnh. Trong thời kỳ đầu, thế giới Cơ đốc giáo lấy hình tượng của những vị thần và nữ thần cổ Hy Lạp rồi tạo ra hình ảnh đức mẹ đồng trinh Mary và các vị thánh. Tất cả những hình ảnh này được đặt tại các nhà thờ.

Trái lại, người Hồi giáo, cũng giống người Do Thái lại có quan điểm khác hẳn. Họ cho rằng Hồi giáo và đạo Do Thái là tôn giáo của ngôn ngữ, không phải của hình ảnh. Đạo Hồi vốn cấm đặt hình ảnh của người và loài vật cùng nhau và đó là lý do tại sao nhiều loại hình nghệ thuật Hồi giáo lại được tạo nên từ lối viết chữ trang trí hay các mẫu hình uốn lượn trừu tượng. Trong suốt quá trình lịch sử, người Hồi giáo đã phá huỷ hoặc luôn coi mọi hình ảnh dù là được tạc hay vẽ, là sự sùng bái thần tượng.

Soạn: AM 693483 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Người hành hương Hồi giáo tại Thánh địa Mecca.

Sức mạnh của nghệ thuật

Song bất chấp sự cấm đoán này, hàng trăm hình ảnh của Nhà tiên tri Mahomed vẫn được vẽ nên qua nhiêu thế kỷ. Các nghệ sĩ Cơ đốc giáo thời Trung cổ đã tạo ra những bức vẽ hoặc bản chép tay mô tả hình ảnh của Mohamed, thường là vẽ đầy đủ khuôn mặt ông. Cùng thời, các nghệ sĩ đạo Hồi cũng mô tả hình ảnh của Mohamed song thường để trắng khuôn mặt ông hoặc vẽ thêm chiếc mạng che.

Nghệ thuật của đế chế Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman và Ba Tư thế kỷ 16 thường mô tả hình ảnh của Nhà tiên tri dù khuôn mặt ông hoặc bị che hoặc đang toả ra những vầng hào quang sáng chói. Một bức tranh của Thổ Nhĩ Kỳ trong thế kỷ 16 hiện trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Boston mô tả Mohamed trong chiếc áo dài tay để tránh lộ ra bàn tay của ông.

Tất nhiên, điều cấm kỵ này không phải là tuyệt đối. Giờ đây, những bức tranh vẽ hình Mohamed được bán công khai trên các đường phố Iran. Dù việc sáng tác, bán hay sở hữu những bức hình đó là bất hợp pháp, song nhà chức trách vẫn "phớt lờ" thực tế này bởi lẽ người Hồi giáo ở Iran đều là người Shia, không phải theo dòng Sunni.

Nhưng sự việc xảy ra gần đây ở châu Âu lại là điều hoàn toàn khác. Những bức tranh biếm hoạ xuất hiện đầu tiên ở Đan Mạch và sau đó xuất hiện trên toàn châu Âu được tạo ra không phải nhằm mục đích mô tả hình ảnh của Nhà tiên tri mà để châm biếm ông. Trong một bức hình, Nhà tiên tri đang đội trên đầu chiếc khăn quấn Hồi giáo hình một quả bom có ngòi đang cháy. Và sự việc trên đã làm cho người Hồi giáo trên toàn thế giới, đặc biệt là khu vực Trung Đông cảm thấy bị cô lập, bị đe doạ và bị xỉ nhục bởi các cường quốc.

Châu Âu và hậu quả của sự coi thường

Làn sóng phẫn nộ đã lên tới mức đáng lo ngại nhất là ở khu vực Dải Gaza, nơi các tay súng bao vây văn phòng của Liên minh châu Âu EU và cho chính phủ Đan Mạch, Na Uy, Pháp, Đức 48h để xin lỗi.

Tại thành phố Bờ Tây Nablus, một công dân Đức cũng bị bắt làm con tin, sau đó được trả tự do khi các tay súng tràn vào khách sạn, đe doạ bắt cóc công dân các nước châu Âu đã đăng tải tranh biếm hoạ về Nhà tiên tri Mohamed.

Các tay súng còn cảnh báo nhân viên Văn phòng Hỗ trợ Kỹ thuật EU đặt tại Gaza rằng họ yêu cầu tất cả các công dân Pháp phải rời Gaza lập tức. Tình trạng căng thẳng ngày hôm qua đã thúc đẩy EU phải tái xem xét sự an toàn của các văn phòng đại diện đặt tại những vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng.

"Bất kì công dân nào đến từ những nước đăng tải tranh biếm hoạ hiện còn có mặt tại Gaza sẽ bị nguy hiểm", một tay súng có liên hệ tới nhóm Fatah tuyên bố. Trên cửa ra vào văn phòng, những dòng chữ do các tay súng vũ trang viết còn rõ nét: "Đóng cửa cho tới khi nào họ xin lỗi người Hồi giáo", phía dưới ký tên Kattab al-Yasser - một nhóm vũ trang đứng giữa Lữ đoàn Al-Aqsa và Thánh chiến Hồi giáo.

Soạn: AM 693485 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Một buổi cầu nguyện tại nơi Nhà Tiên tri Mohamed đọc bài giảng kinh cuối cùng.

Suốt hai ngày qua, hai quan chức EU đến từ Đan Mạch cũng không dám bước ra khỏi nhà để đi làm. Họ vốn có nhiệm vụ giám sát chốt Rafah nối từ Nam Gaza sang Ai Cập.

Trong lúc này tại khách sạn Qasr ở Nablus, Giám đốc Awad Hamdan cho biết các tay súng yêu cầu ông phải nói rõ xem có khách người Đức, Pháp, Đan Mạch hay Na Uy đang trọ hay không. Ông Haman đã nói với họ không hề có khách nào mang quốc tịch này. Các tay súng cảnh báo ông không được nhận những vị khách đến từ các quốc gia trên và đe doạ sẽ bắt cóc họ nếu ông cố tình làm vậy.

Hiện Đan Mạch và Na Uy đã tuyên bố tạm thời đóng cửa văn phòng đại diện ở Ramallah, Bờ Tây. Theo Trưởng đại diện văn phòng Đan Mạch Rolf Holmboe, văn phòng đã bị tấn công, song không bị thương.

Tóm lại, có thể thấy sự việc đã trở nên phức tạp. Nó là bài học về thái độ phớt lờ của phương Tây: Họ đã đốt lửa và bây giờ gió sẽ làm lửa lan rộng.

Diễn biến câu chuyện

Ngày 30/9/2005: 12 bức tranh biếm hoạ mô phỏng hình ảnh Nhà tiên tri Mohamed được tờ Jyllands-Posten của Đan mạch đăng tải.

Ngày 20/10: Thủ tướng Đan Mạch nhận được phàn nàn từ 11 nước song từ chối can thiệp.

Ngày 10/1/2006: Tờ Magazinet của Na Uy lại đăng tải những bức tranh này.

28/1/2006: Sau một đợt tẩy chay, công ty Arla của Đan Mạch và Thuỵ Điên đã xoa dịu người Hồi giáo bằng những mẩu quảng cáo đăng trên các báo ở khu vực Trung Đông.

29/1: Ảrập Xêút kêu gọi tẩy chay thực phẩm Đan Mạch và triệu hồi phái viên từ Copenhagen về nước. Libya cũng tuyên bố sẽ đóng cửa Sứ quán nước này tại Đan Mạch.

30/1: Biên tập tờ Jyllands-Posten xin lỗi. Các tay súng bao vây văn phòng của EU tại Dải Gaza.

31/1: Đan Mạch yêu cầu công dân không nên tới Ảrập Xêút

1/2: 7 tờ báo tại châu Âu đồng loạt tái đăng các bức tranh để bày tỏ tinh thần đoàn kết với tờ Jyllands-Posten

2/2: Tờ Shihan tại Jordan tái đăng tải những bức tranh. Các tay súng Gaza tái chiếm văn phòng EU.

3/2: Nhóm biểu tình ở Indonesia vượt qua hàng rào cảnh sát, xông vào đập phá sảnh chính của Đại sứ quán Đan Mạch tại thủ đô Jakarta.

  • Đức Minh - (Tổng hợp)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,