221
478
Hồ sơ
hoso
/thegioi/hoso/
816483
"Dự án Bali" - Kịch bản một vụ tấn công khủng bố
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
'Dự án Bali' - Kịch bản một vụ tấn công khủng bố
,

Gần 1 năm sau vụ tấn công khủng bố thứ 2 nhằm vào khu nghỉ mát Bali, Indonesia, tờ New York Times đã nhận được bản kế hoạch hành động rất tỉ mỉ của kẻ chủ mưu. Tài liệu chứa đựng chi tiết khiến người ta phải kinh hoàng về sự khôn ngoan, tinh vi và đầy quyết đoán của những kẻ đánh bom liều chết.

Soạn: AM 830345 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Chân dung Azhari Husin

"Bom cần phải nhỏ và dễ mang, làm sao để chúng không dễ bị phát hiện. Người đánh bom nên ăn vận giống khách du lịch. Họ không nên nhắm vào các khách sạn vì an ninh ở đây rất chặt chẽ. Thay vì vậy, họ nên cân nhắc những mục tiêu khác như nhà hàng, sàn nhảy và rạp hát".

"Những người đánh bom nên tự tiến hành một cuộc khảo sát kỹ lưỡng trước khi hành động. Bằng cách này, họ sẽ quen thuộc hơn với các mục tiêu và không ai bị bỏ lại phía sau để bị cảnh sát truy lùng sau đó"

"Không có kế hoạch thoát thân vì những người tham gia sẽ trở thành tử sĩ. Họ sẽ tiếp cận các mục tiêu và sẽ không bao giờ trở về".

Đó là một phần trong cuốn chỉ dẫn tiến hành một vụ đánh bom khủng bố, bao gồm cả một kịch bản chi tiết về những giờ cuối cùng của kẻ đánh bom. Cảnh sát Indonesia đã phát hiện tài liệu khủng khiếp này từ máy tính của một trong những kẻ chủ mưu vụ tấn công Bali tháng 10 năm ngoái khiến 20 người thiệt mạng. Trong vụ này 3 người đàn ông đã ôm theo bom đi vào 3 nhà hàng khác nhau và cho nổ tung.

Tài liệu đã cho người ta thấy cái nhìn hiếm hoi về suy nghĩ của những kẻ chủ mưu khủng bố xảo quyệt nhất, và về phương thức vạch kế hoạch tinh vi đằng sau những vụ đánh bom. Tài liệu cũng cho thấy điều mà kể cả một nhóm khủng bố nhỏ, địa phương với rất ít nguồn lực trong tay cũng có thể làm được, và sự khó khăn trong việc ngăn chặn hành động của chúng.

"Nó cho chúng ta thấy những kẻ này đã cố gắng nghĩ ra mọi khả năng có thể xảy ra", Sidney Jones, Giám đốc dự án thuộc Văn phòng đối phó khủng hoảng quốc tế Jakarta phát biểu. Đây là một trong những cơ quan hàng đầu về chống khủng bố tại khu vực Đông Nam Á. "Ngay cả khi những kẻ này đang bị săn đuổi, chúng vẫn có khả năng suy nghĩ thấu đáo việc gì cần làm chính xác tới từng giây".

***

Bản tài liệu dài 34 trang có tiêu đề: "Dự án Bali" được phát hiện trên máy tính của Azhari Husin, kỹ sư người Malaysia, học tập tại Australia và Anh. Y trở thành một chuyên gia bậc thầy trong việc chế tạo bom và là một trong những tên khủng bố nguy hiểm nhất khu vực Đông Nam Á cho tới thời điểm y bị tiêu diệt trong một vụ đọ súng với cảnh sát tháng 11 năm ngoái.

Tập tài liệu được một nhân vật yêu cầu giấu tên trao cho tờ New York Times vì tài liệu này chưa từng được công bố. Tạp chí tiếng Anh Tempo là tờ báo đầu tiên đăng tải câu chuyện này.

Soạn: AM 830347 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Hiện trường tại Kuta, Bali sau vụ đánh bom tháng 10/2002.

Người cùng lên kế hoạch các vụ tấn công với Azhari là Mohammad Noordin Top, kẻ đã thoát khỏi tay cảnh sát vài lần và hiện vẫn đang nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Noordin Top đang là kẻ khủng bố bị truy nã gắt gao nhất tại khu vực Đông Nam Á.

Theo cảnh sát Indonesia, họ không tìm thấy bất kỳ bằng chứng liên hệ nào cho thấy Al-Qaeda có dính líu tới những vụ đánh bom Bali. Thành viên Phong trào Hồi giáo cực đoan Jemaah Islamiyah có dính líu tới vụ này song giới chỉ huy cao cấp nhất trong tổ chức này lại không trực tiếp chỉ đạo vụ đánh bom Bali.

Tài liệu được viết thành 6 chương. Dù chỉ soi chút ánh sáng mới lên những mối liên hệ này song cũng đã chỉnh lý một số nghi ngờ ban đầu về vụ tấn công, ví dụ như chi tiết những quả bom được chế tại Philippines, và vụ tấn công nhằm phá hoại chính phủ Indonesia, hay nền kinh tế Bali.

Xác định mục tiêu

Mở đầu tài liệu, tác giả đặt lên một câu hỏi về cách chọn mục tiêu tấn công. "Tại sao lại là Bali?". Bởi vì nó sẽ gây ra một "tác động toàn cầu", tác giả trả lời ngay sau đó.

"Bali được biết đến trên toàn thế giới, nhiều hơn cả Indonesia", trích đoạn tài liệu. "Một vụ tấn công nhằm vào Bali sẽ được tất cả các phương tiện thông tin đại chúng thế giới đưa tin".

Trong phần 2 mang nhan đề: "Phương pháp tấn công", tác giả lưu ý: kế hoạch tấn công mới phải hoàn toàn khác so với vụ tấn công đầu tiên ở Bali xảy ra vào tháng 10/2002. Lần đó, một chiếc xe tải loại nhỏ chở đầy chất nổ đã nổ tung ngay trước hai câu lạc bộ đêm khiến 202 người thiệt mạng.

"Lần này, an ninh bị xiết chặt hơn trước", tác giả viết và lưu ý rằng Giám đốc cảnh sát Bali đã tăng lượng sĩ quan tình báo từ 70 lên 256 người.

Tác giả kết luận rằng sẽ quá nguy hiểm khi sử dụng một chiếc xe tải hay một lượng chất nổ giống vụ trước, rằng sẽ khó khăn hơn khi thuê một căn nhà có garage để lắp bom.

"Bom cần phải nhỏ hơn, và được chuẩn bị để sẵn sàng sử dụng", trích tài liệu.

Mục tiêu được đề cập tới là "những du khách từ Mỹ và các nước đồng minh" bao gồm toàn bộ các nước thuộc NATO cũng như Australia, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Philippines.

Tác giả biết những kẻ đánh bom sẽ gặp phải khó khăn khi xác minh quốc tịch của nhiều du khách, do vậy y kết luận: "Chúng ta sẽ coi tất cả những người da trắng là kẻ thù".

Lựa chọn phương pháp hành động

Theo kế hoạch, vài tuần trước các vụ tấn công, 3 người chịu trách nhiệm sẽ được cử tới Bali để "tự nghiên cứu" về những mục tiêu có thể bị tấn công. Trước đó, họ được hướng dẫn học hỏi tất cả những gì có thể về Bali, một hòn đảo du lịch đông đúc qua Internet. Họ cũng nên lấy những sách hướng dẫn dành cho du khách từ các hãng du lịch kèm theo một tấm bản đồ du lịch.

Những mục tiêu nằm trong tầm ngắm lần này bao gồm nhà hàng McDonald's, quầy Pizza, các nhà hàng Burger King và KFC, rạp hát, sân gôn, những cửa hiệu xăm, phòng trưng bày và cửa tiệm bán đồ lưu niệm.

Soạn: AM 830349 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Cảnh sát Indonesia thu xác của Azhari Husin sau cuộc đọ súng dữ đội tại Java tháng 11/2005

Trong quá trình trinh sát, những kẻ đánh bom liều chết được yêu cầu "chú ý tới quần áo mà các du khách địa phương mặc", hay loại túi xách, balô mà họ mang, xem họ mang mấy chiếc túi.

Đội đánh bom liều chết sẽ hoàn tất nhiệm vụ trinh sát và thông tin lại cho "chỉ huy".

Trong phần tiếp theo của tài liệu là một đoạn hỏi-đáp giữa đội quân hành động và "tư lệnh chiến trường", tạm cho là chính Azhari. Những kẻ trinh sát kết luận rằng chúng không nên sử dụng taxis để tiếp cận mục tiêu vì lái xe taxi có thể giúp họ đeo balô lên vai và có thể nghi ngờ về sức nặng của hành lý.

Thay vì vậy, chúng nên sử dụng loại môtô taxi vì loại này khiến người lái xe không có cơ hội nói chuyện với hành khách của mình. Về việc ăn mặc, chúng quyết định mặc áo sơ mi đen, quần short đến đầu gối hoặc jeans và mang giầy hoặc sandal.

Chúng cũng kết luận rằng mục tiêu có thể là các sàn nhảy disco và câu lạc bộ đêm bởi khách vào nơi này chủ yếu là người nước ngoài và "không hề phải lo lắng về an ninh, lại rất dễ vào".

Tuy nhiên, những địa điểm trên lại bị "chỉ huy" bác bỏ vì ba lô sẽ dễ bị nghi ngờ vào thời gian sau 9h tối, khi các câu lạc bộ chật đầy khách. Việc này khiến đội quân "cảm tử" phải cân nhắc tới các nhà hàng ở Kuta, một trong những khu phố du lịch được ưa thích nhất, cùng hệ thống nhà hàng hải sản trên bãi biển Jimbaran.

"Trong tất cả các địa điểm, đây có lẽ là dễ nhất, đó là ý Thượng đế", tài liệu viết, sử dụng một giọng điệu xúc phạm.

Tiếp theo, đội quân đánh bom liều chết giải thích cách các bàn ăn tại nhà hàng Jimbaran được sắp xếp trên cát ra sao, mỗi bàn có từ 3-7 thực khách và được xếp cách nhau một khoảng. "Gần 80% khách ở đây đều là người da trắng", chúng nói, "những người khác là Trung Quốc hoặc Nhật Bản,

Thời gian tốt nhất sẽ vào khoảng 7h30 tối, khi các nhà hàng đông khách nhất và ba lô đeo lưng sẽ không bị nghi ngờ.

Đội trinh sát đã đưa ra 4 sự lựa chọn. Azhari và Noordin chọn giải pháp thứ 4, đó là: một nhà hàng tại Quảng trường Kuta và 2 nhà hàng ở Jimbaran.

"Các vụ tấn công đồng loạt ở 2 địa điểm khác nhau sẽ có tác động lớn hơn nhiều vụ tấn công đồng loạt tại 1 địa điểm", tài liệu viết.

Còn có một  lý do khác khiến nhóm này chọn các nhà hàng ở Jimbaran, là vì: nhiều thực khác là thương nhân. "Cái chết của các thương nhân nước ngoài sẽ có tác động mạnh hơn cái chết của những người trẻ tuổi", trích đoạn tài liệu.

Chuẩn bị

Bom sẽ được lắp ráp vào các ba lô do đích thân Azhari tại căn cứ của y ở Java. Chúng cũng đặc biệt tỏ ra lo ngại về khả năng bị phát hiện khi đem ba lô này lên một xe buýt tới Bali. Tại cảng Gilimanuk, Bali, nơi chiếc phà chở đội đánh bom liều chết cập bến, hành khách bị yêu cầu phải xuống xe và đưa thẻ chứng minh ra cho nhân viên an ninh kiểm tra.

Soạn: AM 830351 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Cảnh sát Indonesia thu dọn tử thi sau vụ đánh bom Bali 2002

"Các ba lô có gắn bom có thể để lại trên xe buýt, cảnh sát không kiểm tra những hành lý bỏ lại trên xe", đội trinh sát báo cáo.

Chúng quyết định không sử dụng những ba lô leo núi, mà nên dùng loại balô đeo thường ngày của sinh viên để tránh bị nghi ngờ. Vì lý do này, Azhari đã gắn những quả bom tương đối nhẹ, có trọng lượng từ 10-12 kg vào các ba lô.

Y thiết lập hai hệ thống kích nổ rất tinh vi, được nêu chi tiết trong phần 4 của tài liệu. Hệ thống này bao gồm các biểu đồ đo hệ thống dây nối và các hình ảnh của một người đeo ba lô.

Hệ thống thứ nhất "trực tiếp" được nối với chất nổ trong ba lô. Hệ thống thứ hai "nằm chờ" nối với chất nổ cài trong túi quần phía sau của những kẻ đánh bom.

Thời gian "trì hoãn" là 30 giây, kẻ đánh bom có thể giật nhẹ công tắc hệ thống "chờ" khi tiến vào nhà hàng. Bằng cách này, nếu y bị nhân viên bảo vệ chặn lại và không thể kích nổ quả bom chính cài trong ba lô thì chất nổ trong túi quần phía sau vẫn phát nổ.

Azhari lo ngại rằng bom có thể phát nổ khi kẻ đánh bom còn đang ngồi trên xe buýt tới Bali nếu như xe đụng phải ổ gà hay ba lô đeo lưng bị nẩy lên, hoặc phát nổ trên mô tô từ nhà trọ tới các mục tiêu. Vì vậy, y quyết định sử dụng 4 công tắc để dự phòng.

"Điều quan trọng là phải làm cho hệ thống bom càng đơn giản càng tốt để những người thực hiện không bị lẫn lộn", tác giả viết.

Có một đèn xanh được đặt ở phía trái của dây đeo ba lô vì thế chỉ có kẻ đánh bom mới có thể nhìn thấy đèn này. Đèn sẽ phát sáng khi hệ thống "chờ" được kích hoạt. Một đèn màu đỏ, được giấu ở dây bên phải, sẽ báo hiệu rằng quả bom chính đã sẵn sàng và kẻ đánh bom chỉ phải giật những công tắc cuối cùng. Thứ tự các công tắc không phải là vấn đề đáng lo.

Hành động

Trong chương 5 mang tên: "Vụ tấn công", tác giả nêu ra những bước hành động cuối cùng của đội đánh bom liều chết, và trong vài trường hợp chính xác tới từng giây.

5h25' chiều: Đeo ba lô, làm thủ tục rời nhà trọ và chỉnh đồng hồ cho khớp với nhau.

5h30': Tìm một chiếc môtô taxi tới Bãi biển Legian, tại Kuta.

6h15': Đến gần quán cafe Hard Rock và tìm một nơi để cầu nguyện.

6h35': Kết thúc bài cầu nguyện. Tiếp theo chia làm hai nhóm.

7h21': Người chịu trách nhiệm kích nổ quả bom tại Kuta bắt đầu di chuyển về phía nhà hàng, đảm bảo chắc chắn rằng đèn đỏ và đèn xanh đều sáng.

7h33'04: Đến nhà hàng.

7h33'25: Đảm bảo công tắc chờ đều sẵn sàng, tiến vào nhà hàng.

Soạn: AM 830353 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Trong cùng lúc này, nhóm hai kẻ đánh bom còn lại đến Bãi biển Jimbaran vào lúc 6h50'. Chúng lảng vảng ở một quầy bán đồ ăn tới 7h30 sau đó lại chỉnh đồng hồ cho khớp giờ một lần nữa và bắt đầu đi về phía các bàn ăn ngoài trời trên bãi biển. Tên này đi sau tên kia 41,13 m. Tên đầu tiên đi vào khu vực bàn ăn, và tên thứ hai cũng vậy. Sau đó, kịch bản kết thúc bằng câu:

7h34: "Allah-u Akbar!!!"

Trong chương cuối cùng, tác giả giải thích: "Chúng ta đã cố gắng giảm thiểu hậu quả đối với người Hồi giáo. Tuy nhiên, vẫn có những nạn nhân là người Hồi giáo bị chết và bị thương". Chương này được viết sau khi vụ tấn công xảy ra.

Con số thương vong của vụ thứ 2 tương đối thấp hơn so với vụ đầu tiên. 5 trong số 20 người thiệt mạng là người nước ngoài: 4 người Australia và 1 người Nhật Bản. 15 người còn lại mang quốc tịch Indonesia.

Vài nét về Azhari bin Husin

Azhari Husin sinh năm 1957, là một kỹ sư người Malaysia. Y được coi là kẻ chịu trách nhiệm chế tạo những quả bom sử dụng trong vụ đánh bom Bali năm 2002 và nhiều vụ tấn công khủng bố khác do Phong trào Jemaah Islamiyah (JI) thực hiện. Do "thành tích bất hảo" này, y có bí danh là "Kẻ huỷ diệt".

Azhari có bằng Tiến Sĩ ngành định giá tài sản ĐH Reading, Anh và là một giảng viên tại ĐH Công nghệ Johor, Malaysia. Về sau, y tham gia nhiều khoá huấn luyện chế tạo bom tại Afghanistan. Y là tác giả cuốn sách chế tạo bom của nhóm JI, được sử dụng trong vụ đánh bom Bali và vụ đánh bom khách sạn Marriott năm 2003.

Y cũng là kẻ lên kế hoạch vụ đánh bom Sứ quán Australia tại Jakarta ngày 9/9/2004. Y còn bị tình nghi trong loạt vụ đánh bom ở Bali năm 2005. Trước khi chết tháng 11/2005, y là một trong những kẻ bị truy nã gắt gao nhất ở Indonesia cùng với tên đồng bọn Noordin Mohammed Top.

Tháng 7/2004, Noordin và Azhari đã may mắn thoát khỏi một chiến dịch vây bắt của cảnh sát nhằm vào một căn nhà thuê ở phía tây Jakarta. Tại đây, các chuyên gia pháp y đã tìm ra dấu vết chất nổ từng được sử dụng trong vụ đánh bom Sứ quán Australia trước đó. Hàng xóm miêu tả hai tên này là những kẻ sống ẩn dật, chỉ rời nhà để tới một nhà nguyện gần đó. Trước vụ đánh bom, họ thấy hai tên này chất những chiếc hộp nặng vào một xe tải trắng, cùng loại với chiếc xe tải được sử dụng trong vụ tấn công.

Trước vụ đánh bom Khách sạn Marriott, Azhari đã ở cùng Asmar Latin Sani, kẻ đánh bom liều chết trong vụ Marriott, tại nhà tên này ở Bengkuku, đảo Sumatra.

Cả hai tên này là cộng sự thân tín của cựu Chỉ huy chiến dịch phong trào JI Riduan Isamuddin (vẫn được gọi là Hambali). Tên này bị bắt tại Thái Lan năm 2003.

Ngày 9/11/2005, theo một thông tin mật, cảnh sát Indonesia đã tiến hành chiến dịch vây bắt nhằm vào một trong những nơi ẩn náu của tên này tại Batu, gần Malang, phía đông Java. 3 kẻ khủng bố thánh chiến đều ở trong ngôi nhà và chúng đã kháng cự quyết liệt. Chúng ném lựu đạn, bắn súng vào cảnh sát ở bên ngoài. Một loạt vụ nổ xảy ra và một trong số này là vụ nổ bom liều chết. Cảnh sát tìm thấy chiếc đầu của Azhari. Tên này đã cài bom vào người để không bị bắt sống.

  • Tân Huyền - (Tổng hợp)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,