221
478
Hồ sơ
hoso
/thegioi/hoso/
879706
Những điều chưa biết về trại tập trung của Hitler
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Những điều chưa biết về trại tập trung của Hitler
,

Trong vòng vài tuần sau khi Hitler lên nắm quyền năm 1933, những cánh cửa sắt đóng sầm trước những tù nhân của trại tập trung đầu tiên của Đức quốc xã. Đó là sự khởi đầu của một thí nghiệm về tra tấn và diệt chủng chưa từng có.

Soạn: HA 992203 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Trại tập trung Auschwitz

Trong 12 năm tiếp theo, thí nghiệm này mở rộng thành một kim tự tháp gồm các khu Do Thái, các nhà tù Gestapo (Cơ quan mật vụ Đức quốc xã), các trại lao động nô lệ và cuối cùng là những nhà máy hủy diệt.

Các sử gia về Holocaust - nạn tàn sát người Do Thái thời Hitler - giờ mới chỉ đang lắp ghép lại những nghiên cứu rời rạc, thuộc nhiều ngôn ngữ khác nhau, để hiểu quy mô khổng lồ của các trại tập trung, các nhà tù và những trung tâm ngược đãi ở châu Âu thời bấy giờ. Những cơ sở này được xây dựng từ Hy Lạp cho tới Na Uy rồi mở rộng về phía đông tới Nga.

Sau khi thu thập và phân tích các báo cáo nhỏ lẻ, các nhà nghiên cứu thuộc Viện bảo tàng tưởng niệm các nạn nhân Holocaust ở Mỹ cho biết họ đã xác định được hơn 20.000 địa điểm giam giữ và tra tấn - gấp ba lần so với con số ước tính của họ cách đây 6 năm. Và chẳng bao lâu nữa họ sẽ biết nhiều hơn thế.

Lần đầu tiên các nhà nghiên cứu sắp được tiếp cận với hàng triệu tư liệu được giữ trong 50 năm qua tại kho của Trung tâm theo dõi quốc tế (ITS) - một bộ phận của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế - ở thành phố nghỉ mát Bad Arolsen, miền Trung nước Đức. 11 quốc gia kiểm soát ITS đã nhất trí dỡ bỏ lệnh cấm nghiên cứu. Mục đích của lệnh này là nhằm bảo vệ sự riêng tư của các nạn nhân.

Các tài liệu ở ITS sẽ rất hữu ích đối với các nhà nghiên cứu tại Washington, những người đang biên soạn một bộ bách khoa 7 tập về mọi địa điểm nơi ''những kẻ chẳng ra gì'' bị tống giam, bị tra tấn, bị buộc phải lao động cưỡng bức hoặc bị giết.

''Kim tự tháp'' gồm các trại tập trung khủng khiếp như Auschwitz ở đỉnh, sau đó là các trung tâm giam giữ cấp hai và cấp ba. Có 500 nhà thổ, nơi những phụ nữ nước ngoài được đưa vào phục vụ các sĩ quan Đức. Có hơn 100 ''cơ sở chăm sóc trẻ em'' nơi những phụ nữ trong các trại lao động buộc phải nạo thai hoặc con mới sinh của họ bị đưa đi nơi khác và bị giết - thường là bỏ đói cho tới chết - để các bà mẹ có thể nhanh chóng trở lại làm việc.

Những tù nhân đầu tiên là những người cộng sản, các thành viên đảng Dân chủ xã hội, các nhân chứng Jehovah và những người đối lập chính trị khác, cũng như tội phạm thông thường và người đồng tính. Giải pháp Cuối cùng, giết khoảng 6 triệu người Do Thái, vẫn chưa bắt đầu vào giai đoạn đó.

Những người sống sót đã mô tả chi tiết các trại tập trung, kể lại những đau đớn không thể chịu đựng nổi và sự tàn bạo. Tuy nhiên, từ lâu các sử gia muốn biết nhiều hơn về những công việc bên trong các trại tập trung, hy vọng tiếp cận với các tài liệu trực tiếp của chính người Đức.

Chẳng hạn một chỉ thị từ tháng 11/1943, được đánh dấu Mật, hướng dẫn mọi trưởng trại tập trung để khách thăm tránh xa các địa điểm nhạy cảm. ''Trong suốt các chuyến thăm trại tập trung, nhà thổ và lò thiêu không được giới thiệu. Khách thăm cũng không được kể bất kỳ điều gì về những cơ sở này'', chỉ thị trên đã được ký bởi tư lệnh sư đoàn của SS, đơn vị tinh nhuệ canh gác các trại tập trung.

Chính tại Sachsenburg, một trong những trại đầu tiên được lập vào đầu năm 1933, SS lần đầu tiên sử dụng các mảnh vải màu hình tam giác. Miếng vải được khâu lên áo để nhận dạng loại tù nhân - một phương pháp được dùng rộng rãi sau đó. Băng tay có những vệt khác nhau biểu hiện cấp bậc của các tù nhân, từ đầu bếp cho tới ''tù nhân cao cấp''.

Nhiều thông tin hơn được tiết lộ trong các đơn đòi bồi thường sau khi chính phủ Đức và các ngành công nghiệp của nước này lập một quỹ 6,6 tỷ USD vào năm 2000 để bồi thường cho những người là lao động nô lệ thời chiến. Gunter Saathoff, Giám đốc Quỹ Đức quản lý số tiền trên, cho biết gần 1,7 triệu người đã đòi bồi thường, trong đó khoảng 8.000 người từng là đối tượng cho các thí nghiệm y học của Đức quốc xã.

Theo Giám đốc dự án Geoffrey Megargee, khi bắt đầu cách đây sáu năm, các nhà nghiên cứu ước tính có 5.000-7.000 địa điểm giam giữ và tra tấn tồn tại. Hơn 100 trại giam được lập trong những tháng đầu tiên cầm quyền của Hitler năm 1933, chủ yếu dành cho tù chính trị. Tới giữa năm 1934, sự kiểm soát được tập trung hoá dưới quyền của giám đốc SS Heinrich Himmler.

Việc giết người có tổ chức diễn ra ngay sau khi chiến tranh bắt đầu vào cuối năm 1939 tại cái gọi là ''những địa điểm chết nhẹ nhàng''. Tại những nơi này, nạn nhân là những người tàn tật về tinh thần hoặc thể chất hoặc là những tù nhân không còn khả năng làm việc. Con số ước tính lên tới 200.000 người.

Tới năm 1940, người Do Thái ở Ba Lan và Nga bị đưa vào các khu tập trung. Do nam giới Đức phải chiến đấu nên phụ nữ và nam giới từ Ba Lan, Hà Lan, Liên bang Xô Viết và các nước bị chiếm đóng khác được đưa tới Đức làm việc. Số các trại lao động tăng nhanh.

Năm 1941, Đức quốc xã đã thảo ra Giải pháp cuối cùng để giết hại những người Do Thái tại châu Âu. Vào tháng 9, thậm chí trước khi kế hoạch này chính thức được thông qua, SS đã bắt đầu thí nghiệm với những phòng khí ngạt tại Auschwitz, cách thành phố Krakow của Phần Lan chừng 64km.

Auschwitz là trại lớn nhất trong số 6 trại tập trung nhằm mục đích chính là giết người Do Thái với tốc độ tối đa. Trong năm 1941-1942, các trại khác được xây dựng ở Chelmno, Belzec, Sobibor, Treblinka và Majdanek.

Tới lúc Đức quốc xã đầu hàng tháng 5/1945 và quân đồng minh tiến vào sáu trại tập trung này, 2,7 triệu người đã bị thiêu trong lò hoặc trong những hố lộ thiên. Cứ ba người Do Thái ở châu Âu vào lúc chiến tranh bắt đầu, có hai người chết.

  • Minh Sơn (Theo AP)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,