221
478
Hồ sơ
hoso
/thegioi/hoso/
906594
Địa ngục trần gian của những đứa trẻ "Đức Quốc xã"
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Địa ngục trần gian của những đứa trẻ 'Đức Quốc xã'
,

Sau Thế chiến II, những đứa trẻ "Nguồn Sống", kết quả của chính sách chủng tộc thượng đẳng của Phát xít Đức, đã phải nếm trải vô vàn tủi nhục trong đời. Dưới đây là bài viết của nhà báo BBC Steve Rosenberg về một phần cuộc sống "địa ngục trần gian" của họ.

Gerd Fleischer và Bjorn Lengfelder là hai thành viên trong nhóm Lebensborn đang đòi chính phủ Na Uy bồi thường.

Trong căn hộ chật hẹp của mình ở ven Oslo, Paul Hansen cho tôi xem quyển album gia đình. Chẳng có nhiều. Ông chỉ có 3 tấm ảnh.

Một trong số đó là ảnh Paul ngày mới chập chững biết đi. Hai tấm còn lại là ảnh người mẹ đã bỏ rơi ông và người cha mà ông chẳng bao giờ biết mặt.

Paul là kết quả của lần gặp gỡ ngắn ngủi giữa một phụ nữ Na Uy và một lính Đức: một lịch sử gia đình đã biến đời ông thành địa ngục trần gian.

"Khi Đại chiến Thế giới II kết thúc, tôi bị nhốt trong một trại tâm thần", Paul kể. "Sau đó tôi biết rằng đó là bởi vì tôi là con trai của một binh sĩ Đức. Họ gọi tôi là "thằng nhóc Đức Quốc xã". Nhưng đó đâu phải là lỗi của tôi khi tôi được sinh ra như vậy. Hitler, chiến tranh, chẳng gì là lỗi của tôi cả. Tôi chỉ là một đứa trẻ".

Chính Heinrich Himmler, tay hầu cận của Adolf Hitler, là kẻ đã khuyến khích những mối quan hệ xác thịt giữa lính Đức và phụ nữ Na Uy: một phần trong kế hoạch của ông ta nhằm tạo ra một chủng tộc thượng đẳng Aryan gồm những đứa trẻ mắt xanh tóc vàng cho Đế chế Đức 1.000 năm. Những trẻ này được biết đến là những đứa trẻ Lebensborn (Nguồn Sống) và - sau cuộc chiến - chúng trở thành mục tiêu trả thù.

"Trong dân số Na Uy, có một làn sóng căm thù nhằm thẳng vào những đứa trẻ như bọn tôi", Bjorn Lengfelder kể.

Bjorn là một trong hơn 10.000 người Na Uy là con của lính Đức. Ông cho biết ông đã chứng kiến rất nhiều trường hợp ngược đãi.

"Hai trẻ nhỏ 5 tuổi đã bị đặt vào trong chuồng lợn 2 ngày 2 đêm. Sau đó, ở trong bếp, chúng bị đặt vào trong bồn tắm rồi bị dội acid cho đến khi lột hết da bởi vì "chúng tao phải tẩy sạch mùi Đức Quốc xã khỏi người bọn mày".

Tìm kiếm công lý

Khi quá uất ức tủi nhục bởi những chuyện đã xảy ra với mình, 150 đứa trẻ ra đời trong thời chiến ấy giờ đây bèn đi tìm công lý.

Họ đệ đơn lên Tòa án Nhân quyền châu Âu, buộc tội nhà nước Na Uy phân biệt đối xử.

Tám người trong nhóm đã tham dự một phiên tòa hôm qua tại Strasbourg. Khi những câu chuyện họ bị ngược đãi được đọc trước tòa, một số người đã trải qua thời thơ ấu của một Lebensborn dàn dụa nước mắt.

Sử gia Lars Borgesrud là người được Chính phủ Na Uy ủy quyền nghiên cứu về chuyện của trẻ em thời chiến. Ông cũng tin rằng những người này đã phải chịu đựng sự phân biệt đối xử của Nhà nước. 

Soạn: HA 1052201 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Thế hệ trẻ Na Uy có cha người Đức là một phần trong chính sách chủng tộc thượng đẳng của Phát xít Đức.

Trong quá khứ, Nhà nước Na Uy cũng đã có bồi thường chút ít song giới chức nước này vẫn từ chối nhận trách nhiệm.

"Chính phủ thừa nhận rằng một số trẻ em thời chiến trở thành chủ thể bị quấy rối trong xã hội", luật sư chính phủ Thomas Naalsund nói. "Nhưng cực kỳ khó để nói rằng, giờ đây, sau 50 năm, chính phủ lại phải chịu trách nhiệm cho những sự kiện như vậy".

"Gái điếm Đức"

Sâu trong tầng hầm của tòa nhà lưu trữ quốc gia Na Uy, tôi đi cùng với Gerd Fleischer khi bà lùng tìm hồ sơ Lebensborn thời Đức Quốc xã của mình.

"Tôi đã tìm thấy", Gerd nói một cách đắc thắng. "Nhìn này, tôi là Lebensborn số 2620".

Và đây chính là vạch xuất phát của đời bà - một con số 4 chữ số trong một thí nghiệm của Đức Quốc xã, được lưu lại trong danh sách lựa chọn.

Tập hồ sơ cho thấy Đức Quốc xã chi trả cả chi phí đỡ đẻ khi Gerd được sinh ra, chỉ bởi vì đứa trẻ này là con của một lính Đức.

Nhưng sau chiến tranh, Gerd trở thành một mục tiêu bị thù ghét. Tại trường, Gerd được gắn cái tên "Gái điếm Đức" còn ở nhà thì bị dượng đánh đập, đơn giản chỉ vì Gerd là một đứa trẻ Đức Quốc xã.

Gerd tin rằng Nhà nước buộc phải bồi thường cho cách thức mà bà đã bị đối xử.

"Na Uy là một đất nước cực nhiều dầu lửa", Gerd nói với tôi. "Chúng tôi cảm thấy rằng không thể có công bằng khi không kèm bồi thường về kinh tế. Ngôn từ thật là rẻ mạt".

Bà Gerd tin rằng chỉ khi ấy, những đứa trẻ chào đời trong thời chiến ở Na Uy rốt cục mới có thể lấy lại được sự tự trọng, sau 60 năm sống trong sợ hãi và tủi nhục.

  • Thanh Hảo (Theo BBC)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,