221
478
Hồ sơ
hoso
/thegioi/hoso/
1227372
Nhức nhối tình trạng buôn nội tạng trên thế giới
0
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Nhức nhối tình trạng buôn nội tạng trên thế giới
,

Có từ 5-10% lượng thận sử dụng trong các ca cấy ghép thận trên toàn thế giới là đến từ các địa chỉ buôn lậu, theo Tổ chức Y tế Thế giới. Hoạt động phi pháp này đang diễn ra sôi động như thế nào trên phạm vi toàn cầu?

 

Một người đàn ông ở Manila với vết sẹo từ cuộc phẫu thuật bán thận.

Giá một quả thận bằng một chiếc tivi hiện đại

Ở thị trường buôn bán nội tạng, người bán hàng chủ yếu là người nghèo và trên mức nghèo đói, còn kẻ mua hàng là những người giàu có nhưng đau ốm và những kẻ trung gian chuyên đi săn “hàng”. Các hoạt động giao dịch diễn ra sôi động nhất ở các nước đang phát triển, nơi mà một quả thận được bán ngang giá với một chiếc TV hiện đại.

Ở Iran, nước duy nhất có luật pháp cho phép việc buôn bán nội tạng người, giá bán lẻ một quả thận khỏe mạnh là khoảng 6.000 USD. Con số này sẽ gấp đôi nếu bạn ở Ấn Độ - nơi có đông đảo các bác sĩ có thể tiến hành các phẫu thuật như thế này và hàng nghìn người nghèo đói sẵn sàng bán thận vì không còn cách kiếm tiền nào khác. Tháng 1/2008, cảnh sát Ấn Độ đã bắt giữ một kẻ buôn nội tạng ở ngoại ô New Delhi khi hắn đang cố gắng thuyết phục hoặc buộc những người lao động nghèo phải bán thận cho những người giàu đang cần chạy chữa.

Các điều tra viên cho biết các nhóm buôn nội tạng đã hoạt động hàng năm nay, trong đó có cả các bác sĩ. Amit Kumar là một trong số đó. Hắn thuê những kẻ do thám để tìm kiếm các mối hàng tiềm năng. Các nhóm như thế này cũng hoành hành ở Nam Phi từ năm 2001 đến nay. Các khu chợ đen buôn bán nội tạng nổi tiếng nằm ở Trung Quốc, Pakistan và Thái Lan.

Buôn thận ở Mỹ không dễ

Việc mua bán thận ở Mỹ khó khăn hơn so với các nước đang phát triển rất nhiều lần. Việc buôn bán nội tạng đã bị luật pháp nước này nghiêm cấm từ năm 1984. Nếu vi phạm bạn có thể sẽ bị phạt tù 5 năm và nộp 50.000 USD. Kể cả khi bạn không sợ án phạt này thì việc thuyết phục các bác sĩ về sự tự nguyện hiến thận của mình là chuyện hoàn toàn không dễ dàng. Các bệnh viện của Mỹ sẽ cho mời người hiến thận và người được nhận tới để nói chuyện cùng nhau. Họ cũng sẽ làm việc với các nhân viên xã hội để đảm bảo rằng việc cho thận này không có người thứ 3 đứng giữa hưởng phần trăm. Đồng thời các cuộc nói chuyện với 2 bên sẽ giúp bệnh viện biết chắc rằng cả người cho và người nhận đều hiểu rõ các thủ tục và chi tiết của buổi phẫu thuật.

Bác sĩ Arthur Matas, Giám đốc Trung tâm Cấy ghép thận thuộc Đại học Y khoa Minnesota cho biết, các bệnh viện sẽ hỏi hoàn cảnh mà người nhận và người cho thận biết nhau, hoặc những điều tương tự như thế. Không có một hướng dẫn chính thức nào giúp họ cả, câu hỏi là do các bệnh viện tự đưa ra. Mục đích duy nhất là để kiểm tra xem việc hiến thận của một người nào đó có phải xuất phát từ động lực kinh tế hay không.

Ngoài ra, những người cho thận còn phải tuân thủ hàng loạt các yêu cầu trước khi bệnh viện tiến hành phẫu thuật. Ví dụ như người cho phải thực sự khỏe mạnh để có thể chịu đựng cuộc phẫu thuật kéo dài 4 tiếng. Người đó phải không được mắc các bệnh như HIV, viêm gan và ung thư. Dĩ nhiên họ cần phải có chung nhóm máu với người bệnh. Bệnh viện sẽ tiến hành các xét nghiệm và kết luận cho phép phẫu thuật trong khoảng 3 tháng. Việc hiến thận ở Mỹ được coi là một quyết định thực sự nghiêm túc, có sự suy xét trước sau, vì người cho sẽ không thể lái xe hay xách bất cứ thứ gì trong vòng 6 tuần sau phẫu thuật. Thậm chí họ sẽ mất khoảng 1 tháng hồi phục sức khỏe trước khi có thể quay về làm việc lại. 

Rosenbaum là người đầu tiên bị Liên bang Mỹ xét xử tội vi phạm luật chống buôn bán nội tạng. Anh ta tự gọi mình là “ông mối” khi trở thành cầu liên lạc giữa những người cần tiền và những người có tìền nhưng cần thận thay thế. Rosenbaum bị bắt khi đang đi tìm người bán thận ở Israel, nơi có một mạng lưới hoạt động rộng khắp nhằm vào những người dân nhập cư. Giá trung bình anh ta trả cho những người bán thận là 10.000 USD và bán lại cho khách hàng của mình với giá cao gấp mười lần như thế.

Có nên hợp pháp hóa việc buôn bán thận?

Hàng năm thế giới có hàng trăm nghìn người cần phải thay thận. Ở Mỹ, con số này là 80.000. Để chờ đến lượt mình thì trung bình người bệnh mất từ 1 đến 6 năm. Bất cứ sự trì hoãn nào cũng đều gây ra hoang mang, đau đớn và thậm chí là tử vong. Mỗi năm có khoảng 6% bệnh nhân tử vong khi vẫn đang chờ người hiến thận.

Trước những con số đáng sợ đó, có người cho rằng nên cho phép công khai việc buôn bán thận. Matas là một trong số đó. Người này cho rằng cái giá 100.000 USD mà người bệnh phải trả là hợp lý và hữu ích với họ, hơn là nằm chờ đợi như hiện nay.

Với rất nhiều người khác, khái niệm hợp pháp hóa thị trường buôn bán nội tạng con người thật “ghê tởm”. “Việc này sẽ khiến cho người nghèo bị bóc lột đến tận cùng vì rõ ràng là chỉ có những người nghèo mới đi bán thận!”, Francis Delmonico, giáo sư Đại học Harvard nói với tờ Wall Street Journal.

Ngọc Diệp (Theo Time)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,