221
478
Hồ sơ
hoso
/thegioi/hoso/
1230618
Mỹ đang "tài trợ" tham nhũng tại Pakistan như thế nào?
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Mỹ đang 'tài trợ' tham nhũng tại Pakistan như thế nào?
,

Mỹ đã công khai chi tới 12 tỷ USD và bí mật chi 10 tỷ USD cho chương trình chống khủng bố của Pakistan nhưng kết quả thì ngược lại.

 

Lòng tin đặt nhầm chỗ

“Khi Musharraf nhìn vào mắt tôi và nói,… ‘sẽ không còn Taliban và al Qaeda nữa’ bạn biết đấy, tôi đã tin ông ta.” George W. Bush nói như thế về người sau này đã trở thành tổng tống Pakistan, Pervez Musharraf vào tháng 11 năm 2006.

Lòng tin của tổng thống Mỹ đã bị đặt nhầm chỗ trong một thỏa thuận diễn ra 5 năm trước: Pakistan sẽ đào tạo, trang bị và huy động lực lượng vũ trang và tình báo trong hoạt động chống khủng bố, còn Washington sẽ chi trả cho đối tác của mình hàng tỷ đô la bằng vũ khí, hàng hóa và cả tiền mặt. Kể từ năm 2001, Mỹ đã làm đúng cam kết của mình, khi công khai chi tới 12 tỷ USD và bí mật chi 10 tỷ USD cho Pakistan.

Nhưng giờ đây, khi chính quyền Obama xem xét lại vụ việc thì thấy có một bằng chứng đáng kinh ngạc cho thấy hàng tỷ đô la chi cho Pakistan đã gần như vô ích. Tám năm qua, số tiền thuế mà người dân Mỹ phải đóng đã gần như không giúp được gì cho những thành công trong việc chống khủng bố mà chỉ gây ra tham nhũng trong quân đội và cơ quan tình báo Pakistan. Số tiền ấy đã làm giàu cho một số cá nhân  trong khi lại làm méo mó hoạt động của hai thể chế này. Mặc dù mục đích của Mỹ là khuyến khích dân chủ, nhưng những viện trợ cho Pakistan thực tế lại làm suy yếu chính quyền dân chủ nước này. Và có lẽ điều tồi tệ nhất lại là nó đã cản trở khả năng chống khủng bố của Pakistan.

Tại sao số tiền khổng lồ ấy lại đổ xuống sông xuống bể? Trước hết, đó đơn giản là vì chính quyền Pakistan đã gần như mất kiểm soát quân đội và lực lượng tình báo, trong khi chính các tổ chức này lại nhận được số tiền tài trợ từ Mỹ. Cho tới năm ngoái, quân đội gần như chỉ phải chịu trách nhiệm giải trình ngân quỹ hàng năm: một con số duy nhất, cô đọng mà theo hiến pháp, chính phủ buộc phải đồng tình. Ngay cả lúc này, khi sự kiểm soát được thắt chặt hơn thì bài giải trình ngân sách của hai tổ chức này cũng chỉ vỏn vẹn trong hai trang. Còn cục tình báo Pakistan (ISI), một cơ quan quân sự độc lập và nắm nhiều quyền lực, cũng không khá hơn. Năm ngoái, Bộ Nội vụ Pakistan yêu cầu cơ quan này báo cáo thẳng lên chính phủ, nhưng (ISI) đã từ chối.

Từ lâu trước khi có thỏa thuận được ký giữa Bush và Musharraf, số tiền từ khoản ngân sách không được quản lý đó đã tạo điều kiện cho quân đội Pakistan trở thành một trong những cơ quan giàu có nhất, có sở hữu đất đai, hệ thống ngân hàng, và các ngành công nghiệp lớn nhất. Lực lượng quân đội này tự tạo cho mình những hệ thống bảo trợ chính trị, kết nạp các đảng chính trị đang tồn tại với những lời đe dọa và sự mua chuộc. Với số tiền được bơm vào từ phía Mỹ, tham nhũng vốn đã phổ biến trong quân đội lại càng được đẩy lên mức cao hơn. Số tiền tăng thêm càng không khuyến khích quân đội và tình báo giải trình lên cơ quan quản lý nhà nước, một điều kiện tiên quyết đối với nền dân chủ của quốc gia này.

Tiền vào túi ai?

Pakistan đã không dùng phần lớn số tiền tài trợ cho mục tiêu chống khủng bố như đã thỏa thuận. Thay vào đó, số tiền ấy được sử dụng theo cách như nó đã được sử dụng trong suốt 6 thập kỷ qua: đào tạo và chuẩn bị quân đội sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh thông thường, mà theo phía Ấn Độ là một nguy cơ lớn. Quân đội Pakistan đã sử dụng gần như toàn bộ số tiến do phía Mỹ cấp cho các trang thiết bị quân sự mà thực tế là không có ý nghĩa gì đối với việc chống khủng bố. Đơn cử, Pakistan đã mua hệ thống rađa phòng không trị giá 200 triệu USD, mặc dù bọn khủng bố tại vùng biên giới không có khả năng tấn công trên không. Lực lượng quân đội nước này cũng mua một số máy bay chiến đấu F-16, vũ khí gắn với máy bay, và cả hệ thống phòng thủ chống tàu biển. Bộ Quốc phòng Mỹ đã đồng tình với việc làm này.

Một khoản tiền khác cũng góp phần làm gia tăng tham nhũng, khi mà có một thực tế rằng số tiền ấy được sử dụng không đúng mục đích. Tính riêng năm 2008, trong số 920 triệu USD Mỹ viện trợ cho hoạt động quân sự tại Pakistan thì chỉ có 300 triệu USD là được dành cho quân đội. Hội đồng Đại Tây Dương (Atlantic Council), có trụ sở tại Washington, ước tính, một phần rất lớn số tiền vẫn chỉ nằm trong két của Bộ Tài chính nước này.

Sự mục nát còn đi xa hơn nữa. Người dân Mỹ đã chi 1,5 triệu USD để cải thiện các phương tiện hải quân, những thứ sẽ không bao giờ được “chiến đấu” (vì bọn khủng bố không có lực lượng hải quân); 15 triệu USD cho các boongke vẫn chưa từng được đào; 30 triệu USD cho xây dựng những con đường không bao giờ được xây, 55 triệu USD để bảo dưỡng máy bay lên thẳng mà vẫn không hề được bảo dưỡng, và 80 triệu USD mỗi tháng để trả cho lính chiến trong suốt giai đoạn ngừng bắn.

Trong khi đó, theo một báo cáo, các quan chức Mỹ sau khi đi thăm vùng biên giới, nơi quân đội đóng quân đông nhất, nhận thấy quân đoàn vũ trang bán quân sự tại biên giới Pakistan được trang bị rất tồi tàn, thậm chí còn phải đi dép xăng đan đứng trong tuyết. Một số lính còn được trang bị loại mũ bấc có từ thời Chiến tranh Thế giới thứ nhất và một khẩu súng trường Kalashnikov với 10 viên đạn mỗi người. Trong cuộc phỏng vấn với tạp chí New York Times hồi tháng 11 năm 2007, Musharraf phàn nàn rằng trực thăng của Pakistan cần thêm các phụ tùng và sự hỗ trợ của Mỹ, mặc dù Mỹ vẫn chi cho đất nước của ông 8 triệu USD trị giá phụ tùng trực thăng suốt 6 tháng trước.

Có rất nhiều lời phàn nàn xung quanh sự quản lý tệ hại như vậy. Một phần dĩ nhiên là từ phía Pakistan. Nhưng một phần khác lại là do phía Mỹ, khi ngay từ đầu đã không có những mục tiêu cụ thể tính toán xem cần phải chi bao nhiêu tiền. Các quan chức khi xem xét những mục tiêu đều thừa nhận rằng họ thường thiếu những luận điểm chi tiết, đôi khi còn thiếu cả những con số cụ thể và quá mơ hồ.

Và cho tới năm 2006, nhân viên đại sứ quán Mỹ tại Pakistan vẫn không được yêu cầu theo dõi việc quân đội Pakistan thực tế đã sử dụng số tiền tài trợ từ phía Mỹ như thế nào. Vấn đề trở nên phức tạp hơn khi quân đội Pakistan khẳng định Khu quản lý bộ lạc liên bang (Federally Administered Tribal Areas) - nơi rất nhiều tiền đã được đổ vào - là rất nguy hiểm, không thể ghé thăm, khiến cho việc duy trì quản lý là không thể. Cuối cùng, Bộ Quốc phòng Mỹ từ chối tiết lộ những con số chi tiết về số viện trợ quân đội cho Pakistan cho tới năm 2009, khiến cho việc tiếp cận thông tin của công chúng hết sức khó khăn.

Dù nghi ngờ đổ vào ai thì điểm mấu chốt vẫn là hiệp định giữa Mỹ và Pakistan 8 năm trước là cả một sai lầm. Điều quan trọng là phải làm sao để những sai lầm như thế sẽ không tái diễn nữa. Người dân Mỹ phải đóng thuế để tài trợ cho hoạt động tham nhũng tại Pakistan và làm suy yếu cuộc chiến chống khủng bố và các lực lượng hiếu chiến. Vì lợi ích của hai quốc gia, sự việc này cần phải được dừng lại.

  • Đình Ngân (theo Foreign Policy)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,