221
478
Hồ sơ
hoso
/thegioi/hoso/
1230885
Tại sao lao động Trung Quốc ở nước ngoài thường bị ghét?
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Tại sao lao động Trung Quốc ở nước ngoài thường bị ghét?
,
Dòng tiền của Trung Quốc đang góp phần đắc lực vào sự phát triển cơ sở hạ tầng ở nhiều quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, đi kèm với nó là dòng người nhập cư và lao động Trung Quốc ra nước ngoài gia tăng nhanh chóng. 

Dòng tiền đầu tư của Trung Quốc vào châu Phi mang theo
Dòng tiền đầu tư của Trung Quốc mang theo nhiều lao động nước này tới châu Phi. (Ảnh: TIME)

Do số cuộc tấn công nhằm vào công dân và tài sản Trung Quốc ngày càng nhiều, áp lực trong nước lên chính phủ nước này sẽ gia tăng, đòi hỏi các nhà chức trách phải phản ứng một cách kiên quyết. Tuy nhiên, điều này lại ảnh hưởng tới chủ trương của Trung Quốc là không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. 

Trong vài tháng qua, có một làn sóng chống người Trung Quốc bùng nổ ở nhiều quốc gia. Tại Algeria hồi tháng 8 năm nay, các cuộc đụng độ nổ ra giữa người Trung Quốc và người địa phương ngay ở thủ đô Algiers đã làm một số người bị thương và một số cửa hiệu Trung Quốc bị cướp phá.

Các cửa hiệu Trung Quốc ở đây đã phải đóng cửa trong một thời gian sau đó, và một số thương gia Algeria thậm chí còn lên tiếng đòi trục xuất người nhập cư Trung Quốc khỏi đất nước này.

Ở Papua New Guinea, tình hình đã trở nên nghiêm trọng hơn sau khi một vụ bạo loạn chống người Trung Quốc, có tin là có hàng nghìn người tham gia, nổ ra hồi tháng 5. Ít nhất 1 người thiệt mạng và các doanh nghiệp của Trung Quốc bị tấn công ở một số thành phố, trong đó có thủ đô Port Moresby và các thị trấn trên toàn nước này.

Vài năm qua đã chứng kiến nhiều diễn biến bạo lực tương tự nhằm vào các cộng đồng Trung Quốc ở hải ngoại.

Nghiêm trọng nhất là ở quần đảo Solomon năm 2006 và khu người Hoa ở thủ đô Honiara chịu thiệt hại nặng nề. Những bất ổn này diễn ra sau một cuộc bầu cử mà trong đó, nhiều chính trị gia bị cáo buộc nhận hối lộ từ các thương gia Trung Quốc khi Đại lục và đảo Đài Loan cạnh tranh nhau để được Solomon công nhận về mặt ngoại giao. 

Năm 2006 cũng chứng kiến sự bùng phát bất ổn ở Tonga nhằm vào các công ty và tài sản Trung Quốc. Xô xát nổ ra khi các nhóm ủng hộ dân chủ cáo buộc chính phủ không thúc đẩy các cải cách dân chủ nhưng sau đó lại nhanh chóng chuyển sang hướng chống người nhập cư.

Châu Phi chứng kiến các vụ bạo loạn tương tự năm 2006 ở thủ đô Lusaka của Zambia sau khi ứng viên Tổng thống của phe đối lập thất cử. Ông Michael Sata, người đã phát động một chiến dịch tranh cử tập trung vào các tác động tiêu cực mà sự hiện diện của Trung Quốc mang lại cho nền kinh tế địa phương.

Kể từ đó đến nay, ở Zambia xuất hiện một tâm lý bài Trung Quốc, chủ yếu là ở vành đai Copper Belt, nơi Trung Quốc tập trung đầu tư khai khoáng. Một nhà quản lý mỏ đồng người Trung Quốc đã phải nhập viện hồi tháng 3/2008 sau một cuộc biểu tình của các công nhân địa phương về điều kiện làm việc.

Bất ổn cũng nổ ra vào năm 2008 ở Lesotho, khi nhiều nhà bán lẻ quy mô nhỏ ở địa phương, do tức giận trước một kế hoạch tái định cư họ tới một nơi xa trung tâm thành phố, đã nổi cơn thịnh nộ nhằm vào các doanh nghiệp Trung Quốc.

Một công nhân người Trung Quốc và Negeria đang cùng nhau kiểm tra sản phẩm từ một lò sản xuất thep ở Lagos.
Một người Trung Quốc và một công nhân Negeria đang cùng nhau kiểm tra sản phẩm từ một lò sản xuất thep ở Lagos. (Ảnh: TIME)

Thù địch gia tăng
 

Các cộng đồng Trung Quốc ở nước ngoài từ lâu đã phải sống trong nguy cơ bị tấn công. Một số cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á từng trở thành mục tiêu với hàng chục nghìn người thiệt mạng trong các cuộc tàn sát ở Indonesia trong thế kỷ qua.

Trong những thập niên kể từ 1978, khi Trung Quốc bắt đầu cải cách kinh tế, số người nước này chuyển ra hải ngoại sinh sống gia tăng nhanh chóng. Vài năm trở lại đây, sự tiếp cận ngày càng rộng của Trung Quốc trong tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng của nước ngoài càng thúc đẩy dòng người di cư này.

Nhiều quốc gia đang phát triển trên toàn thế giới tiếp tục nhận vốn của Trung Quốc để xây dựng đường sá, cảng biển và mạng lưới viễn thông. Tuy nhiên, dòng vốn này thường đi kèm với một số yêu cầu, theo đó chính phủ các nước phải cho phép các công ty Trung Quốc thực thi dự án - và đi theo với nó là một số lượng lớn lao động Trung Quốc.

Kết quả là, các cộng đồng Trung Quốc ở thế giới đang phát triển mở rộng nhanh chóng. Số liệu chính thức từ chính phủ các nước thường không phản ánh đúng con số thực tế. Chẳng hạn tại Algeria, thông tin báo chí vào thời điểm xảy ra các vụ đụng độ mới đây cho rằng có khoảng 25.000 đến 35.000 người Trung Quốc ở nước này, trong đó có nhiều người làm việc cho các dự án hóa dầu do Trung Quốc đầu tư.

Các hoạt động xuất khẩu gia tăng của Trung Quốc, đặc biệt là tới các quốc gia phát triển, đã triệt tiêu một số ngành sản xuất ở nhiều nơi, đặc biệt là trong lĩnh vực dệt may. Các nhà bán lẻ quy mô nhỏ của Trung Quốc cũng có ý định thay thế những người bán dạo ở địa phương, tận dụng mối quan hệ của họ với nguồn hàng vốn đang dần chiếm ưu thế trên thị trường.

Tất cả những điều đó rốt cục đã khuấy đảo một tâm lý bài người Trung Quốc.

Mục tiêu dễ dàng

Đối với những ai muốn "tấn công" thì người Trung Quốc và các doanh nghiệp của họ rất dễ bị nhận ra, do các ký hiệu về ngôn ngữ và thường tập trung ở các Chinatown. Điều đáng nói là tất cả các vụ xô xát chống người Trung Quốc đều xảy ra ở các trung tâm thành phố chứ không gần các dự án cơ sở hạ tầng, nơi có nhiều công nhân Trung Quốc làm việc.

Ở các khu vực có người Hoa, đôi khi có sự phân chia rõ rệt về văn hóa với cộng đồng địa phương. Tại nhiều quốc gia Hồi giáo, thường xuyên có những lời phàn nàn rằng người Trung Quốc hay uống rượu công khai và ăn mặc khiếm nhã. Ở một số nước khác, chẳng hạn như Afghanistan, các cư dân Trung Quốc thậm chí còn liên quan tới các hoạt động mãi dâm.

Im lặng

Đến thời điểm này, chính phủ Trung Quốc vẫn không có phản ứng nào về tình trạng bạo lực liên quan tới các công dân của họ ở nước ngoài. Đây là điều đáng ngạc nhiên vì Trung Quốc thường có xu hướng phản đối rất mạnh khi họ cảm thấy lợi ích quốc gia bị đe dọa về những vấn đề như thương mại.

Tuy nhiên, đây là một phần của sự phản chiếu các bài học lịch sử. Phản ứng mạnh của Trung Quốc trước vụ tàn sát nhằm vào người Trung Quốc ở Indonesia hồi những năm 1960 và 1970 càng làm làm mất lòng tin của chính phủ Indonesia và làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Mặc dầu vậy, áp lực lên chính quyền ở Bắc Kinh ngày càng gia tăng. Dù người Trung Quốc có hộ chiếu nước ngoài thì họ vẫn thường được xem như công dân Trung Quốc. Báo chí trong nước ngày càng đưa nhiều tin về các vụ việc ngược đãi người Trung Quốc ở nước ngoài để thu hút sự chú ý của dư luận, tăng sức ép đòi chính phủ phải hành động. Và đây sẽ là một yếu tố phức tạp trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc.

  • Thanh Hảo (Theo Economist)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,