221
478
Hồ sơ
hoso
/thegioi/hoso/
1231260
Trung Quốc đối phó với lao động nước ngoài ra sao? (II)
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Trung Quốc đối phó với lao động nước ngoài ra sao? (II)
,

Trong khi lao động Trung Quốc ở nước ngoài thường bị ghét thì chính người Trung Quốc cũng đang "tỏ thái độ" với sự xuất hiện ồ ạt của những người châu Phi tại các thành phố lớn, đặc biệt là Quảng Châu.  

Ở Quảng Châu có một khu Tiểu châu Phi. (Ảnh: Foolsmoutain)

Hạn chế cấp thị thực

Dấu hiệu nổi bật nhất về việc giới chức Trung Quốc không hài lòng với sự xuất hiện đông đảo của người Phi là: nhà chức trách Quảng Châu từ chối công khai và minh bạch hơn nữa về các chính sách nhập cư, đặc biệt là gia hạn thị thực.

Trong vô số các cuộc phỏng vấn thương nhân và người châu Phi cư trú trái phép ở Quảng Châu, nỗi thất vọng về những chính sách cấp thị thực thiếu nhất quán và hạn chế ngày càng tăng. Nó cũng làm trầm trọng thêm cảnh ngộ khốn khổ của những người châu Phi chọn cách ở lại Trung Quốc khi đã hết hạn thị thực. Những người này muốn ở lại để duy trì công việc buôn bán một cách thuận lợi và tránh đi về tốn nhiều chi phí.

"Rất khó khăn", Emeka Ven Chukwu, một người Nigeria 30 tuổi trú tại Quảng Châu nói. "Việc này đã diễn ra từ rất lâu rồi. Thậm chí là trước khi Thế vận hội diễn ra thì việc xin gia hạn thị thực đã vô cùng gian nan".

Điệp khúc "bắt - thả" và nạn ăn hối lộ

Sự bất bình về chính sách thị thực của người Phi với nhà chức trách Trung Quốc đã tăng cao trong bối cảnh công an nước sở tại tiến hành hàng loạt cuộc đột kích ban đêm nhắm vào người Phi và có nhiều báo cáo về tình trạng ăn hối lộ.

"Họ chỉ muốn bắt bạn, thu tiền rồi lại bắt, lại thả, lại bắt", Paul Omoshola, một doanh nhân người Nigeria tại Quảng Châu cho hay.

Gia hạn thị thực qua kênh chính thức là rất khó khăn với các thương nhân và những người muốn ở lại ngoài thời hạn được cấp phép thông thường là 30 ngày. Tuy nhiên, việc này có thể thực hiện một cách dễ dàng thông qua đại lý là người Trung Quốc với mức phí tương đối cao, 2.000 USD trở lên.

Cục công an Quảng Châu không bình luận gì về vấn đề thị thực và các chính sách an ninh khi phóng viên Reuters liên lạc.

"Có một điểm đã rõ ràng từ lâu là tính độc đoán trong việc cấp thị thực ở Trung Quốc", ông Gordon Mathews, một học giả tại trường Đại học Trung Quốc ở Hong Kong, người nghiên cứu kỹ về vấn đề này cho hay.

Với việc Bắc Kinh lo lắng về những bạo lực sắc tộc nổ ra gần đây ở Tân Cương, một số chuyên gia cho rằng thủ tục cấp visa (thị thực), đặc biệt vào những dịp kỷ niệm nhạy cảm, sẽ được siết chặt hơn.

"Khi ASIAN Games 2010 diễn ra, mọi việc sẽ được quản lý ở một mức nào đó, việc này là bình thường. Sau sự kiện thể thao này, chúng tôi sẽ nới lỏng một chút", ông Peng - giám đốc Học viện Khoa học xã hội Quảng Châu nói.

Ademola Oladele, một phát ngôn viên Đại sứ quán Nigeria tại Bắc Kinh đã nhấn mạnh việc chính quyền Trung Quốc cần thiết phải truy quét những dân di cư lưu trú trái phép. Tuy nhiên, người này cũng bày tỏ lo ngại về những cuộc đột kích gần đây của công an, những cuộc tấn công làm hàng trăm người Nigeria bất bình.

"Nếu có chiến dịch càn quét người nhập cư bất hợp pháp nào thì đó là bình thường. Luật pháp là như vậy. Tuy nhiên, không nên tiến hành công việc đó một cách vô nhân đạo theo hướng ảnh hưởng đến mạng sống", Oladele nhận xét.

Dân châu Phi vẫn cố trụ

Giao dịch thương mại giữa Trung Quốc và châu Phi trong năm ngoái đã vượt quá 100 tỷ USD, tăng 45% so với một năm trước đó. Hai bên đều có lợi nhuận qua lại, Trung Quốc muốn năng lượng và nguồn tài nguyên thiên nhiên của châu Phi, còn người châu Phi thích hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc.

Tuy vậy, những vấn đề ở Quảng Châu đã cho thấy những rủi ro của sự thay đổi quá nhanh với những khác biệt về tôn giáo và văn hóa. Mọi việc có thể khác đi thông qua các chính sách nhạy cảm hơn.

Ngoài những vấn đề mà người châu Phi đang muốn "cắm rễ" ở Quảng Châu gặp phải thì việc xin visa ngắn hạn cho các sự kiện như hội chợ thương mại hàng đầu châu Á Canton Fair là tương đối dễ dàng.

"Đó chỉ là một phần của chiếc bánh", Nampewo Sylivia, một nữ doanh nhân trẻ tuổi từ Uganda nói trong khi đang vui vẻ thử mái tóc giả tại trung tâm bán buôn Canaan. "Xin thị thực vào Trung Quốc còn dễ hơn nhiều so với xin thị thực vào Mỹ".

Mặc dù các doanh nhân châu Phi nói, công việc làm ăn trong năm nay đã suy giảm mạnh do nhu cầu ở châu Phi sụt giảm trong thời kỳ suy thoái và do tỷ giá, thì nhiều người vẫn thấy tiềm năng ở Trung Quốc.

"Trung Quốc sản xuất gần như mọi thứ bạn cần trên thế giới này", Omoshola, một thương nhân Nigeria, cũng có mặt tại cuộc biểu tình cho hay. "Chúng tôi vẫn ở đây để làm ăn".

  • Hoài Linh (Theo Reuters)  
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,