UB Nhân quyền ASEAN và nguyên tắc không can thiệp nội bộ
Cập nhật lúc 14:53, Thứ Hai, 31/08/2009 (GMT+7)
- Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 15 sẽ diễn ra vào tháng 10 tại Hua Hin, Thái Lan. Tại hội nghị lần này, một trong những nội dung được quan tâm nhất là việc thành lập Cơ quan nhân quyền của khu vực - đã được thống nhất với tên gọi Ủy ban Liên chính phủ về Nhân quyền của ASEAN.
Một bước tiến
ASEAN đã đạt được một bước tiến lịch sử trong hợp tác phát triển nhân quyền trong khu vực khi Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN thông qua điều khoản quy chiếu cho Cơ quan nhân quyền này vào trung tuần tháng 7 vừa qua, tại Phuket, Thái Lan.
“Quyết định này của các ngoại trưởng ASEAN sẽ góp phần củng cố việc xây dựng nên Cộng đồng ASEAN… Dân chủ và nhân quyền là hai nguyên tắc cơ bản trong Hiến chương và bây giờ chúng ta đang tiến hành các biện pháp để thi hành các nguyên tắc trên cho người dân của khu vực” – Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan nhận định.
5 mục đích chính của Ủy ban Liên chính phủ về nhân quyền ASEAN: Thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, các quyền tự do cơ bản của người dân ASEAN; Bảo vệ quyền được sống trong hòa bình, phẩm giá, và thịnh vượng của người dân ASEAN; Đóng góp vào việc hiện thực hóa các mục tiêu của ASEAN được trình bày trong bản Hiến chương ASEAN, nhằm thúc đẩy sự ổn định và hài hòa trong khu vực, tình hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia thành viên của ASEAN, cũng như sự phồn vinh, sinh kế, thịnh vượng và sự tham dự của người dân ASEAN trong tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Liệu có sự mâu thuẫn với "phương cách ASEAN"?
Tuy nhiên, ngay từ khi đề cập tới ý tưởng thành lập nên một cơ quan nhân quyền như vậy, những ngờ vực lập tức đổ dồn về phía các nhà chức trách của ASEAN và bản Hiến chương của tổ chức được thông qua hồi tháng 11/2007.
Trong đó, điều mà giới học giả và truyền thông, các nhóm hoạt động nhân quyền nghi ngại nhất chính là sự tồn tại của cơ quan này sẽ mâu thuẫn với nguyên tắc chính yếu – đã tạo nên sự thành công của “phương cách ASEAN” – là chủ quyền dân tộc và “không xâm phạm” (vào công việc nội bộ của quốc gia thành viên khác).
ASEAN có các nguyên tắc của mình trong đối nội và đối ngoại, như: tìm kiếm đồng thuận và hài hoà, nguyên tắc về sự nhạy cảm, không đối đầu…
Những nguyên tắc này tiêu biểu cho tinh thần của “phương cách ASEAN” - mà theo cựu Tổng Thư ký ASEAN Rodolfo C. Severino - được cấu thành từ 4 yếu tố. Một là, cách thức thân mật mà ASEAN giải quyết các vấn đề nội bộ. Các quyết định của tổ chức này hầu như không ràng buộc về mặt pháp lý, và các thể chế chính thức của nó không phát triển ở mức quá cao. Yếu tố thứ hai là cách tiếp cận các vấn đề nội bộ cũng như trong khu vực và thế giới của tổ chức này không mang ý thức hệ, mà lại mang tính thực dụng và rất linh hoạt.
Yếu tố thứ ba là tổ chức này bám rất sát các nguyên tắc về chủ quyền dân tộc và không xâm phạm vào công việc nội bộ của thành viên khác. Yếu tố thứ tư là sự bình đẳng giữa các thành viên của ASEAN, không có thành viên nào được công nhận như là lãnh đạo trong cả khu vực.
Khi đề cập đến “phương cách ASEAN”, các học giả phương Tây thường "xoáy" vào việc dường như ASEAN quá "đặt nặng" nguyên tắc “không xâm phạm” và chủ quyền quốc gia. Điều này cũng là dễ hiểu, dựa trên lịch sử đặc thù của khu vực với hệ quả của chế độ thực dân phương Tây, các quan điểm khác nhau trong cuộc chiến tranh lạnh và xung đột trong khu vực châu Á.
Trên thực tế, kể từ Hiệp ước Westphalia năm 1648, ý niệm chung về “không xâm phạm” đã được đặt ra làm cơ sở cho hệ thống nhà nước có chủ quyền. Nguyên tắc này đã được thiết lập vững chắc trong luật quốc tế như là một nguyên lý trung tâm của Hiến chương Liên Hợp Quốc (Chương VII) – một trong những khởi điểm quan trọng nhất cho hoạt động của hệ thống quốc tế thời kỳ hậu chiến.
Mặt khác, Rafendi Djamin – điều phối viên của Nhóm hoạt động vì nhân quyền của Indonesia – giải thích: hiện nay, định nghĩa về chủ quyền đã có sự thay đổi theo thời gian.
Trước đây, định nghĩa về chủ quyền chủ yếu nhấn mạnh vào toàn vẹn lãnh thổ. Nhưng giờ đây, nó đã vượt xa hơn thế. Đặc biệt, khi một quốc gia gia nhập vào một thể chế quốc tế, nó phải tuân thủ các nguyên tắc của thể chế bên cạnh việc gìn giữ chủ quyền của mình.
Mới đây, Tòa án Nhân quyền của EU phạt Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ hơn 30.000 euro vì đã không bảo vệ được một nữ công dân của mình khỏi bị chồng bạo hành. Phán quyết này là một minh chứng rõ nhất cho ý niệm mới về chủ quyền. Dù cho chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ có sẵn lòng hay không, họ vẫn phải tuân thủ quyết định đó.
Cùng với Điều 14 trong Hiến chương của ASEAN quy định về sự thành lập nên cơ quan nhân quyền của ASEAN, các quy tắc can thiệp như vậy đã manh nha hiện diện tại các quốc gia Đông Nam Á. Do đó, các quốc gia này sẽ phải "công não" (brainstorming) nhiều hơn về vấn đề chủ quyền của mình sao cho Ủy ban Liên chính phủ về nhân quyền của ASEAN có thể tồn tại. “Sẽ không có quốc gia nào có thể hưởng lợi từ việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trong khu vực nếu như chính bản thân họ không thực thi điều gì cả” - Rafendi Djamin kết luận.
Vẫn bảo vệ nhân quyền và "không xâm phạm"
Giáo sư Thitinan Pongsudhirak, Giám đốc Học viện Nghiên cứu An ninh và quốc tế, Thái Lan, bình luận: việc xây dựng nên những ý tưởng trong Hiến chương ASEAN nghe có vẻ “hợp lý nhưng đầy tham vọng”. ASEAN muốn duy trì nguyên tắc “không xâm phạm” và đồng thời kêu gọi bảo vệ nhân quyền và các tự do cơ bản.
Bất chấp sự khác biệt về chính trị - xã hội và văn hóa giữa các nước trong ASEAN, Tiến sĩ Danilo Arao – Đại học Philippines – cho rằng cả 10 nước thành viên đều tôn trọng triệt để định nghĩa về nhân quyền như đã được nêu trong Hiến chương của Liên Hợp Quốc về Nhân quyền.
Mặt khác, ông Arao cũng cho rằng, ASEAN và cộng đồng quốc tế hoàn toàn có thể "chỉ trích" các quốc gia vi phạm nhân quyền thông qua các tòa án hợp pháp, chẳng hạn như Tòa án Quốc tế và Tòa án Nhân dân tối cao.
Các quan chức của ASEAN lại có phần lạc quan hơn, Tiến sĩ Termsak Chalermpalanupap - Ban giám đốc Chính trị và An ninh của ASEAN, một trong những tác giả của điều lệ quy chiếu – lại tin rằng “việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền có liên quan chặt chẽ với nhau. Thúc đẩy nhân quyền cũng đồng thời cải thiện việc bảo vệ nhân quyền. Khi mọi người hiểu biết hơn về các quyền và tự do cơ bản, họ sẽ biết cách để sử dụng chúng một cách tích cực. Các quyền và tự do cơ bản trong ASEAN luôn đi cùng với các nghĩa vụ và trách nhiệm”.
Trong một tờ bướm đầy màu sắc của nhóm Hoạt động vì nhân quyền của ASEAN - SAPA, có vẽ hình của một hàm răng sắc, nhọn với khẩu hiệu: “Chúng tôi muốn có một ủy ban nhân quyền của ASEAN với một HÀM RĂNG – Trách nhiệm. Độc lập. Hiệu quả”. Hàm răng này được vẽ cách điệu từ logo của ASEAN, với những chiếc răng là biểu trưng cho các quốc gia thành viên.
"Hàm răng gồm 10 chiếc trên tờ bướm này chỉ dùng để đối thoại" - ông Rafendi Djamin bổ sung thêm. "Đối thoại chính là cách để giải quyết tất cả mọi vấn đề, kể cả thúc đẩy lẫn bảo vệ nhân quyền"
Rafendi cho rằng, nếu các thành viên mời các ủy viên của Ủy ban Liên chính phủ về nhân quyền của ASEAN tới nước mình, và cung cấp thông tin cho họ về các vụ việc, thì không thể nào gọi là “xâm phạm vào công việc nội bộ” của quốc gia đó. Chính phủ nào cũng có quyền tranh luận, biện hộ và tất nhiên là họ không muốn bị cáo buộc. Những cuộc đối thoại hoàn toàn có thể được thực hiện giữa các bên trong xã hội.
Theo cách lý giải của Rafendi, các ủy viên của cơ quan nhân quyền ASEAN có thể thu thập các thông tin đa chiều về sự việc. Trong trường hợp có quốc gia thành viên vi phạm nhân quyền, sức ép từ trách nhiệm giải trình sẽ đóng vai trò là “cảnh sát” để buộc các quốc gia đó phải chịu trách nhiệm với những gì mà họ đã cam kết trước đó.
Về bản chất, các thành viên của ASEAN giống như các thành viên trong “một gia đình”. Điều đó giải thích tại sao ASEAN trước nay luôn lựa chọn cách thức không đối đầu trong các tình huống có mâu thuẫn, thông qua các biện pháp trực tiếp hoặc gián tiếp gây sức ép, ngoại giao, đối thoại và thỏa hiệp.
Tựu trung lại, phương thức hoạt động của Ủy ban Liên chính phủ của ASEAN về nhân quyền - theo cách lý giải trên, một lần nữa lại minh chứng và củng cố thêm cho “phương cách ASEAN” độc nhất vô nhị trong việc dàn xếp các xung đột trong khu vực mà không "vi phạm" nguyên tắc "không xâm phạm".
ASEAN đã đạt được một bước tiến lịch sử trong hợp tác phát triển nhân quyền trong khu vực khi Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN thông qua điều khoản quy chiếu cho Cơ quan nhân quyền này vào trung tuần tháng 7 vừa qua, tại Phuket, Thái Lan.
“Quyết định này của các ngoại trưởng ASEAN sẽ góp phần củng cố việc xây dựng nên Cộng đồng ASEAN… Dân chủ và nhân quyền là hai nguyên tắc cơ bản trong Hiến chương và bây giờ chúng ta đang tiến hành các biện pháp để thi hành các nguyên tắc trên cho người dân của khu vực” – Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan nhận định.
5 mục đích chính của Ủy ban Liên chính phủ về nhân quyền ASEAN: Thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, các quyền tự do cơ bản của người dân ASEAN; Bảo vệ quyền được sống trong hòa bình, phẩm giá, và thịnh vượng của người dân ASEAN; Đóng góp vào việc hiện thực hóa các mục tiêu của ASEAN được trình bày trong bản Hiến chương ASEAN, nhằm thúc đẩy sự ổn định và hài hòa trong khu vực, tình hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia thành viên của ASEAN, cũng như sự phồn vinh, sinh kế, thịnh vượng và sự tham dự của người dân ASEAN trong tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Liệu có sự mâu thuẫn với "phương cách ASEAN"?
Tuy nhiên, ngay từ khi đề cập tới ý tưởng thành lập nên một cơ quan nhân quyền như vậy, những ngờ vực lập tức đổ dồn về phía các nhà chức trách của ASEAN và bản Hiến chương của tổ chức được thông qua hồi tháng 11/2007.
Trong đó, điều mà giới học giả và truyền thông, các nhóm hoạt động nhân quyền nghi ngại nhất chính là sự tồn tại của cơ quan này sẽ mâu thuẫn với nguyên tắc chính yếu – đã tạo nên sự thành công của “phương cách ASEAN” – là chủ quyền dân tộc và “không xâm phạm” (vào công việc nội bộ của quốc gia thành viên khác).
ASEAN có các nguyên tắc của mình trong đối nội và đối ngoại, như: tìm kiếm đồng thuận và hài hoà, nguyên tắc về sự nhạy cảm, không đối đầu…
Những nguyên tắc này tiêu biểu cho tinh thần của “phương cách ASEAN” - mà theo cựu Tổng Thư ký ASEAN Rodolfo C. Severino - được cấu thành từ 4 yếu tố. Một là, cách thức thân mật mà ASEAN giải quyết các vấn đề nội bộ. Các quyết định của tổ chức này hầu như không ràng buộc về mặt pháp lý, và các thể chế chính thức của nó không phát triển ở mức quá cao. Yếu tố thứ hai là cách tiếp cận các vấn đề nội bộ cũng như trong khu vực và thế giới của tổ chức này không mang ý thức hệ, mà lại mang tính thực dụng và rất linh hoạt.
Yếu tố thứ ba là tổ chức này bám rất sát các nguyên tắc về chủ quyền dân tộc và không xâm phạm vào công việc nội bộ của thành viên khác. Yếu tố thứ tư là sự bình đẳng giữa các thành viên của ASEAN, không có thành viên nào được công nhận như là lãnh đạo trong cả khu vực.
Khi đề cập đến “phương cách ASEAN”, các học giả phương Tây thường "xoáy" vào việc dường như ASEAN quá "đặt nặng" nguyên tắc “không xâm phạm” và chủ quyền quốc gia. Điều này cũng là dễ hiểu, dựa trên lịch sử đặc thù của khu vực với hệ quả của chế độ thực dân phương Tây, các quan điểm khác nhau trong cuộc chiến tranh lạnh và xung đột trong khu vực châu Á.
Trên thực tế, kể từ Hiệp ước Westphalia năm 1648, ý niệm chung về “không xâm phạm” đã được đặt ra làm cơ sở cho hệ thống nhà nước có chủ quyền. Nguyên tắc này đã được thiết lập vững chắc trong luật quốc tế như là một nguyên lý trung tâm của Hiến chương Liên Hợp Quốc (Chương VII) – một trong những khởi điểm quan trọng nhất cho hoạt động của hệ thống quốc tế thời kỳ hậu chiến.
Mặt khác, Rafendi Djamin – điều phối viên của Nhóm hoạt động vì nhân quyền của Indonesia – giải thích: hiện nay, định nghĩa về chủ quyền đã có sự thay đổi theo thời gian.
Trước đây, định nghĩa về chủ quyền chủ yếu nhấn mạnh vào toàn vẹn lãnh thổ. Nhưng giờ đây, nó đã vượt xa hơn thế. Đặc biệt, khi một quốc gia gia nhập vào một thể chế quốc tế, nó phải tuân thủ các nguyên tắc của thể chế bên cạnh việc gìn giữ chủ quyền của mình.
Mới đây, Tòa án Nhân quyền của EU phạt Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ hơn 30.000 euro vì đã không bảo vệ được một nữ công dân của mình khỏi bị chồng bạo hành. Phán quyết này là một minh chứng rõ nhất cho ý niệm mới về chủ quyền. Dù cho chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ có sẵn lòng hay không, họ vẫn phải tuân thủ quyết định đó.
Cùng với Điều 14 trong Hiến chương của ASEAN quy định về sự thành lập nên cơ quan nhân quyền của ASEAN, các quy tắc can thiệp như vậy đã manh nha hiện diện tại các quốc gia Đông Nam Á. Do đó, các quốc gia này sẽ phải "công não" (brainstorming) nhiều hơn về vấn đề chủ quyền của mình sao cho Ủy ban Liên chính phủ về nhân quyền của ASEAN có thể tồn tại. “Sẽ không có quốc gia nào có thể hưởng lợi từ việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trong khu vực nếu như chính bản thân họ không thực thi điều gì cả” - Rafendi Djamin kết luận.
Vẫn bảo vệ nhân quyền và "không xâm phạm"
Giáo sư Thitinan Pongsudhirak, Giám đốc Học viện Nghiên cứu An ninh và quốc tế, Thái Lan, bình luận: việc xây dựng nên những ý tưởng trong Hiến chương ASEAN nghe có vẻ “hợp lý nhưng đầy tham vọng”. ASEAN muốn duy trì nguyên tắc “không xâm phạm” và đồng thời kêu gọi bảo vệ nhân quyền và các tự do cơ bản.
Bất chấp sự khác biệt về chính trị - xã hội và văn hóa giữa các nước trong ASEAN, Tiến sĩ Danilo Arao – Đại học Philippines – cho rằng cả 10 nước thành viên đều tôn trọng triệt để định nghĩa về nhân quyền như đã được nêu trong Hiến chương của Liên Hợp Quốc về Nhân quyền.
Mặt khác, ông Arao cũng cho rằng, ASEAN và cộng đồng quốc tế hoàn toàn có thể "chỉ trích" các quốc gia vi phạm nhân quyền thông qua các tòa án hợp pháp, chẳng hạn như Tòa án Quốc tế và Tòa án Nhân dân tối cao.
Các quan chức của ASEAN lại có phần lạc quan hơn, Tiến sĩ Termsak Chalermpalanupap - Ban giám đốc Chính trị và An ninh của ASEAN, một trong những tác giả của điều lệ quy chiếu – lại tin rằng “việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền có liên quan chặt chẽ với nhau. Thúc đẩy nhân quyền cũng đồng thời cải thiện việc bảo vệ nhân quyền. Khi mọi người hiểu biết hơn về các quyền và tự do cơ bản, họ sẽ biết cách để sử dụng chúng một cách tích cực. Các quyền và tự do cơ bản trong ASEAN luôn đi cùng với các nghĩa vụ và trách nhiệm”.
Trong một tờ bướm đầy màu sắc của nhóm Hoạt động vì nhân quyền của ASEAN - SAPA, có vẽ hình của một hàm răng sắc, nhọn với khẩu hiệu: “Chúng tôi muốn có một ủy ban nhân quyền của ASEAN với một HÀM RĂNG – Trách nhiệm. Độc lập. Hiệu quả”. Hàm răng này được vẽ cách điệu từ logo của ASEAN, với những chiếc răng là biểu trưng cho các quốc gia thành viên.
"Hàm răng gồm 10 chiếc trên tờ bướm này chỉ dùng để đối thoại" - ông Rafendi Djamin bổ sung thêm. "Đối thoại chính là cách để giải quyết tất cả mọi vấn đề, kể cả thúc đẩy lẫn bảo vệ nhân quyền"
Rafendi cho rằng, nếu các thành viên mời các ủy viên của Ủy ban Liên chính phủ về nhân quyền của ASEAN tới nước mình, và cung cấp thông tin cho họ về các vụ việc, thì không thể nào gọi là “xâm phạm vào công việc nội bộ” của quốc gia đó. Chính phủ nào cũng có quyền tranh luận, biện hộ và tất nhiên là họ không muốn bị cáo buộc. Những cuộc đối thoại hoàn toàn có thể được thực hiện giữa các bên trong xã hội.
Theo cách lý giải của Rafendi, các ủy viên của cơ quan nhân quyền ASEAN có thể thu thập các thông tin đa chiều về sự việc. Trong trường hợp có quốc gia thành viên vi phạm nhân quyền, sức ép từ trách nhiệm giải trình sẽ đóng vai trò là “cảnh sát” để buộc các quốc gia đó phải chịu trách nhiệm với những gì mà họ đã cam kết trước đó.
Về bản chất, các thành viên của ASEAN giống như các thành viên trong “một gia đình”. Điều đó giải thích tại sao ASEAN trước nay luôn lựa chọn cách thức không đối đầu trong các tình huống có mâu thuẫn, thông qua các biện pháp trực tiếp hoặc gián tiếp gây sức ép, ngoại giao, đối thoại và thỏa hiệp.
Tựu trung lại, phương thức hoạt động của Ủy ban Liên chính phủ của ASEAN về nhân quyền - theo cách lý giải trên, một lần nữa lại minh chứng và củng cố thêm cho “phương cách ASEAN” độc nhất vô nhị trong việc dàn xếp các xung đột trong khu vực mà không "vi phạm" nguyên tắc "không xâm phạm".
- Thu Lượng
* Bài viết được thực hiện trong khuôn khổ chương trình học bổng của SEAPA.
,