221
478
Hồ sơ
hoso
/thegioi/hoso/
1237268
Tại sao Mỹ chọn Pittsburgh tổ chức hội nghị G20?
0
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Tại sao Mỹ chọn Pittsburgh tổ chức hội nghị G20?
,

Các địa điểm tổ chức hội nghị thường không phải ngẫu nhiên được chọn. Khi chính quyền Obama phải quyết định chọn thành phố nào trên đất nước Mỹ để tổ chức hội nghị G20, nhiều người nghĩ ngay tới Pittsburgh, bang Pennsylvania. 

Thành phố ngã ba sông Pittsburgh, nơi tổ chức G20. (Ảnh: Ngân Phương/VNN)

Một nhóm ở Nhà Trắng đã gọi điện cho văn phòng Thị trưởng Pittsburgh để chắc chắn thành phố này có đầy đủ các cơ sở phục vụ hội nghị, có đủ số phòng khách sạn và một sân bay đủ lớn để tiếp đón các đại biểu từ 33 nước đến tham dự cuộc họp của 20 quốc gia giàu có nhất hành tinh.

Một điều chắc chắn nữa là lịch sử Pittsburgh nói lên một câu chuyện tích cực về nước Mỹ của Tổng thống Barack Obama.

Công tác hậu cần để phục vụ cho một sự kiện tầm cỡ G20 đã sẵn sàng. Bên cạnh đó, an ninh cũng được lên kế hoạch chặt chẽ để ngăn chặn những người biểu tình có thể tập hợp để đảm bảo nỗi lo của họ sẽ được viết trong câu chuyện về hội nghị.

Hồi sinh

Chủ nghĩa tượng trưng?

Cư dân Pittsburgh dường như nói lên cùng một thông điệp. Các chính trị gia địa phương, các lãnh đạo doanh nghiệp và những người trong các quán cà phê, quán bar... tất cả đều sẽ kể cho bạn nghe cùng một câu chuyện.

Pittsburgh, thành phố từng được mệnh danh là "thủ đô thép" của thế giới, một thời là nhà máy của ngành công nghiệp nặng Mỹ với dày đặc những đám khói ô nhiễm bốc lên từ các nhà máy và hầm mỏ. Nhưng mọi thứ nơi đây giờ đã khác xưa.

Pittsburgh là một kiểu mẫu xanh, sạch của sự tái sinh. Nơi đây có những chiếc tàu chở khách du lịch như con thoi qua lại giữa hai bờ rợp bóng cây của ba con sông và người dân sinh sống dựa vào những dịch vụ như y tế, giáo dục hoặc kinh doanh công nghệ cao.

Có lẽ không ai có thể diễn tả điều đó tốt hơn Frank Coonelly, Chủ tịch đội bóng chày Pittsburgh Pirates của thành phố. "Đó là một sự chuyển đổi phi thường, không chỉ về kinh tế mà cả bản thân thành phố từ một thành phố thép công nghiệp trở thành một thành phố với các ngành dịch vụ và công nghệ cao làm chủ đạo".

"Những ai còn nghĩ Pittsburgh vẫn là một thành phố đầy khói bụi, khi họ đến đây vào tuần này, họ sẽ thấy quả là một sự khác biệt".

Có lẽ đó là một thông điệp hoàn hảo mà chính quyền Obama muốn gửi đi từ một thành phố mà trong tuần này sẽ quy tụ khoảng 1.000 phóng viên truyền hình đến từ khắp nơi trên thế giới.

Về mặt lý thuyết, Pittsburgh là biểu mẫu văn bản về cách thức hoạt động của một nền kinh tế toàn cầu hóa.

Ngày nay, các công việc trong ngành sản xuất "di trú" tới các thị trường lao động rẻ hơn nên thép thường được sản xuất ở Ấn Độ và Trung Quốc.

Người dân cũng trau dồi kiến thức cho mình, sau đó chuyển vào các ngành dịch vụ sạch hơn, tinh vi hơn như du lịch, y tế và giáo dục.

Nhưng vấn đề ở chỗ, không phải tất cả người Mỹ đều nhất trí rằng những chính sách này đang vận hành vì lợi ích của họ.

Chỉ cách một quãng đường ngắn từ thành phố này, ở Thung lũng Mahoning ở Bắc Ohio, nhiều người cảm thấy bất an trước trật tự kinh tế thế giới mới.

Trong khi các chuyên gia kinh tế có thể bị rùng mình trước bất cứ điều gì tựa như những phát đạn khai màn một cuộc chiến thương mại, một cuộc gặp của hội United Autoworkers Retired ở địa phương lại trở nên rôm rả trước thông tin chính quyền Obama vừa áp đặt thuế lên các mặt hàng lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc.

Tai họa sản xuất

Dave Green, Chủ tịch Liên đoàn Union Local 1714, lập luận rằng các doanh nghiệp ở các nước như Trung Quốc có thể bán rẻ hơn so với các đối thủ Mỹ, bởi vì họ không phải trả cùng một mức lương như các công ty Mỹ, hoặc không phải hoạt động theo các quy chuẩn tương tự về môi trường và an toàn.

Quan điểm của ông: Mỹ cần một cơ sở sản xuất và không thể để cho việc làm trong ngành sản xuất chảy sang các nền kinh tế lương thấp.

"Akron cách đây chỉ hơn 60km về phía tây từng là thủ đô cao su của thế giới. Giờ đây họ sản xuất rất ít lốp xe. Chúng tôi muốn thương mại công bằng, chứ không phải thương mại tự do".

Trong khách sạn của mình, The Saratoga, Jim Economos liệt kê các ngành đã bị đóng cửa.

"Chúng tôi từng chế tạo rất cả các máy nước cho thế giới, chúng tôi từng chế tạo la bàn, chúng tôi làm tủ bếp, chúng tôi sản xuất các bộ phận điện tử cho GM và nhiều loại thép khác nhau. Hy vọng chúng sẽ trở lại, nhưng mọi người đang dần đóng cửa hoặc là chuyển đi".

Vì vậy, ở ngay sát Pittsburgh với câu chuyện biểu tượng về sự tái sinh và thịnh vượng thời hậu công nghiệp đang ẩn chứa một nước Mỹ khác của Thung lũng Mahoning, nơi họ chứng kiến cái giá của toàn cầu hóa trong các nhà máy đã bị đóng cửa và những tòa nhà vô chủ trên Phố Main.

Những gì họ chưa thấy vào lúc này là lợi ích để cân bằng điều đó.

Như một người địa phương nói: "Chúng ta không thể có một nền kinh tế mà ở đó chúng ta chỉ phục vụ nhau ăn uống, giặt là quần áo cho nhau. Chúng ta phải bắt đầu chế tạo lại mọi thứ".

Phòng Thương mại ở Warren đã cử một đại diện tới Pittsburgh để dự hội nghị G20. Sẽ là điều thú vị khi nghĩ ông có thể có chút thời gian tiếp xúc với một hoặc hai nhà lãnh đạo thế giới về họp ở đây. Vị đại diện này có một câu chuyện đáng để lắng nghe.

  • Thanh Hảo (Theo BBC)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,