221
478
Hồ sơ
hoso
/thegioi/hoso/
1239539
Trung Quốc "để mắt" khoáng sản của Triều Tiên
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Trung Quốc 'để mắt' khoáng sản của Triều Tiên
,
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo có thể coi chuyến thăm của mình tới CHDCND Triều Tiên như là một sứ mệnh ngoại giao đặc biệt. Câu hỏi được đặt ra là, liệu nó có bao hàm cả lợi ích về kinh tế.

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo (trái) vẫy tay bên cạnh lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il tại Bình Nhưỡng hôm 4/10. (Ảnh: Reuters/KCNA)
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo (trái) vẫy tay bên cạnh lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il tại Bình Nhưỡng hôm 4/10. (Ảnh: Reuters/KCNA)

Sau những cái bắt tay và một số thỏa thuận hợp tác, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã đạt được một  thỏa hiệp chính trị mà ông mong muốn: lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il đã thông báo vào sáng 6/10 rằng ông có thể sẽ trở lại bàn đàm phán sáu bên về giải trừ hạt nhân nếu như có tiến bộ trong các cuộc đối thoại trực tiếp với Mỹ.

Thông báo của ông Kim Jong-il không bảo đảm các cuộc đàm phán mới giữa Bình Nhưỡng với Bắc Kinh, Seoul, Moscow, Tokyo và Washington nhưng nó chứa đựng thiện chí chính trị.

Nếu như một Trung Quốc đang khát năng lượng hy vọng tình hữu nghị sẽ đảm bảo cho họ một thị phần lớn trong nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có chưa được khai thác của CHDCND Triều Tiên thì theo các nhà phân tích và ngoại giao, Bắc Kinh có lẽ sẽ phải thất vọng.

Sự giàu có về khoáng sản của Triều Tiên hiện nay đang được đánh giá một cách kỹ lưỡng. Chính phủ Hàn Quốc, trong tuần này, ước tính các mỏ trị giá khoảng 6.000 tỷ USD. Theo tính toán của Goldman Sachs hồi tháng trước, nền kinh tế của một Triều Tiên thống nhất có thể sánh ngang Nhật Bản vào năm 2050.

Cho đến những năm 1970, CHDCND Triều Tiên vẫn là nửa giàu có hơn của bán đảo. Nước này cung cấp vàng cho thị trường vàng bạc quốc tế. Tuy nhiên, theo các nhà đầu tư tiềm năng, công nghệ nghèo nàn và các khoản tài chính hạn chế đã làm giảm rất nhiều công suất khai thác.

Thương mại giữa Triều Tiên và Trung Quốc đang gia tăng, đạt 2,8 tỷ USD năm ngoái từ khoảng 2 tỷ USD năm 2007. Tuy nhiên, các nhà chức trách ở Triều Tiên được cho là không ưa những thay đổi về xã hội và cơ sở hạ tầng mà đầu tư nước ngoài có thể đem lại.

"Nếu Triều Tiên mở cửa tài nguyên khoáng sản cho các công ty nước ngoài, điều đó giống như chấp nhận một sự mạo hiểm về quân sự, xã hội và chính trị, gây nguy hiểm cho an ninh của họ", trích lời Lim Eul-chul thuộc Viện Nghiên cứu Viễn Đông ở Seoul.

Một quan chức ngoại giao Hàn Quốc, người liên quan chặt chẽ tới các cuộc hội đàm hạt nhân, không tin Triều Tiên sẽ cho phép Bắc Kinh đổ các khoản đầu tư lớn vào nước này. "Họ sẽ không chấp nhận kiểu ảnh hưởng đó", ông này nói. 
 

Mặc dầu là đồng minh lâu năm, CHDCND Triều Tiên và Trung Quốc có một số sự ngờ vực lẫn nhau, một phần liên quan tới các tuyên bố về lãnh thổ.  

Colin McAskill, một quan chức thuộc Koryo Asia, cho biết ông đã ký một bị vong lục về đầu tư trong ngành kim loại của Triều Tiên và khẳng định mô hình của ông sẽ không can thiệp vào các vấn đề chủ quyền khiến Bình Nhưỡng lo ngại.

Trong khi đó, tập đoàn Quintermina của Thụy Sĩ cho biết trên trang web của mình rằng công ty này đang hướng tới việc chiết magnesite ở Triều Tiên. 
 

Các nhà đầu tư Trung Quốc được cho là có một số quan tâm về kim loại và còn tham gia vào khai thác các mỏ than. 

"Những công ty Trung Quốc cố gắng làm ăn ở Triều Tiên than phiền rất nhiều rằng các quy định thay đổi liên tục trong khi nguồn điện thì thất thường", một viện sĩ Trung Quốc ở Bắc Kinh cho biết.

  • Thanh Hảo (Theo FT)

 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,