Tàu sân bay, hay còn gọi là hàng không mẫu hạm, là một loại tàu chiến được thiết kế để triển khai và thu hồi lại máy bay.
Trên thực tế, các hàng không mẫu hạm hoạt động như một căn cứ không quân trên biển. Vì vậy các tàu sân bay cho phép lực lượng hải quân triển khai không lực ở các khoảng cách lớn không phụ thuộc vào các căn cứ ở gần đó để làm căn cứ trên mặt đất cho máy bay.
Trong lực lượng hải quân của nhiều nước, một tàu sân bay được coi là tàu chính.
Trong lịch sử thế giới, có khá nhiều những tàu sân bay không chỉ là niềm tự hào của quốc gia sở hữu nó mà danh tiếng của nó còn vang danh bốn bể, vượt thời gian.
Hosho của Nhật - chiếc tàu sân bay đầu tiên của thế giới
Tàu sân bay Hosho là chiếc tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Đế quốc Nhật Bản vào năm 1921, và là chiếc tàu sân bay đầu tiên của thế giới được thiết kế ngay từ đầu vào mục đích này được đưa vào hoạt động.
Là chiếc tàu đầu tiên trong kiểu của nó của Hải quân, Hosho được sử dụng một cách tích cực trong việc phát triển các phương pháp hoạt động và chiến thuật sử dụng tàu sân bay của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong những năm 1920.
Nó đã tham gia hoạt động trong sự kiện Thượng Hải (ném bom Thượng Hải vào ngày 28 tháng 1 năm 1932) và trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật năm 1937. Từ tháng 8 đến tháng 12 năm 1937, Hosho, như là một phần của Hạm đội Tàu sân bay 1, đã hỗ trợ các hoạt động đổ bộ của Lục quân Nhật Bản vào Trung Quốc. Vào lúc này lực lượng không quân của nó bao gồm chín máy bay tiêm kích Nakajima A2N và sáu máy bay cường kích Yokosuka B3Y1.
Vào Thế Chiến II, Hosho cũng từng tham gia hoạt động trong trận Midway vào tháng 6 năm 1942, cung cấp sự hỗ trợ cho hạm đội chính.
Sau chiến tranh, nó được sử dụng để chuyên chở nhân sự Nhật Bản hồi hương từ nước ngoài cho đến tận tháng 6 năm 1946. Hosho là một trong bốn tàu sân bay của Hải quân Đế quốc Nhật Bản còn sống sót sau chiến tranh, nhưng nó bị tháo dỡ vào năm 1947.
USS Independence của Mỹ – tung hoành khắp Thái Bình Dương
USS Independence là một tàu sân bay hạng nhẹ của Hải quân Hoa Kỳ, là tàu chiến thứ tư của Hải quân Mỹ mang cái tên này, và là chiếc dẫn đầu trong lớp của nó. Được đưa vào hoạt động năm 1943, nó tham gia nhiều chiến dịch tại mặt trận Thái Bình Dương, bao gồm trận Hải chiến vịnh Leyte, được tặng thưởng 8 Ngôi sao Chiến đấu. Sau chiến tranh, nó được sử dụng làm mục tiêu cho các cuộc thử nghiệm bom nguyên tử tại đảo san hô
Là chiếc dẫn đầu trong lớp tàu sân bay mới được cải tạo từ thân những chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ,
Independence rời Trân Châu Cảng ngày 21 tháng 10 đi Espiritu Santo, và trong trận không kích tiếp theo sau nhắm vào Rabaul ngày 11 tháng 11, các xạ thủ trên tàu đã ghi được những chiến công đầu tiên khi sáu máy bay Nhật bị bắn rơi. Sau chiến dịch này chiếc tàu sân bay được tiếp tế nhiên liệu tại Espiritu Santo rồi hướng đến quần đảo Gilbert tung ra các đợt không kích chuẩn bị cho việc đổ bộ lên đảo Tarawa từ ngày 18 tháng 11 đến ngày 20 tháng 11 năm 1943. Trong một đợt phản công của Nhật vào ngày 20 tháng 11,
Chiếc tàu sân bay giờ đây trở thành kỳ cựu quay trở về Trân Châu Cảng ngày 3 tháng 7 năm 1944. Trong thời gian sửa chữa, con tàu được trang bị thêm một máy phóng, và sau khi đi đến vùng biển
HMS Argus của Anh - kiểu mẫu về tàu sân bay
HMS Argus là một tàu sân bay của Hải quân Hoàng gia Anh được đưa ra hoạt động từ năm 1918. Nó là kiểu mẫu đầu tiên trên thế giới về tàu sân bay có một sàn đáp phẳng kéo dài suốt chiều dài của thân tàu, tiêu chuẩn của các tàu sân bay hiện đại cho phép máy bay cánh cố định cất cánh và hạ cánh một cách bình thường.
Argus được cho hạ thủy vào ngày 2 tháng 12 năm 1917 và được đưa ra hoạt động vào ngày 6 tháng 9 năm 1918, ngay trước khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc. Do có kích thước nhỏ, với trọng lượng rẽ nước chỉ có khoảng 14.000 tấn và tốc độ tương đối chậm, nó chỉ được sử dụng một cách giới hạn trong các vai trò tác chiến. Thay vào đó, chiếc tàu chiến được sử dụng chủ yếu trong vai trò phát triển các kỹ thuật tác chiến trên tàu sân bay và huấn luyện các phi công trong việc hoạt động trên tàu sân bay ngoài biển khơi. Vào cuối những năm 1920, bị vượt qua bởi những con tàu mới lớn và hiện đại hơn nhiều, nó được rút khỏi các đơn vị tác chiến tiền phương và sử dụng thuần túy như một tàu sân bay huấn luyện.
Vào lúc khởi đầu Chiến tranh Thế giới thứ hai, Argus ban đầu được sử dụng trong vai trò huấn luyện, nhưng sau khi Hải quân Hoàng gia chịu tổn thất đáng kể về tàu sân bay vào những năm 1939-1941; trong đó HMS Courageous, Glorious và Ark Royal bị đánh chìm và chiếc Illustrious bị hư hại nặng; Argus được cho gọi trở lại vào các đơn vị tác chiến. Điều thú vị là với hầm chứa máy bay cao và rộng rãi, Argus là chiếc tàu sân bay Anh duy nhất trong Thế Chiến II có thể cho hoạt động máy bay mà không cần xếp cánh.
Trong những năm 1941 - 1942, một trong những nhiệm vụ đầu tiên của nó là vận chuyển máy bay đến
Sau đó Argus được phân về Lực lượng H bố trí tại khu vực Tây Địa Trung Hải, và nó nằm trong lực lượng hộ tống nhằm hỗ trợ trên không cho Chiến dịch Harpoon, đưa một đoàn tàu vận tải chuyên chở hàng tiếp liệu đang rất cần cho đảo Malta. Cũng trong năm 1942, chiếc tàu sân bay tham gia hỗ trợ cho cuộc đổ bộ của Đồng Minh lên Bắc Phi; và sang năm 1943, nó được cho quay về vai trò huấn luyện, trước khi được đưa về lực lượng dự bị vào năm 1944.
Nó bị bán để tháo dỡ vào năm 1946.
USS Lexington của Mỹ - vang danh trong Thế chiến II
Chiếc USS Lexington là một trong những tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ. Lexington là một trong những tàu sân bay chủ lực của Mỹ trong giai đoạn đầu của Thế Chiến II tại Mặt trận Thái Bình Dương, và đã bị máy bay Nhật đánh chìm trong Trận chiến biển Coral.
Sau khi được trang bị và chạy thử,
Vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, chiếc Lexington đang ở ngoài khơi cùng Lực lượng đặc nhiệm TF 12 vận chuyển các máy bay của Thủy quân Lục chiến từ Trân Châu Cảng đến tăng cường cho Midway, khi nhận được những tin tức về việc Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng. Nó lập tức tung ra các máy bay trinh sát để truy tìm hạm đội Nhật, và sau đó hướng về phía Nam để gặp gỡ lực lượng đặc nhiệm của tàu tuần dương Indianapolis và tàu sân bay Enterprise để tiến hành những cuộc tìm kiếm ở hướng Tây Nam đảo Oahu cho đến khi quay lại Trân Châu Cảng vào ngày 13 tháng 12.
Lexington tiến hành những cuộc tuần tra nhằm ngăn chặn các cuộc đột kích của đối phương trong vùng tam giác Oahu – Johnston – Palmyra cho đến ngày 11 tháng 1 năm 1942, khi nó rời khỏi Trân Châu Cảng.
Sáng ngày 8/5/1942, một máy bay của Lexington đã tìm thấy đội tàu Shōkaku; một cuộc tấn công được các tàu sân bay Mỹ tung ra ngay lập tức, và chiếc tàu sân bay Nhật bị hư hại nặng. Tuy nhiên, lúc 11 giờ, các máy bay đối phương đã thâm nhập qua được hàng máy bay tiêm kích phòng thủ, và 20 phút sau chiếc Lexington trúng phải một ngư lôi bên mạn trái. Vài giây sau, một ngư lôi thứ hai đánh trúng mạn trái ngay phía trước cầu tàu. Cùng lúc đó, nó trúng phải ba trái bom từ các máy bay ném bom bổ nhào đối phương, khiến nó bị nghiêng 7 độ về mạn trái và phát sinh nhiều đám cháy. Đến 13 giờ, các nhóm cứu nạn đã kiểm soát được các đám cháy và giữ được chiếc tàu thăng bằng, và nó có thể di chuyển được với vận tốc 25 knot (46,3 km/h; 28,8 mph) và đã sẵn sàng để thu hồi các phi đội của nó. Bất ngờ chiếc
Chiếc Lexington bị bùng cháy, ngọn lửa bốc cao hàng trăm mét. Để tránh bị đối phương bắt được, chiếc tàu khu trục Phelps tiến đến gần ở khoảng cách 1.370 m và bắn hai trái ngư lôi vào sườn của nó; với một tiếng nổ lớn cuối cùng, chiếc
Bismarck
Hai ngàu sau, khi Bismarck đã hầu như đến được vùng biển an toàn, những chiếc máy bay Swordfish xuất phát từ tàu sân bay Ark Royal đã phóng ngư lôi trúng đích và làm kẹt bánh lái của nó, cho phép lực lượng Anh bắt kịp. Trong trận đánh diễn ra sáng ngày 27 tháng 5 năm 1941,
HMS Ark Royal - con tàu may mắn
HMS Ark Royal là một tàu sân bay của Hải quân Hoàng gia Anh đã từng hoạt động trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Đây là loại tàu sân bay kiểu cũ có sàn cất/hạ cánh trực thông; khác với loại tàu sân bay hiện đại có khu vực phía sau của sàn cất/hạ cánh tạo góc 8o so với so với khu vực phía trước sàn cất/hạ cánh.
Được đặt hàng vào năm 1934 theo những giới hạn trong khuôn khổ của Hiệp ước Hải quân Washington, Ark Royal được chế tạo bởi hãng đóng tàu Cammell Laird and Company, Ltd. tại Birkenhead. Thiết kế của nó khác biệt nhiều so với những chiếc tàu sân bay Anh trước đó. Ark Royal là chiếc tàu sân bay đầu tiên có cấu trúc sàn chứa máy bay và sàn đáp là một thành phần của thân tàu, chứ không phải là một phần dựng thêm hay thuộc cấu trúc thượng tầng. Được thiết kế để chở nhiều máy bay, nó có hai sàn chứa máy bay; và được đưa vào hoạt động trong một giai đoạn mà không lực hải quân được sử dụng rộng rãi. Một số chiến thuật hoạt động của tàu sân bay đã được phát triển và hoàn thiện bên trên chiếc Ark Royal.
Được hoàn tất vào tháng 11 năm 1938, Ark Royal đã hoạt động trong một số trận chiến quan trọng trong giai đoạn mở màn của Chiến tranh Thế giới thứ hai, trong đó có việc đánh chìm chiếc U-boat đầu tiên trong chiến tranh, tham gia các hoạt động ngoài khơi Na Uy, truy đuổi và đánh chìm chiếc thiết giáp hạm Bismarck, và tham gia các đoàn tàu vận tải tăng viện cho đảo Malta. Ark Royal sống sót khi trải qua nhiều cuộc đụng độ và nhiều dịp suýt bị đánh chìm, và người Đức tuyên bố nhầm đã đánh chìm được nó trong nhiều dịp khác nhau, nên nó có được danh tiếng như là một “con tàu may mắn”. Nhưng cuối cùng, nó cũng bị trúng ngư lôi vào ngày 13 tháng 11 năm 1941 phóng từ tàu ngầm Đức U-81 và bị chìm một ngày sau đó.
Việc Ark Royal bị đánh chìm là đề tài của nhiều cuộc điều tra; những người thẩm vấn đã nôn nóng muốn biết vì sao chiếc tàu sân bay bị mất, cho dù đã có những nỗ lực để cứu con tàu và kéo nó về căn cứ hải quân tại Gibraltar. Họ đã tìm thấy nhiều khiếm khuyết trong thiết kế vốn đã dẫn đến sự thiệt hại, và đã được khắc phục trong những chiếc tàu sân bay Anh sau này. Cho dù được ghi nhận chính thức là nó bị chìm cách Gibraltar 41 km (22 hải lý), xác tàu đắm của Ark Royal được tái phát hiện vào tháng 12 năm 2002 cách Gibraltar khoảng 56 km (30 hải lý).
- Nhật Vy (Theo Wikipedia)