221
881
Thế giới đó đây
doday
/thegioi/doday/
125515
Lầu Năm Góc đang "ngáng chân" Nhà Trắng
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Lầu Năm Góc đang 'ngáng chân' Nhà Trắng
,

Ông Bush và ông Rumsfeld (giữa)

Theo kế hoạch cơ cấu lại bộ máy tái thiết Iraq của ông Bush, Lầu Năm Góc - cơ quan phụ trách việc tái thiết Iraq - sẽ phải trao quyền kiểm soát cho Nhóm bình ổn do Cố vấn an ninh quốc gia Condoleezza Rice đứng đầu. Nhưng cho đến nay, Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld vẫn "bình chân như vại", chưa bộc lộ dấu hiệu ủng hộ nào. Thái độ thiếu hợp tác này có thể khiến kế hoạch của ông Bush phá sản và cản trở nỗ lực thoát khỏi vũng lầy Iraq của Nhà Trắng.

Kế hoạch tái cơ cấu, công bố tuần trước, được vạch ra nhằm giúp Nhà Trắng có thể kiểm soát việc tái thiết Iraq một cách trực tiếp hơn. Nhưng dự định này chỉ có thể phát huy hiệu quả nếu Lầu Năm Góc nhận thức được sự cần thiết của việc thay đổi. Nhưng cho đến nay, các dấu hiệu ban đầu không hề khả quan. Trong khi Chủ tịch Thượng và Hạ viện đều hoan nghênh kế hoạch của Nhà Trắng, cho rằng đây là sự thay đổi quan trọng và thích hợp thì Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld lại phủ nhận điều đó, cho rằng, đó chỉ là sự tinh chỉnh lại bộ máy hiện nay.   

Phản ứng của ông Rumsfeld có thể chỉ là một cử điệu bộ giữ thể diện. Nhưng rõ ràng thành bại của chính quyền ông Bush trong việc tạo ra một Iraq "dân chủ và thịnh vượng" phụ thuộc vào việc Lầu Năm Góc chịu chú tâm vào sở trường của mình: duy trì an ninh. Điều này đòi hỏi Bộ Quốc phòng rút lui khỏi những việc mà họ không thể làm tốt bằng các cơ quan khác, như là quản lý việc tái thiết, phân phối nguồn viện trợ và vận hành bộ máy chính trị mới. Song cho đến nay, Lầu Năm Góc vẫn bình thản như không có gì xảy ra.

Các quan chức Bộ Quốc phòng cho biết, các cơ quan khác đang giải quyết các công việc lặt vặt cần nhiều bí quyết quân sự hơn. Tuy nhiên, tính cục bộ đã bóp chết các ý tưởng hay ho. Chẳng hạn, trước cuộc chiến Iraq, Bộ Ngoại giao đã nghiên cứu và đưa ra một kế hoạch chi tiết về các biện pháp ổn định Iraq, từ việc giữ gìn an ninh trật tự đến tiến hành bầu cử. Mặc dù kế hoạch này xác định rõ các vấn đề không cần sự tham gia của quân đội (bao gồm việc đối phó với nạn cướp bóc, phá hoại và kiểm soát báo chí) nhưng Lầu Năm Góc đã bỏ ngoài tai kế hoạch này.

Với kế hoạch mới, Nhà Trắng muốn đạt được các mục đích sau:

  • An ninh tốt hơn. Các cuộc tấn công chống Mỹ đã cản trở nỗ lực sửa chữa cơ sở hạ tầng của Iraq. Mặc dù một số tướng Mỹ đang có mặt tại Iraq và các thành viên Quốc hội cho rằng, Mỹ cần tăng quân số để cải thiện an ninh nhưng ông Rumsfeld khăng khăng cho rằng, 130.000 quân hiện nay là đã đủ. Nhóm điều hành của bà Rice (gồm đại diện Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính) có thể khuyến khích Lầu Năm Góc thảo luận việc tăng quân.

  • Tái thiết hiệu quả hơn. Trong khi Quốc hội Mỹ đang thảo luận về việc thông qua khoản dự chi 20 tỉ USD viện trợ tái thiết Iraq thì một số nhà làm luật lại đặt câu hỏi, liệu Lầu Năm Góc có thể sử dụng số tiền đó hiệu quả hay không? Họ cho rằng, Bộ Quốc phòng đã phân phối nhỏ giọt các hợp đồng cho số ít các nhà thầu "con cưng" của mình mà không có sự giám sát đầy đủ từ bên ngoài. Các cơ quan như Bộ Tài chính có thể nới lỏng sự độc quyền của Lầu Năm Góc bằng cách tổ chức đầu thầu các hợp đồng tái thiết.

  • Chuyền giao chủ quyền mau lẹ hơn. Các kế hoạch của Mỹ nhằm chuyển giao quyền lực cho người Iraq đã bị càn trở bởi mối liên hệ giữa Lầu Năm Góc với một nhóm nhỏ người lưu vong được bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo. Liên minh này đã trở nên xa lạ với người Iraq khác trong Hội đồng điều hành. Nhóm Bình ổn của bà Rice có thể thuyết phục Bộ Quốc phòng cho phép nhiều người Iraq hơn nữa tham gia vào một chính phủ mới.

Vụ đánh bom Khách sạn Baghdad mới đây là bằng chứng mới nhất chứng tỏ bạo lực đang gia tăng và nổ lực tái thiết của Mỹ đang bế tắc

Việc Lầu Năm Góc phụ trách việc tiếp quản Iraq ngay sau khi Baghdad thất thủ đã giúp cho Nhà Trắng có cảm giác an toàn bởi khi đó, nhiệm vụ ngăn chặn các phần tử trung thành với Saddam Hussein tiến hành khởi nghĩa được đặt lên hàng đầu. Nhưng giờ đây, những người ủng hộ Rumsfeld đã quay lại với ông. Họ cho rằng, tình hình bất ổn liên miên hiện nay tại Iraq là lý do thay thế Lầu Năm Góc, trao quyền giám sát tái thiết Iraq cho Bộ Ngoại giao. Họ cho rằng, việc này sẽ cho phép Lầu Năm Góc được giải phóng khỏi nhiệm vụ hiện nay để tập trung vào việc gìn giữ hoà bình; và rằng, Nhà Trắng cần cử các cơ quan khác giám sát các nhiệm vụ khác trong giai đoạn hậu chiến hiện nay: khôi phục kinh tế và thành lập chính phủ.

Các quản lý viên mới trong Nhóm Bình ổn của bà Rice, những người đang đương đầu với những thách thức ghê gớm trước mắt, sẽ có cơ hội thành công lớn hơn nếu họ nhận được sự hợp tác chặt chẽ của Lầu Năm Góc, chứ không phải là một thái độ dửng dưng như lâu nay. 

  • Lam Sơn (Theo USAToday, NYT, NPR)

Tin liên quan:

 - Mỹ cơ cấu lại các nhóm tái thiết Iraq

 - Cuộc chiến Iraq dang dở do đâu?

 - Hội đồng điều hành Iraq- con rối trong tay Mỹ?

 - Đánh bom tự sát ở Baghdad

 - Cuộc chiến Iraq dang dở do đâu?

 - Vì sao Mỹ cần LHQ tại Iraq?

 - Phương án 2 của Washington là gì?

 - Iraq và bài học kinh nghiệm từ Bosnia, Đông Timor...

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,