221
881
Thế giới đó đây
doday
/thegioi/doday/
130483
TT Bush ''lũng đoạn'' hội nghị APEC bằng các vấn đề an ninh
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
TT Bush ''lũng đoạn'' hội nghị APEC bằng các vấn đề an ninh
,

Người ta vẫn tưởng rằng tự do thương mại và đầu tư sẽ được ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình dương tại Thái Lan vừa qua. Tuy nhiên, ông Tổng thống Mỹ Bush đã ''thổi vào'' hội nghị một luống gió khác hẳn - đó là an ninh và khủng bố.

Khi nhà chức trách Thái Lan đảm bảo, an ninh được thắt chặt bên ngoài, thì bên trong hội nghị, nước chủ nhà và nhiều láng giềng khác muốn để ngoài cửa các vấn đề liên quan tới an ninh. Bởi tiêu chí của APEC là hợp tác kinh tế, nhiều nước thành viên muốn hội nghị chủ yếu tập trung vào thương mại chứ không phải khủng bố, tập trung vào WTO, chứ không phải WMD. Tuy nhiên, ý muốn của các nước này không được đáp ứng. Lý do thật đơn giản, trong hành trình chuyến đi chớp nhoáng châu Á và Australia của mình, cụ thể, thứ sáu 17/10, ông Bush tới Nhật Bản và nói về Iraq. Ngày hôm sau, ông này tới Philippines nói về khủng bố. Và rồi ông tới Bangkok nói về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

CHDCND Triều Tiên muốn có vũ khí hạt nhân. Chính xác hơn, nước này đang tỏ ý muốn vũ khí hạt nhân và sẽ cố gắng đạt được điều đó nếu Mỹ không ký hiệp ước không tấn công, công nhận về mặt ngoại giao và thậm chí hỗ trợ Bình Nhưỡng đáp ứng nhu cầu năng lượng. Trong năm qua, CHDCND Triều Tiên đã khuấy lên cuộc khủng hoảng ngoại giao khi tuyên bố làm giàu uranium, trục xuất thanh sát viên Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), tự rút khỏi Hiệp ước không phố biến vũ khí hạt nhân. Tháng 4, Bình Nhưỡng nói cho người Mỹ hay rằng, nước này có 1 hoặc 2 quả bom nguyên tử. Và giờ đây, Bình Nhưỡng tuyên bố đã tái chế đủ plutonium để chế tạo thêm 5 hoặc 6 quả bom nữa.

Tháng 8, Tổng thống CHDCND Triều Tiên Kim Jong Il đã đồng ý tham dự đàm phán 6 bên tại Bắc Kinh cùng với Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Hàn Quốc. Bây giờ tại Bangkok, với tất cả nguyên thủ các nước đã tham gia hội nghị 6 bên trừ CHDCND Triều Tiên, ông Bush nhân cơ hội nghìn năm có một này để củng cố ngũ giác ngoại giao - Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Nga - đồng thời gia tăng sức ép lên Bình Nhưỡng. Hôm 19/10, ông Bush đã công khai loại khả năng ký hiệp ước không tấn công với CHDCND Triều Tiên. Tuy nhiên, ông Bush lại mở ra một khả năng khác, ít mang tính thủ tục hơn, để bảo đảm với Bình Nhưỡng rằng, Mỹ và các đồng minh của mình trong khu vực không có ý định tấn công CHDCND Triều Tiên. Đổi lại, CHDCND Triều Tiên sẽ phải từ bỏ tham vọng hạt nhân của mình. Tuy nhiên, CHDCND Triều Tiên vừa tuyên bố rằng, đề xuất an ninh đa phương của Mỹ là nực cười và hoàn toàn không đáng để quan tâm, Điều mong muốn của Bình Nhưỡng là một hiệp ước song phương.

Hôm qua (21/10), Tổng thống Bush và người đồng nhiệm Hàn Quốc Roh Moo-hyun ra thông báo chung kêu gọi nổi lại đàm phán 6 bên. Và động thái mềm dẻo mới này của ông Bush không được phía Bình Nhưỡng đón nhận. Phản ứng tức thì của CHDCND Triều Tiên mang tính hết sức khiêu khích và thiếu thiện chí. Khi hội nghị APEC khai mạc, Bình Nhưỡng liền tiến hành thử nghiệm tên lửa đất đối hạm với tầm xa khoảng 100km. Và khi hội nghị bế mạc, Bình Nhưỡng lại thử nghiệm tiếp một tên lửa khác. Đó rõ ràng không phải là một thái độ tích cực. 

Trong vài tuần gần đây, Tổng thống CHDCND Triều Tiên không phải là nhà lãnh đạo châu Á duy nhất khiến nhiều người quan tâm. Tuần trước, Bỏ ngoài tai những lời phản đối và chỉ trích của các nước, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad lại một lần nữa tuyên bố ''Người Do Thái thống trị thế giới''. Và tất nhiên, ông này ngay lập tức bị Mỹ và Australia phản ứng gay gắt.

Trong tuần này, chính ông Mahathir Mohamad lại lên tiếng chỉ trích ông Bush ''lũng đoạn'' hội nghị APEC bằng các vấn đề an ninh. Theo chương trình nghị sự, hội nghị thượng đỉnh APEC tập trung thảo luận chủ yếu các kế hoạch giảm chi phí kinh doanh qua biên giới xuống 5% trong vòng vài năm tới, trong đó có kế hoạch cải cách lại các thủ tục hải quan và đẩy nhanh quá trình đăng ký giấy phép xuất khẩu. Tuy nhiên, thật bất ngờ, tuyên bố cuối cùng của hội nghị lại kêu gọi thắt chặt an ninh cảng biển như một phần trong cuộc chiến chống khủng bố và ngăn chặn khủng bố chuyển tiền trên toàn cầu.

  • Trần Kiên (Tổng hợp)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,