221
881
Thế giới đó đây
doday
/thegioi/doday/
19434
Iraq chấp nhận máy bay thanh sát U-2 hoạt động
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Iraq chấp nhận máy bay thanh sát U-2 hoạt động
,
Trong một động thái thiện chí nhằm đáp ứng những yêu cầu của phái đoàn thanh sát viên vũ khí LHQ đòi Iraq phải tích cực hợp tác hơn nữa để đẩy lùi bóng ma chiến tranh khỏi vùng Vịnh, Chính phủ Iraq đã chấp thuận cho phép máy bay thanh sát U-2 hoạt động trên không phận nước mình. 
UNMOVIC vẫn hết sức thận trọng về vấn đề Iraq. 

Hôm qua (10/2), Đại sứ đặc mệnh toàn quyền  Iraq tại LHQ Mohamed al-Douri khẳng định, Baghdad đã thông báo cho các thanh sát viên vũ khí LHQ rằng, nước này chấp nhận vô điều kiện các máy bay U2 tiến hành hoạt động trinh sát trên lãnh thổ mình.

Ông Mohmamed cho biết thêm: ''Chúng tôi đã gửi thư cho văn phòng của ông Blix... bày tỏ sự chấp nhận hoạt động trinh sát của UNMOVIC do máy bay U2 và các máy bay khác thực hiện... mà không có bất kỳ điều kiện nào. Giờ đây mọi việc được giải quyết. Chúng tôi đang cố gắng né tránh chiến tranh bằng mọi cách''.

Trong khi đó, Mỹ không quan tâm tới những động thái tích cực mới đây của Iraq và cho rằng, đó chỉ là những bước tạm lùi mang tính chiến lược. 

Mối quan hệ giữa Mỹ và các đồng minh cốt yếu trong Khối hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây dương đã bị rạn nứt nghiêm trọng. Pháp, Đức và Bỉ đã kịch liệt phản đối kế hoạch tăng cường phòng thủ tại Thổ Nhĩ Kỳ - nước thành viên duy nhất của NATO giáp Iraq. 

Tổng thống Mỹ George W. Bush tỏ ra hết sức ''thất vọng'' trước phản ứng của Pháp: ''Tôi nghĩ quyết định của họ trong liên minh NATO là hết sức thiển cận ...Tôi hy vọng họ sẽ xem xét kỹ hơn''. 

Các diễn biến khác:

  • Pháp, Đức và Nga đã đưa ra tuyên bố chung kêu gọi tiếp tục công việc thanh sát tại Iraq.
  • Hy Lạp - quốc gia giữ ghế chủ tịch EU - đã đưa ra đề xuất tổ chức Hội nghị thượng đỉnh EU về vấn đề Iraq. 
  • Cựu Trưởng chương trình phát triển vũ khí sinh học Iraq Rahib Taha cho hãng thông tấn BBC hay, Iraq không bao giờ có ý định sử dụng các loại vũ khí sản xuất trong thập niên 80 của thế kỷ trước. 
  • Đặc phái viên Toà thánh Vatican đã tới Baghdad nhằm góp phần vào nỗ lực ngoại giao đẩy lùi nguy cơ bùng nổ chiến tranh. 
  • Bộ trưởng Quốc phòng Anh Geoff Hoon tuyên bố, các binh sĩ Anh sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ hoà bình và tái thiết Iraq sau chiến tranh. 

(Trần Kiên - Theo BBC, AP)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,