221
881
Thế giới đó đây
doday
/thegioi/doday/
22717
NATO đồng ý hỗ trợ quân sự cho Thổ Nhĩ Kỳ
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
NATO đồng ý hỗ trợ quân sự cho Thổ Nhĩ Kỳ
,

Sau 4 ngày nhóm họp liên tục tại Brussel, Bỉ, toàn bộ 18 thành viên Uỷ ban Kế hoạch Quốc phòng của NAO (không có Pháp) cuối cùng cũng đã đạt được thoả thuận về trợ giúp quân sự để Thổ Nhĩ Kỳ đối phó với các tai hoạ do cuộc chiến có thể xảy ra ở Iraq. Các quan chức NATO hể hả rằng quyết định muộn màng và khó khăn nhất trong lịch sử 54 năm tồn tại của tổ chức này đã kịp thời hàn gắn sự rạn nứt và chia rẽ trong liên minh.

Theo thoả thuận đạt được hôm qua (19/2), NATO sẽ triển khai máy bay do thám AWACS, tên lửa đánh chặn Patriot và hệ thống đối phó với các cuộc tấn công bằng vũ khí sinh hoá tại miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ. Có nhiều khả năng khu vực này sẽ là nơi xuất phát cho mọi cuộc chiến chống Iraq do Mỹ cầm đầu.

Các đại biểu tham dự phiên họp cũng đề nghị Uỷ ban về Tình trạng khẩn cấp của thường dân, cũng trực thuộc NATO, xem xét, chuẩn bị các biện pháp đối phó những hậu quả mà thường dân Thổ Nhĩ Kỳ phải gánh chịu nếu chiến tranh Iraq diễn ra.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hà Lan cho biết tên lửa đánh chặn Patriot của NATO hiện đang đóng tại Cảng Vlissingen thuộc nước này đã được lệnh thẳng tiến đến Thổ Nhĩ Kỳ vài ngày trước và dự kiến chúng sẽ đến đích trong nửa cuối tuần sau. Hệ thống tên lửa này sẽ được triển khai ở các căn cứ không quân Batman và Diyarbakir nằm ở miền Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng sẽ giúp Ankara chống đỡ các đợt không kích, đặc biệt là sự tấn công của các loại tên lửa đạn đạo như Scud. Bộ Ngoại giao Hà Lan cũng tuyên bố 370 sĩ quan không quân được đào tạo chuyên sử dụng hệ thống này cũng sẽ lên đường tới Thổ Nhĩ Kỳ trong một ngày gần đây.

Mỹ, tác giả của đề xuất hỗ trợ quân sự cho Thổ Nhĩ Kỳ và ráo riết vận động NATO nhanh chóng phê chuẩn kế hoạch này, ngay lập tức tỏ thái độ hài lòng và đánh giá cao động thái quan trọng này. Đại sứ Mỹ tại NATO Nicholas Burns gọi quyết định hôm thứ tư là một dấu hiệu cho thấy khối Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương đã thực hiện được trách nhiệm cơ bản của mình: giúp đỡ một thành viên khi thành viên đó bị đe doạ. 

"Tình đoàn kết trong liên minh đã thắng thế," ông Burns nói.

Kể từ khi NATO nhóm họp đột xuất hôm 16/2, Pháp, Bỉ và Đức nhất quyết phản đối đề xuất của Mỹ về kế hoạch này, coi đây là một thoả thuận ngầm rằng chiến tranh là không thể tránh khỏi và không còn chỗ cho các nỗ lực ngoại giao.

Quyền phủ quyết của 3 thành viên quan trọng này đã dẫn đến sự rạn nứt, chia rẽ được coi là tồi tệ nhất trong lịch sử 54 năm tồn tại và phát triển của NATO. Tuy nhiên, sau nhiều phiên họp căng thẳng, Bỉ và Đức đã xuôi lòng và đồng ý đứng vào hàng ngũ 16 quốc gia còn lại bỏ phiếu thuận cho kế hoạch trợ giúp Thổ Nhĩ Kỳ. Pháp do đã rút khỏi cơ cấu quân sự hợp nhất của NATO từ 1966 nên nghiễm nhiên không được quyền tham gia biểu quyết. 

(Tiến Dũng - Theo Reuters)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,