221
881
Thế giới đó đây
doday
/thegioi/doday/
43291
Bí ẩn về số phận Saddam và sự biến mất của vệ binh CH Iraq
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Bí ẩn về số phận Saddam và sự biến mất của vệ binh CH Iraq
,

Ông Saddam Hussein.

Tờ "The Egyptian Gazette" của Ai Cập số ra mới đây có đăng bài Tổng biên tập Ali Ibrahim phân tích về số phận bí ẩn của Tổng thống Iraq và sự biến mất một cách hết sức kỳ lạ của Lực lượng vệ binh cộng hoà, một lực lượng quân đội được coi là tinh nhuệ nhất của chính quyền Iraq.

Cuộc chiến Iraq đã kết thúc? Đó là câu hỏi lớn không ai có thể trả lời chính xác và cụ thể. Trong khi chia sẻ sự mừng vui với dân chúng Baghdad trong cái gọi là ''không khí giải phóng", các quan chức Mỹ đã đúng khi nói rằng chiến tranh vẫn chưa kết thúc. Bức tượng Saddam tuy bị kéo đổ, song những người nhảy múa trên các đường phố Baghdad chưa có cảm giác chiến tranh đã chấm dứt hẳn, bởi họ chưa thấy sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ cũ ở đất nước tan hoang này. Giai đoạn I của cuộc chiến đã cho kết quả nhất định, song liên quân Mỹ - Anh vẫn còn phải thực hiện ít nhất hai giai đoạn nữa trong sứ mệnh quân sự của họ.

Thứ nhất, liên quân Mỹ - Anh vẫn cần phải chế ngự các lực lượng Iraq ở 4 khu vực: Tập trung vào bán đảo Faw và vùng phụ cận el-Amarna ở miền Nam, khu vực "Tam giác sắt" được hình thành bởi Tikrit, el-Ramadi và Samara ở miền Trung, khu vực nhiều dầu mỏ Mosul và Kirkuk ở miền Bắc và khu vực chiến lược ở el-Qaim giáp Syria ở miền Tây. Tóm lại, gần một nửa Iraq cũng như một nửa Baghdad vẫn nằm trong tay lực lượng Iraq. Ngay cả người phát ngôn Nhà Trắng Ari Fleischer cũng phải nhấn mạnh rằng, thậm chí có tìm thấy Sadam bây giờ cũng không có nghĩa là chiến tranh kết thúc; chế độ của ông ta chắc chắn là đã bắt rễ ở tất cả các ngõ ngách trên đất nước này.

Thứ hai, Chính quyền Mỹ - Iraq - hay còn gọi là chính quyền lâm thời - trước mắt phải ngay lập tức phục hồi hoạt động của hệ thống hạ tầng cơ sở và trật tự xã hội. Giai đoạn chuyển tiếp từ chế độ của Sadam và trật tự mới là giai đoạn nguy hiểm và gây nhiều lúng túng, trong đó đang bộc lộ những mánh khoé bí ẩn. Hiện vẫn tồn tại những sự kiện và nhiều điều bí ẩn khó hiểu ở những điểm sau:

1- Các lực lượng Iraq đã bắt đầu kháng cự lại lực lượng lính thuỷ đánh bộ tiên phong của Mỹ tấn công các cây cầu bắc qua sông Diyala buổi sáng ngày thứ Tư (2/4). Đột nhiên vào khoảng 1h chiều cùng ngày, các chiến binh Iraq đã biến mất tăm như thể "chui xuống đất" vậy. Rõ ràng là phải có một người nào đó đã ra lệnh cho họ rút đi mà không phá huỷ các cây cầu, một sự lặp lại không chỉ một lần kể từ khi bùng nổ chiến tranh. Do vậy, lính thuỷ đánh bộ Mỹ có thể tiến lên phía trước mà không bị ngăn chặn cho tới khi tiến tới tận trung tâm Baghdad.

2- Không chỉ những binh lính Iraq bảo vệ các cây cầu qua sông Diyala biến đi không để lại dấu vết, sư đoàn 25 quân đội Iraq phải chăng cũng là những người vô hình? Còn nữa tất cả các bộ trưởng, tướng lĩnh của Saddam chạy đi đâu? Có thể giải thích như thế nào khi sau 3 tuần chiến tranh, mà quân Mỹ - Anh đã không thông báo lấy một trường hợp tư lệnh quân đội Iraq nào bị bắt làm tù binh?

3- Tại sao không một quan chức cấp cao Iraq nào chịu trách nhiệm về các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt bị bắt hay chạy sang hàng ngũ bên kia? Tại sao lại không hề xảy ra một trận chiến đấu có quy môt lớn nào?

4- Tại sao các viên chỉ huy Mỹ lại không ban bố lệnh giới nghiêm tối 9/4 tại Baghdad? Nếu có lệnh giới nghiêm hẳn người ta đã ngăn chặn được tình trạng cướp bóc và thanh toán nợ máu đã được dự tính trong những ngày sau giữa những nạn nhân và những kẻ áp bức họ, giữa các thành viên của chế độ bị lật đổ và những kẻ chống đối, giữa người Shiite và người Suni, hay thậm chí những băng đảng tội phạm đã lợi dụng tình trạng rối ren để kiếm chác (Saddam đã mở cửa các nhà tù từ 4 tháng trước khi chiến tranh bùng nổ và đưa hàng nghìn tù nhân vào lính).

5- Tại sao lực lượng Mỹ lại nổ súng vào đoàn xe của Đại sứ quán Nga rời Baghdad về Moscow qua Syria ngày 6/4? Theo một số nguồn tin, đoàn xe này do Đại sứ Nga tại Iraq, Vladimir Titorenko chỉ huy đã bị tấn công một cách cố ý, và chính ngày 9/4, Đại sứ Nga lại trở lại vị trí của ông tại Baghdad, đúng lúc để chứng kiến cảnh dân chúng Baghdad chào đón lính thuỷ đánh bộ Mỹ.

Thật bất ngờ, lệnh sơ tán của Kremli đã được huỷ bỏ. Việc Titorenko cấp tốc trở lại Baghdad chỉ có thể được thực hiện bằng một chuyến bay đặc biệt. Câu hỏi đặt ra là cái gì hoặc là ai được đoàn xe Nga chuyển đi dước vỏ bọc Ngoại giao đoàn để rời khỏi Baghdad mà đủ quan trọng tới mức được cấp Đại sứ hộ tống suốt dọc đường đi cho tới Moscow? Khi "hàng" được chuyển tới nơi, Titorenko liền quay ngay trở lại Baghdad.

6- Tại sao Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) lại đón bác sĩ nha khoa riêng của gia đình Saddam tối 9/4 tại Baghdad cùng với những hồ sơ bệnh án của bác sĩ này? Người ta muốn xác minh thành viên nào của gia đình Saddam còn sống hay đã chết? CIA chuẩn bị chứng minh rằng nhà độc tài Iraq đã có mặt trong toà nhà bị ném bom phá boong ke ở quận el-Mansour của Baghdad ngày 7/4.

Hiện vẫn còn nhiều tin đồn được thêu dệt về số phận của Saddam. Có nhiều giả thiết khác nhau từ việc cho rằng ông ta đã chết cho tới tin đồn về khả năng ông ta vẫn trốn trong toà đại sứ Nga, hay đang sống ở Syria hoặc Nga. Sức ép đối với CIA là phải ngăn chặn Saddam và các con trai của ông ta biến mất như kiểu Osama Bin Laden, trùm tổ chức khủng bố quốc tế Al-Qaeda.

(Lê Trung - Theo Egyptian Gazette)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,