221
881
Thế giới đó đây
doday
/thegioi/doday/
45246
Hy vọng mới cho hoà bình Trung Đông
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Hy vọng mới cho hoà bình Trung Đông
,

Những bất đồng nội bộ trong việc thành lập chính phủ ở Palestine cuối cùng cũng đã được sắp xếp ổn thoả, mở ra hy vọng mới cho hoà bình Trung Đông. Chỉ vài giờ trước khi thời hạn cho việc giới thiệu chính phủ mới chấm dứt, Tổng thống Yasser Arafat và Thủ tướng mới được bổ nhiệm Mahmoud Abbas đã ký vào bản thoả thuận về thành phần nội các, trong đó mang nặng dấu ấn thoả hiệp của ông Arafat.

Tổng thống Arafat và ông Abbas dàn hoà hôm 23/4

Sau mấy ngày liền không hề liên lạc với nhau, chiều qua (23/4), Tổng thống Arafat bất ngờ mời ông Abbas và ông Mohammed Dahlan, cựu chỉ huy an ninh Bờ Tây, người được tiến cử làm Bộ trưởng An ninh quốc gia trong nội các sắp thành lập, đến tư dinh của mình ở Thành phố Ramallah. Một lát sau, ông Arafat cho phép truyền hình vào quay cảnh thảo luận. 

Theo bản thoả thuận, ông Abbas, thường gọi là Abu Mazen, chính thức chấp thuận đảm đương vị trí thủ tướng trong nội các mới. Đổi lại, gần như mọi yêu cầu của ông đều được Tổng thống Arafat đáp ứng. Cụ thể, ông sẽ đảm nhiệm luôn chiếc ghế Bộ trưởng Nội vụ và Dahlan, nhân vật được ông tin cậy, sẽ là Bộ trưởng An ninh quốc gia. Đây là những điều mà trước kia ông Arafat kịch liệt phản đối.

Ngay lập tức Quốc hội Palestine được thông báo về động thái mới này. Có thể một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm của các nhà lập pháp, thủ tục cuối cùng để chính phủ mới đi vào hoạt động, sẽ diễn ra trong tuần tới. 

Tuy nhiên, một nghị sĩ Palestine cảnh báo rằng việc ông Arafat và ông Abbas dàn hoà với nhau không có nghĩa là mọi chuyện đã kết thúc. Ngược lại, ông Abbas còn phải trải qua một quá trình nữa, đó là phải giành được sự ủng hộ của Quốc hội. "Có nhiều người không thích Abu Mazen. Họ không tán thành chính sách của ông ta," vị nghị sĩ giấu tên này nói.

Thành lập một chính phủ mới với Thủ tướng đứng đầu từ lâu được coi là một điều kiện sống còn để đi đến một giải pháp toàn diện và triệt để cho vấn đề Trung Đông. Mỹ đã từng tuyên bố sẽ đưa ra lộ trình mới cho vấn đề Trung Đông một khi Palestine có Thủ tướng thực sự có quyền lực.

Việc Chính quyền Palestine thành lập được chính phủ mới, chọn được Thủ tướng đang mở ra nhiều hy vọng cho việc giải quyết mâu thuẫn giai dẳng trong mấy thập niên liên tục và đặc biệt là hơn hai năm rưỡi xung đột đẫm máu vừa qua giữa người Palestine và Israel. Hiện tại, 2 quốc gia Trung Đông này không có hiệp định hoà bình. Thủ tướng Israel Sharon tuyên bố ông ta nhất quyết không đàm phán với Tổng thống Palestine Arafat.

Các nhà quan sát cho biết chính sức ép từ phía cộng đồng quốc tế, đặc biệt là nhóm bốn bên gồm Liên hiệp quốc, Mỹ, Nga và Liên minh châu Âu, đã khiến ông Arafat phải xuống thang đối với ông Abbas. Song, theo hiến pháp Palestine, mặc dù quyền lực bị chia sẻ như vậy, Tổng thống vẫn sẽ là người có quyền quyết định cuối cùng trong quá trình đàm phán với Israel.

Phía Israel phản ứng thận trọng trước động thái mới này.

Ehud Olmert, thành viên nội các, một trong những cố vấn thân cận của Thủ tướng Sharon, cho biết: "Chúng tôi còn phải chờ và xem thực tế là chính phủ mới (ở Palestine) nhậm chức và hoạt động ra sao".

(Tiến Dũng - Theo BBC, CNN)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,