221
881
Thế giới đó đây
doday
/thegioi/doday/
45901
Nội bộ Mỹ lục đục về vấn đề CHDCND Triều Tiên
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Nội bộ Mỹ lục đục về vấn đề CHDCND Triều Tiên
,
Chủ Tịch CHDCND Triều Tiên Kim Jong Il

Trong những ngày trước khi diễn ra đàm phán quan trọng về cuộc khủng hoảng vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, người ta nhận thấy mâu thuẫn mới giữa phái diều hâu và phái bồ câu trong chính quyền Mỹ xung quanh vấn đề trên ngày càng rõ nét.

Bằng chứng của sự chia rẽ này được đăng chi tiết trên tờ "Thời báo New York" số ra ngày 21/4, trong đó tiết lộ Lầu Năm Góc đã gửi một bức thư mật cho Tổng thống George W. Bush yêu cầu ông ta phối hợp với Trung Quốc lật đổ chế độ của Chủ tịch Kim Jong Il bằng sức ép ngoại giao. Bất đồng về CHDCND Triều Tiên dường như lặp lại mâu thuẫn vốn đã từng chia rẽ các phe phái trong nội chính nước Mỹ trước khi nổ ra cuộc tấn công quân sự vào Iraq. Một lần nữa Lầu Năm Góc, đứng đầu là Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld, dường như thích biện pháp đối đầu với CHDCND Triều Tiên hơn Bộ Ngoại giao của Ngoại trưởng Collin Powell.

Bức thư mật, được tiết lộ trong thời gian ngắn trước khi Tổng thống Bush chấp thuận việc tiến hành các cuộc đàm phán với CHDCND Triều Tiên, không ủng hộ biện pháp quân sự để loại bỏ Chủ tịch Kim Jong Il mà ngược lại cho rằng, Mỹ nên vận động Trung Quốc tham gia các nỗ lực ngoại giao chung để gây sức ép buộc thay đổi chế độ ở Bình Nhưỡng. Ngoại trưởng Collin Powell cho biết, ông muốn thực hiện chính sách can dự đối với CHDCND Triều Tiên nhằm thuyết phục nước này không phát triển các loại vũ khí hạt nhân để đổi lấy viện trợ kinh tế và đầu tư của Mỹ. Ông cũng muốn khẳng định với CHDCND Triều Tiên rằng, Washington không có ý định làm suy yếu quyền lãnh đạo của Chủ tịch Kim Jong Il hoặc phát động một cuộc tiến công quân sự.

Với các cuộc đàm phán tay ba giữa Mỹ, CHDCND Triều Tiên và Trung Quốc ở Bắc Kinh, Ngoại trưởng Collin Powell dường như đã giành được sự ủng hộ của Tổng thống Bush, nhưng lại gây ra sự tức giận bên trong Lầu Năm Góc.

Hàn Quốc tưởng rằng, Mỹ cam kết đối thoại với Bình Nhưỡng. Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Lee Hyuck nói đêm 21/4: "Mỹ đã giải thích với chúng tôi là không có sự thay đổi trong chính sách CHDCND Triều Tiên của họ và Mỹ không có bất kỳ kế hoạch nào mới nào đối với vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên".

Mối liên hệ giữa CHDCND Triều Tiên và Mỹ bị gián đoạn hồi tháng 10/2002 sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố triển khai chương trình phát triển làm giàu uranium để chế tạo vũ khí hạt nhân. Cuộc đàm phán ở Bắc Kinh từ 24/4 đang tập trung vào các vấn đề thủ tục và có thể sẽ đề ra giai đoạn tới cho các vòng đàm phán tiếp theo.

Nhân vật sẽ đối thoại với CHDCND Triều Tiên là Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách khu vực đông Á James Kelly. Trước khi tới Bắc Kinh ông này đã đến Soeul và Tokyo để tham khảo ý kiến các đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản. Cuối tuần qua, Tổng thống Bush đã bày tỏ hy vọng về một giải pháp cho cuộc khủng hoảng và ca ngợi Trung Quốc đã đứng ra chủ trì các cuộc đàm phán.

Một nhà ngoại giao ở Bắc Kinh nói: "Hiện đây là vấn đề chính sách đối ngoại số 1 của Trung Quốc. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm để xem xét lại chính sách đối với CHDCND Triều Tiên và đang gây sức ép để Bình Nhưỡng chớ có làm gì khiêu khích Mỹ".

CHDCND Triều Tiên đang theo đuổi "chính sách ngoại giao bên bờ vực chiến tranh" truyền thống của họ. Nhưng bỗng nhiên Bình Nhưỡng cũng tuyên bố sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán cấp chính phủ với Hàn Quốc. Hàn Quốc đã chấp nhận đề nghị này và các cuộc đàm phán liên Triều sẽ diễn ra từ 27/4.

(Mỹ Dung - Theo Independence)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,