221
881
Thế giới đó đây
doday
/thegioi/doday/
77492
Lầu Năm Góc: "Mỹ tấn công Iraq không phải vì WMD"
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Lầu Năm Góc: 'Mỹ tấn công Iraq không phải vì WMD'
,

"Liên quân ra tay với Iraq không phải vì những bằng chứng về WMD mà bởi những manh mối quan trọng được phát hiện trong ánh sáng chiếu quan lăng kính kinh nghiệm rút ra từ vụ 11/9" - Đó là phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld trong phiên điều trần tại Ủy ban vũ trang Thượng viện Hoa Kỳ (SASC) vừa diễn ra hôm nay. Như vậy, lý do ông chủ Lầu Năm Góc đưa ra hoàn toàn trái ngược với những gì mà ông Bush dùng để phát động cuộc chiến Iraq vừa qua.

Donald Rumsfeld trả lời chất vấn trước Ủy ban vũ trang Thượng viện Mỹ hôm nay, bào chữa cho cuộc chiến Iraq

Trong khi đó, phát biểu tại Nam Phi khi đang ở thăm nước này, Tổng thống Mỹ cũng đã thừa nhận, việc cáo buộc Iraq tìm mua nguyên liệu chế tạo vũ khí hạt nhân từ châu Phi là dựa trên những thông tin tình báo giả.

Donald Rumsfeld thừa nhận, Mỹ không có thông tin tình báo mới nào về WMD của Iraq trước khi tiến hành chiến tranh song phát biểu tin tưởng rằng, WMD sớm muộn cũng sẽ được tìm thấy ở Iraq. Ông chủ Lầu Năm Góc cũng khẳng định, sự kiện 11/9/2001 đã khiến Washington "thay đổi cách đánh giá về nhược điểm của mình cũng như tăng nguy cơ đối với Mỹ từ phía các quốc gia và mạng lưới khủng bố được vũ trang những loại vũ khí có sức hủy diệt lớn".

Trước đó, ông James Inhofe, một thượng nghị sĩ đảng Cộng hoà cho rằng, cuộc tranh cãi về WMD của Iraq trở nên rùm beng là do "đòn tung hoả mù của báo chí".

Những câu hỏi hóc búa

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ xuất hiện rất tự tin bên cạnh Tướng Tommy Franks, người vừa từ chức Tổng chỉ huy quân Mỹ tại Iraq. Song ông chủ Lầu Năm Góc ngay lập tức bị "ngợp" trước những câu hỏi hóc búa từ phía các ủy viên SASC về tình hình hiện nay tại Iraq cũng như các vấn đề xung quanh thông tin tình báo về Iraq.

Người đứng đầu Ngũ giác lầu dường như không thể trả lời được câu hỏi của thượng nghị sĩ Robert Byrd về chi phí mà Mỹ phải trả để duy trì lực lượng chiến đóng Iraq hiện nay.

Phụ tá của Rumsfeld sau đó cho biết, việc duy trì hoạt động của quân Mỹ hiện nay tại Iraq tiêu tốn 4 tỷ USD/ tháng, tức gần 50 tỷ USD/ năm, trong khi chi phí cho quân Mỹ tại Afghanistan gần 1 tỷ USD/ tháng.

Phát biểu trước SASC, Rumsfeld đã cố gắng làm giảm tính nghiêm trọng của lời thừa nhận hôm thứ ba của Nhà Trắng cho rằng, lời cáo buộc Iraq tìm mua uranium từ châu Phi là sai sự thật. "Việc thực tế đã thay đổi so với kế hoạch chi tiết dự tính theo thời gian không hề khiến tôi ngạc nhiên hay kinh hoàng; tất cả những điều đó đều đã được tính đến. Đó một phần là do thế giới tin tức mà chúng ta đang sống trong đó" - Rumsfeld thanh minh hộ cho Nhà Trắng.

"Thông tin tình báo đã bị bóp méo"

Joseph Cirincione, giám đốc dự án phi vụ lợi thuộc Quỹ Hoà bình quốc tế Carnegie, cho biết, ông "đã hoàn toàn bị sốc" bởi bình luận của ông Rumsfeld và những tuyên bố công khai của các nhân vật cấp cao Nhà Trắng lặp đi lặp lại rằng, Mỹ có bằng chứng mới về chương trình WMD của Iraq. Ông này nói thêm, việc thất bại trong việc tìm kiếm bằng chứng chứng tỏ Iraq sở hữu WMD gây tác động xấu hơn dự đoán.

Một cựu quan chức tính báo thuộc Bộ Ngoại giao, ông Greg Thielmann, cho rằng, những đánh giá tình báo về Iraq "đã bị bóp méo theo yêu cầu của chính quyền Bush", qua những "tổng kết sai lệch" và những "nội dung không chính xác" khiến cho những tuyên bố công khai mất đi tính chính xác.

Ông Thielmann, cựu Giám đốc Cục Tình báo và điều tra bộ Ngoại giao (BIA)), lưu ý rằng, ông chủ của mình, Colin Powell, đã không nhắc lại lời cáo buộc của ông Bush về chương trình hạt nhân của Iraq trong bài thuyết trình trước LHQ. Ông này khẳng định, BIA đã bác bỏ bằng chứng này vì thiếu cơ sở. Thielman "đã rất ngạc nhiên và kinh hoàng" khi nghe Tổng thống Mỹ phát biểu điều đó trong bức Thông điệp Liên bang năm nay. Giám đốc BIA cũng cho biết, có rất ít bằng chứng về mối liênhệ giữa Al-Qaeda và Iraq.

Rút quân khỏi Iraq

Nhiều thượng nghị sĩ ngày càng tỏ ra lo ngại về tình hình bất ổn hiện nay tại Iraq. Họ muốn biết, liệu bao giờ chính phủ quyết định rút quân về nước, và tại sao nhiều Iraq vẫn tiếp tục tấn công vào lính Mỹ.

Tướng Franks thừa nhận, Mỹ sẽ phải duy trì quân số hiện nay tại Iraq, tức khoảng 145.000 lính lục quân, nhằm đảm bảo "một tương lai chắc chắn".

Trong khi đó, ông Rumsfeld cho biết, Mỹ hy vọng, lực lượng quốc tế, trong đó có lính Anh và Ba Lan, sẽ thay thế một số sư đoàn lính Mỹ trong tương lai, đưa quân số lên tới 30.000 quân vào mùa thu tới đây. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định, tình trạng tấn công vào lính Mỹ ở Iraq đã được chế ngự.

Thượng nghị sĩ phe Cộng hoà John McCain lên tiếng hối thúc chính quyền Bush "đưa ra cho người Mỹ một kế hoạch cụ thể" về chi phí và thời gian chiếm đóng của quân Mỹ tại Iraq "ngay cả khi có một viễn cảnh lạc quan".

(Lam Sơn - Theo BBC)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,