,
221
1602
Tin tức
tintuc
/thegioi/tintuc/
550094
Fallujah: bám trụ khó hơn chiếm
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
,

Fallujah: bám trụ khó hơn chiếm

Cập nhật lúc 17:56, Thứ Tư, 01/12/2004 (GMT+7)
,

Khi cờ trắng giơ có thể chỉ là trò bịp, khi một xác chết có thể là một cái bẫy và khi một ''quân địch'' bị thương có thể là một quả bom sống - hoặc đơn giản chỉ là một quân địch bị thương, đám mây chiến tranh dày hơn bao giờ hết.

Mái vòm màu xanh một thời hoàn mỹ của Thánh đường Al Hadhra ở Fallujah giờ đây nham nhở vết đạn. Những toà nhà gần đó đổ nát, xiêu vẹo, trơ cốt thép. Khoảng 150 thường dân, phần lớn là đàn ông hốc hác, phờ phạc, trú ẩn ở đó từ tuần trước như thể không còn chỗ nào an toàn hơn ở cái thành phố hoang tàn này. Một thanh niên nhập vào nhóm người trên mà không bị lính Mỹ gác trong khu vực phát hiện. Cánh tay bị thương được cuốn băng loang lổ máu. Anh này giấu kín cánh tay bị thương trong chiếc áo sơ mi kẻ ca rô, thì thầm với một người bạn nhưng cũng đủ to để một nhà báo Iraq trà trộn vào đám người này nghe được: ''Năm người trong chúng ta đã cảm tử chiều nay''. Mọi người đều có thể nhận ra anh ta là du kích - nhưng chẳng ai nói điều đó với người Mỹ. Những người đàn ông trú trong thánh đường nghĩ chẳng có gì phải ăn mừng chiến thắng của binh sĩ Mỹ tái chiếm được Fallujah khỏi sự kiểm soát của Abu Mussab al-Zarqawi và các đồng đảng trong suốt 7 tháng qua. "Những người kháng chiến không phá huỷ nhà cửa...Họ không làm hại mọi người'', Mohammed Ouda, 36 tuổi, một chủ cửa hàng cho biết.

Điều đó thực sự nhấn mạnh một điều nhiệm vụ của binh sĩ Mỹ tại Iraq là ''bất khả thi''. Thực tế Zarqawi và đồng đảng đang tiến hành thánh chiến và phải chịu trách nhiệm cho hàng trăm cái chết của thường dân tại Iraq, trong đó có hàng loạt vụ đánh bom kinh hoàng tại các thánh đường ở khu vực của người Shi'ite, vụ đánh bom trụ sở LHQ hồi tháng 8/2003 tại Baghdad và chặt đầu ít nhất một nửa tá con tin phương Tây. Hơn nữa, cách đây vài tuần, người ta đã tìm thấy xác của Margaret Hassan, 59 tuổi, - người đã làm công tác nhân đạo nhiều năm tại Iraq. Bà bị một nhóm tay súng lạ mặt bắt cóc hôm 19/10 tại Baghdad.

Một kênh truyền hình Ảrập có phóng viên theo lực lượng thuỷ quân lục chiến Mỹ tấn công vào một thánh đường ở Fallujah hôm 13/11. Bên trong thánh đường, một lính thuỷ đánh bộ hét lên ''Nó giả vờ chết''. Một tù binh rõ ràng đã bị thương và bị tước vũ khí, đang nằm trên sàn. Một lính thuỷ đánh bộ khác đồng tình: ''Ừ, nó vẫn còn thở...Nó giả vờ chết''. Một lính thuỷ khác không rõ tên đã nâng súng lên và nã đạn vào người tù binh xấu số. Có tin, viên lính thuỷ đánh bộ nổ súng trên đã bị thương vào mặt mới hôm trước đó và một người bạn của anh ta thiệt mạng bởi một quả bom được cài vào xác một tay súng nổi dậy. Hiện, quân đội Mỹ đang tiến hành điều tra sự vụ. Điều đó không thể ngăn được rất nhiều người Ảrập xem cuộn băng coi đó chỉ là trường hợp mới nhất trong trang sử dài Mỹ ngược đãi người Hồi giáo.

Đối với các tay súng nổi dậy, Iraq đã trở thành một cuộc chiến không theo bất kỳ quy luật nào. Trong cuộc chiến giành giật Fallujah, chiến binh Iraq giả vờ đầu hàng, vẫy cờ trắng để dụ binh sĩ Mỹ và chính phủ vào vùng ''tử địa''. Trong khi đó, các tay súng vũ trang Iraq phục trong thánh đường, bệnh viện và nhà dân cạnh đó. Họ biến xác của đồng đội thành những bẫy giết người và sẵn sàng bắn vào bất kỳ ai đi thu lượm xác. Như vậy, mọi điều cấm kỵ đã bị phá bỏ. Phụ nữ, trẻ em và nhân viên các tổ chức cứu trợ quốc tế đều đã trở thành mục tiêu của du kích Iraq. Xe cứu thương trở thành phương tiện để buôn lậu vũ khí. Tra tấn con tin đã trở thành chuyện ''thường ngày ở huyện''.

Quân nổi dậy có thể không chiếm được con tim và ý trí của nhiều người, song điều đó không quan trọng. Chiến lược của cuộc thánh chiến này nhằm châm ngòi cho một cuộc chiến giữa Hồi giáo và phương Tây, như một thủ lĩnh Al-Qaeda từng tuyên bố trong cuộn băng được phát mới đây. Để chiến thắng, lực lượng nổi dậy sẽ phải chiến đấu. Một chuyên gia từng nhận xét, ''Khi một lực lượng quân đội chiến đấu với lực lượng nổi dậy, điều đó giống như chơi cờ với đối thủ chỉ biết chơi bài poke''.

Người Mỹ rất cần ''con tim'' và ''ý trí'' của người Iraq, song mọi nỗ lực dường như đều ''đổ xuống sống xuống biển''. Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến, quân Mỹ cố gắng hạn chế số lượng thường dân thương vong càng thấp càng tốt. Tuy nhiên, tính đến nay, tổng số thường dân Iraq thiệt mạng lên tới 100.000 hoặc hơn, chủ yếu do các trận không kích.

Lực lượng quân đội Mỹ không có lựa chọn nào khác mà đành phải nhún nhường trước cơn ''điên khùng'' rồi tiếp tục tiến bước. Tại một nơi như Fallujah, điều đó không phải lúc nào cũng dễ dàng. Cuộc chiến chính thức đã chấm dứt tuần trước nhưng những tiếng súng bắn tỉa và các vụ nổ vẫn tiếp tục gây chấn động suốt ngày khắp các vùng lân cận vốn đã rất tiêu điều. Trên các đường phố những đàn chó hoang đang thưởng thức bữa tiệc thịt người. Một đạo sỹ địa phương đã tổ chức một nhóm tình nguyện đi thu lượm những xác đem mai táng, nhưng họ đã bỏ cuộc ngay từ ngày đầu tiên. Quá nhiều xác chết bị thương tích do bom, đạn. Xét theo góc độ nào đó, thì bám trụ thành phố còn khó hơn là chiếm giữ được nó. “Chúng ta chẳng biết điều gì sé xảy đến”, Lance, 21 tuổi, từ Mashpee, cho biết. “ Ai ai cũng có thể đem theo súng”. Mục tiêu tối thượng của một nhóm nổi dậy là làm cho người dân mất lòng tin vào các nhà chức trách.

  • Trần Kiên - (tổng hợp)

 

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,