221
5361
Việt Nam và thế giới
vn_tg
/thegioi/vn_tg/
749910
''Chỉ số màn hình phẳng'' và câu chuyện phát triển ở VN
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
''Chỉ số màn hình phẳng'' và câu chuyện phát triển ở VN
,

Dù không phải là một chỉ số kinh tế chính thức, nhưng lượng tiêu thụ TV màn hình phẳng ở khắp Hà Nội đã cho ta bức tranh trong suốt như pha lê về sự thịnh vượng đang nổi ở Việt Nam.

Soạn: AM 663963 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Hà Nội đổi thay từng ngày.

Chỉ mới 2 năm trước, loại màn hình tinh thể lỏng và mỏng này rất hiếm khi thấy ở Việt Nam. Giờ đây, tại hầu hết các cửa hàng điện tử trên phố Hai Bà Trưng, người ta trưng bày vô số các loại TV màn hình lớn và bán rất chạy, ngay cả khi giá có lên tới 100 triệu đồng (6.200 USD). 

''Năm ngoái, những loại TV như thế này rất khó bán. Nhưng năm nay, mỗi tháng tôi bán được hàng chục chiếc. Tất cả khách hành của tôi là người Việt Nam, cả thương nhân giàu có lẫn công chức'', Nguyễn Tiến Dũng - chủ một cửa hàng điện tử - cho biết. 

''Chỉ số màn hình phẳng'' đã kể cho chúng ta một câu chuyện xảy ra trên khắp Việt Nam trong năm nay về lượng tiêu thụ khổng lồ mọi mặt hàng từ xe máy đến máy nghe nhạc và cũng kể về dòng thác đầu tư nước ngoài mới đổ vào quốc gia Đông Nam Á này. 

Trong khi thế giới đều hướng tập trung vào sự nổi lên như vũ bão của Trung Quốc, thì người hàng xóm Việt Nam đã lặng lẽ vươn lên, chiếm thị phần xuất khẩu và trở thành quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng cao thứ hai thế giới. 

Gần 20 năm sau cải cách, dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2005 đạt 8,4%. Đầu tư trược tiếp nước ngoài (FDI) tăng 25%, ước tính khoảng 5,8 tỷ USD. Và, mặc dù vẫn còn là một quốc gia tương đối nghèo, nhưng Việt Nam đã nỗ lực cắt giảm một nửa tỷ lệ đói nghèo trong thập kỷ qua và đồng thời tăng gấp đôi thu nhập bình quân.

VN - câu chuyện lớn về thành công

''Việt Nam là một câu chuyện lớn về thành công. Trừ Trung Quốc, đó có thể là nền kinh tế vận hành tốt nhất trên thế giới'', Đại diện Ngân hàng thế giới (WB) Klaus Rohland nhận xét như vậy trong một cuộc trả lời phỏng vấn đầu năm nay.

Trong năm 2005, xuất khẩu dự kiến lên tới 32 tỷ USD, tăng 24% so với năm ngoái. Giờ đây, Việt Nam đã trở thành nhà xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới, vượt qua cả Ấn Độ. Việt Nam đồng thời cũng trở thành nhà xuất khẩu gạo và cà phê lần lượt đứng thứ hai, thứ ba thế giới. 

Việt Nam đã đạt được tất cả điều đó khi không phải là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Tuy nhiên, việc nước này chưa thể gia nhập tổ chức thương mại toàn cầu trên khiến các lãnh đạo doanh nghiệp và quan chức chính phủ lo lắng. 

''Môi trường đầu tư sẽ không được cải thiện hơn nữa nếu Việt Nam không vào được WTO. Chúng tôi cần hoàn tất các cuộc đàm phán gia nhập WTO'', ông Lê Đăng Doanh, một cố vấn cho Thủ tướng Phan Văn Khải, cho biết. 

Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã thừa nhận, Việt Nam không thể gia nhập WTO - tổ chức có 149 thành viên tính cả thành viên mới Ảrập Xêút - tại Hội nghị Hongkong cho dù đã cố gắng cải thiện hệ thống luật pháp để đáp ứng những tiêu chuẩn quốc tế trong suốt 1 thập kỷ qua. Giờ đây, Việt Nam hy vọng sẽ được kết nạp vào cuối năm sau.

Các cuộc đàm phán chủ yếu tập trung vào những yêu cầu của Mỹ đòi Việt Nam phải cắt giảm trợ cấp nông nghiệp và thuế quan nhanh hơn các thành viên hiện nay của WTO. Những yêu cầu trên của Mỹ gây ra sự phẫn nộ đối với những nhà hoạt động coi WTO là một ''câu lạc bộ bất công'' và đồng thời nó làm tổn thương tới những người nghèo Việt Nam bằng cách hạn chế những gì Hà Nội có thể làm để xoá đói giảm nghèo.

Tuy nhiên, Việt Nam không có sự lựa chọn vì vẫn chưa là thành viên của WTO. Ngành dệt may sẽ phải chịu hạng ngạch mà các đối thủ cạnh tranh khác thì không. Ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhận xét, tư cách thành viên WTO sẽ góp phần bảo vệ Việt Nam trước các cuộc tranh chấp thương mại trong những năm gần đây vốn hạn chế năng lực xuất khẩu của đất nước ở một số sản phẩm như tôm.

"Nó giống như một cơ chế bảo vệ. Và điều đó rất quan trọng đối với chúng tôi vì Việt Nam chủ yếu vẫn là nền kinh tế nông nghiệp dễ bị tổn thương trước các vụ kiện chống phá giá.''

Bà Phạm Chi Lan - Cố vấn kinh tế cho Thủ tướng - cho biết: ''Trong suốt 20 năm qua, chúng tôi không phải là thành viên WTO và chúng tôi vẫn thành công trong việc phát triển hệ thống thị trường. Nếu chúng tôi không gia nhập được WTO, sẽ khó khăn hơn. Nhưng, nó không thể cản trở sự phát triển của Việt Nam''.

Tuy nhiên, hầu hết các nhà quan sát đều cho rằng, WTO giờ đây đóng vai trò quá quan trọng đối với bất kỳ quốc gia nào và Việt Nam cần nhanh chóng gia nhập tổ chức này. 

Đối với Việt Nam, bầu trời kinh tế 2005 lấp lánh ánh bạc trừ một đám mây đen nhỏ mang tên WTO. Và ''Mong muốn lớn nhất của chúng tôi là kết thúc các cuộc đàm phán và gia nhập WTO càng sớm càng tốt'', bà Lan cho biết.

  • Trần Kiên (theo Kay Johnson - DPA Hanoi)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,