Tác giả McClatchy của Tribune News Service đã cho rằng, Quốc hội Mỹ không nên bỏ lỡ cơ hội trước một Việt Nam đang thay đổi, phát triển mạnh mẽ.
Tổng thống Mỹ Bush và phu nhân thăm Việt Nam (ảnh: Lê Anh Dũng) |
Qua hai thập niên, Việt Nam đã cải tổ nền kinh tế, đất nước này đang hướng tới một nền kinh tế thị trường. Tăng trưởng, sản lượng và mức sống... tất cả đều gia tăng nhanh chóng. Đầu tư nước ngoài hăm hở tìm nơi ''hạ trại''. Năm 2005, thương mại giữa Việt Nam và Mỹ đạt gần 8 tỉ USD về hàng hóa.
Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 14. Tổng thống Mỹ Bush hy vọng sẽ mang theo quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) sang Việt Nam. Tuy nhiên, việc này không xảy ra. Đáng lo ở chỗ, những người theo chủ nghĩa bảo hộ có mặt trong Đảng Dân Chủ có thể ngăn cản nỗ lực thông qua PNTR với Việt Nam.
Tháng 12, Việt Nam sẽ gia nhập WTO (kết quả của một bước tiến khác đầy ấn tượng trong công cuộc phát triển kinh tế). Tư cách thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới sẽ khiến Việt Nam giảm mức trợ cấp và những hàng rào thương mại. Đất nước này sẽ phải tuân thủ những quy tắc thương mại quốc tế. Các hãng của Mỹ và ở nhiều quốc gia khác sẽ có cơ hội lớn hơn tiếp cận thị trường Việt Nam.
Bằng việc thông qua PNTR, hơn hết là Quốc hội Mỹ đã cung cấp cho Việt Nam những gì thực tiễn mà tất cả các đối tác thương mại khác nhận được. Luật sửa đổi Jackson-Vanik năm 1975 yêu cầu phải có sự đánh giá lại về kinh tế, chính trị của Việt Nam hàng năm. Sự đánh giá từng nước cụ thể sẽ không được phép theo quy định của WTO. Vì vậy nếu Quốc hội không hành động, Mỹ có thể rất lúng túng trong việc tuân thủ những quy định quốc tế và các nhà đầu tư tiếp cận thị trường Việt Nam cũng bị ảnh hưởng.
Việt Nam đã mở cửa kinh tế. Quốc hội Mỹ không nên để cơ hội tuột khỏi tay. Tất cả thương nhân những nước khác đã sẵn sàng hướng tới phía trước, hướng tới việc mở rộng kinh doanh với một Việt Nam mới.
-
Kỳ Thư (gt)